Quy trình sơn tĩnh điện đúng tiêu chuẩn kỹ thuật

Cùng tìm hiểu chi tiết quy trình sơn tĩnh điện dạng bột – công nghệ sơn hiện đại và được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Hãy xem xem công nghệ này có gì đặc biệt so với các dây chuyền sơn khác.

Tiến trình sơn tĩnh điện diễn ra trong một hệ thống khép kín. Bắt đầu từ việc đưa sản phẩm vào, đến khi lấy ra là một sản phẩm hoàn thiện được diễn ra theo 4 bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Xử lý bề mặt sản phẩm cần được phun sơn tĩnh điện

Sản phẩm trước khi đưa vào sơn phải được xử lý sạch sẽ bề mặt (thông thường vật liệu sử dụng chủ yếu là kim loại). Bề mặt cần phải được loại bỏ các gỉ set, bụi bẩn, mỡ bôi trơn, oxit kim loại, quy mô hàn,  dầu bám dính trong quá trình vận chuyển hay gia công. Cách thực hiện là đưa sản phẩm vào trong bể hóa chất đúng theo thứ tự: bể axit để tẩy gỉ sét, bể rửa nước, bể tẩy dầu mỡ, bể chứa hóa chất định hình bề mặt. Sản phẩm được đưa lần lượt vào từng bể theo hệ thống palang điện.

Xử lý bề mặt là công đoạn vô cùng quan trọng cho bước tiếp theo. Bước này tốn khá nhiều thời gian . Nhưng bề mặt càng được tỉ mỉ, làm sạch thì sơn phun càng bám dính tốt hơn, mịn, đều và độ thẩm mỹ cao hơn.

Bước 2: Sấy khô bề mặt sản phẩm

Sản phẩm sau khi xử lý bề mặt qua loạt bể hóa chất sẽ được sấy khô. Sản phẩm được treo trên xe gong và đẩy thẳng vào lò sấy theo hệ thống băng truyền. Trong lò sấy, nhiệt độ sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với loại vật liệu đưa vào (dựa vào kích thước, kết cấu). Lò sấy sẽ giúp sản phẩm khô nhanh hơn và đều hơn.

Bước 3: Phun sơn tĩnh điện

Phun sơn phổ biến nhất là sử dụng súng phun sơn gồm súng phun buồng đơn hoặc súng phun buồng đôi (đối xứng). Màu sơn đậm nhạt tùy thuộc vào lượng bột màu được pha để đảm bảo sản phẩm sau sơn có màu sắc đẹp nhất và phù hợp nhất. Phun sơn bột cần sự tác động của lực tĩnh điện.

Kệ sắt sơn tĩnh điện có ưu điểm gì? | TECHRUM.VN

Bột được để vào một thùng hoặc khoang chứa và được hút vào súng. Khi bột sơn đi qua đầu vòi phun. Súng tạo ra một điện tích dương cho bột và phun thẳng về phía vật tiếp đất bằng cách phun khí nén. Sau đó tăng tốc về phía phôi bằng điện tích tĩnh điện mạnh. Vòi phun khá đa dạng, phụ thuộc vào tính nhất quán của sơn và hình dạng phôi được sơn. Sản phẩm sau đó được nung nóng với nhiệt độ phù hợp làm bột tan chảy ra thành một màng đồng nhất. Làm lạnh sản phẩm để tạo một lớp phủ cứng. Hoặc cũng có thể làm nóng sản phẩm trước, sau đó phun bột sơn lên bề mặt. Bột sơn gặp nhiệt độ cao sẽ bị tan chảy và tạo ra lớp phủ đồng đều.

Quá trình này được gọi là liên kết ngang, đòi hỏi một nhiệt độ nhất định trong khoảng thời gian nhất định để đạt được độ kết dính và độ bền cao nhất. Thông thường là 200oC trong khoảng 10 – 15 phút.

Bước 4: Sấy định hình, hoàn thiện sản phẩm

Khi quá trình phun sơn hoàn tất, đưa sản phẩm vào buồng sấy định hình sản phẩm. Công đoạn này giúp cho sơn được bám chắc và đều hơn trên bề mặt. Nhiệt độ lò sấy điều chỉnh tùy theo kích thước, vật liệu. Sơn dư thừa được thu hồi và trộn lẫn với bột mới cho lần sử dụng tiếp theo.

Nguồn: sontinhdiencongnghiep.com

Cùng tìm hiểu chi tiết quy trình sơn tĩnh điện dạng bột – công nghệ sơn hiện đại và được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Hãy xem xem công nghệ này có gì đặc biệt so với các dây chuyền sơn khác. Tiến trình sơn tĩnh điện diễn ra trong một hệ thống khép kín. Bắt… Xem bài viết