Tổng quan về máy bơm nước công nghiệp năm 2024 tại Việt Nam

Máy bơm công nghiệp hay còn gọi máy bơm nước là một loại máy thủy lực, nhận năng lượng từ bên ngoài (cơ năng, điện năng, thủy năng…) và truyền năng lượng cho dòng chất lỏng, nhờ vậy đưa chất lỏng lên một độ cao nhất định hoặc dịch chuyển chất lỏng theo hệ thống đường ống đến điểm nhất định.

1. Cấu tạo chính của máy bơm nước
Một máy bơm nước có cấu tạo gồm 4 phần chính:
– Bánh công tác Roto: Được lắp trên trục của máy bơm để cố định với trục tạo nên phần quay.
– Trục máy bơm: Thường được chế tạo bằng thép hợp kim và được lắp với bánh công tác thông qua mối ghép then.
– Bộ phận dẫn hướng vào: Thuộc thân máy bơm thường.
– Bộ phận dẫn hướng ra: Được đúc bằng gang và có hình dạng tương đối phức tạp.
2. Phân loại máy bơm nước
Phân loại máy bơm còn tùy thuộc vào mục đích sử dụng, nguyên lý hoạt động, cấu tạo kết cấu của máy bơm, các loại chất lỏng cần bơm,… Theo đó, tên gọi các loại máy bơm có thể khác nhau ở từng ngữ cảnh:
– Phân loại máy bơm theo nguyên lý tác động của cánh bơm vào dòng nước: Bơm động học và bơm thể tích.
– Phân loại máy bơm theo ứng dụng: Máy bơm công nghiệp, máy bơm dân dụng, máy bơm giếng khoan, máy bơm nước sinh hoạt, máy bơm chìm nước thải…
– Phân loại máy bơm theo hình dáng bơm: Máy bơm trục đứng, máy bơm trục ngang.
– Phân loại máy bơm theo nguyên liệu bơm: Máy bơm xăng, máy bơm dầu.
– Phân loại máy bơm theo công suất: Máy bơm mini, máy bơm công suất lớn,…
Ngoài ra, còn có các loại máy bơm như bơm ly tâm, máy nén khí, bơm chân không, bơm cánh khế (lope pump), bơm trục vít, bơm định lượng, bơm thủy lực, bơm bánh răng,…
3. Thông tin bổ sung về phân loại máy bơm hữu ích cho bạn:
– Máy bơm với những ứng dụng máy bơm công nghiệp, bơm dân dụng thì cũng có rất nhiều chủng loại khác nhau: Bơm cánh quạt, bơm khí nâng, bơm điện chìm, bơm ly tâm, bơm phun, bơm piston…
– Bơm cánh quạt (dùng nhiều trong nuôi trồng thủy sản) là loại máy bơm hoạt động khi mô tơ làm quay cánh quạt, dưới tác dụng của module cánh quạt của bơm, nước được hút vào theo đường ống hút. Thường nước được hút song song với trục bơm và thổi ra theo các hướng khác nhau.
– Tùy theo thiết kế của nhà sản xuất sẽ có các loại bơm khác nhau là bơm hướng trục, bơm dọc trục và bơm hỗn hợp.
– Bơm khí nâng cũng được sử dụng để tạo dòng, phun nước, nó hoạt động trên nguyên tắc khí được bơm xuống phần thân bơm dưới nước. Tại đây nó được pha trộn với nước tạo thành hỗn hợp khí & nước. Hỗn hợp này nhẹ hơn nước do đó được trào lên tạo thành dòng áp suất đưa nước lên qua thân bơm.
– Bơm điện chìm có đặc điểm là toàn bộ bơm được đặt chìm dưới nguồn nước. Thực chất nguyên lý hoạt động của nó là loại bơm ly tâm kết hợp. Điện năng truyền qua dây dẫn làm quay mô tơ. Nước được hút lên từ miệng hút nhờ lực hút từ cánh quạt của bơm ly tâm, sau khi vận chuyển qua thân bơm được đưa qua ống đẩy bơm lên… Ưu điểm của bơm này là gọn nhẹ, cơ động và hiệu suất cao. Nhược điểm của nó là khó sửa chữa nếu bị hư hỏng vì luôn yêu cầu cao về độ kín nước.
– Việc sử dụng bơm điện chìm có hai lưu ý nhỏ là phải dùng quai xách, không được dùng dây xách khi di chuyển và không bơm ở mực nước quá thấp vì rất dễ làm hư hại mô tơ do mô tơ không được làm mát.
4. Các thông số cơ bản của máy bơm
– Thông số lưu lượng Q
Lưu lượng là thể tích khối chất lỏng được máy bơm bơm lên trong một đơn vị thời gian Q ( l/s, m3/s, m3/h). Thể tích có thể là m3 hoặc lit, còn thời gian có thể tính là giây – thường đối với máy bơm lớn, hoặc giờ – thường dùng đối đối với máy bơm nhỏ hoặc thường dùng lưu lượng cho toàn trạm.
– Thông số cột áp H
Cột áp là công việc được thực hiện trong một đơn vị trọng lượng nước đi qua phía bên hút nước đế bên thoát nước. H tính bằng foot, m psig, kg/cm², thanh…
– Thông số công suất P
Trên nhãn hiệu máy bơm thường ghi công suất trục máy bơm. Đó là công suất động cơ truyền cho trục của máy bơm. P tính bằng Kw, Hp…
– Thông số nhiệt độ T
Nhiệt độ của chất lỏng hút và môi trường xung quanh. T tính bằng °C, °F
5. Điều kiện môi trường (chất lỏng)
– Môi trường chất lỏng quan hệ với trọng lượng riêng (SG), độ nhớt, MOC và kiểu bơm.
– Độ cao chân không và độ dự trữ khí thực
– Dùng để biểu thị tính năng hút nước và vấn đề an toàn khí thực của bơm
6. Các thông số máy bơm nước công nghiệp
Máy bơm nước công nghiệp là các máy bơm có công suất lớn chuyên phục vụ cho các hoạt động cần lưu lượng nước cao. Máy bơm công nghiệp sở hữu công suất từ vài chục mã lực đến vài trăm mã lực.
Các loại máy bơm công nghiệp trên thị trường hiện nay có sự phong phú về chủng loại, mẫu mã, công suất và đa dạng về nhãn hiệu. Sự đa dạng này giúp người dùng chọn được dòng máy phù hợp với nhu cầu sử dụng, từ các ứng dụng bơm công nghiệp nhỏ đến các ứng dụng bơm công nghiệp lớn, cực lớn. Đủ các mức công suất với thiết kế phù hợp nhất với các môi trường hoạt động.
7. Sử dụng các loại máy bơm công nghiệp ở đâu?
Các loại máy bơm công nghiệp đa dạng có thể được sử dụng ở rất nhiều nơi khác nhau như trong các nhà máy công nghiệp, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hay trong hệ thống cấp thoát nước của thành phố hoặc cũng có thể là trong hộ gia đình. Máy bơm nước công nghiệp luôn được trang bị công suất hoạt động lớn đến rất lớn, vận hành mạnh mẽ, phục vụ các nhu cầu bơm nước lưu lượng cao.Các loại máy bơm công nghiệp được sử dụng khắp mọi nơi như: Ở các tòa nhà cao tầng, ở bệnh viện, chung cư, các nhà máy điện, bơm nước thủy lợi,…
8. Các loại máy bơm công nghiệp được đánh giá cao theo thương hiệu
Để đáp ứng các nhu cầu sử dụng các loại máy bơm công nghiệp trong thời đại mới và phục vụ cho tất cả các lĩnh vực cần đến máy bơm. Các hãng sản xuất máy bơm nước không ngừng nghiên cứu, hoàn thiện, nâng cấp các dòng máy bơm công nghiệp đến dân dụng. Hãng nào cũng đẩy mạnh sản xuất máy bơm công nghiệp cho kịp và đón đầu thị trường. Do đó, người mua lại có nhiều cơ hội hơn cho sự chọn lựa. Thông thường bên cạnh giá cả, công suất, chất lượng thì thương hiệu, xuất xứ chính là những gợi ý cho sự lựa chọn hoàn hảo nhất. Các thương hiệu bơm nổi tiếng như: Ebara, Pentax , Saer, Vertix, Matra, Tsurumi, Dragon, Paragon…

Máy bơm công nghiệp hay còn gọi máy bơm nước là một loại máy thủy lực, nhận năng lượng từ bên ngoài (cơ năng, điện năng, thủy năng…) và truyền năng lượng cho dòng chất lỏng, nhờ vậy đưa chất lỏng lên một độ cao nhất định hoặc dịch chuyển chất lỏng theo hệ thống đường ống… Xem bài viết