Cấu tạo chuẩn của giày bảo hộ lao động

Cấu tạo chuẩn của giày bảo hộ lao động

 

Giày bảo hộ lao động không còn là trang thiết bị xa lạ đối với những người làm việc hiện nay. Tuy nhiên nếu bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo của sản phẩm cùng các tiêu chuẩn đánh giá đạt chuẩn sẽ giúp bạn mua được sản phẩm giày tốt nhất. Hãy đọc bài của tôi để tham khảo rõ hơn nhé!

Cấu tạo chung của tất cả giày bảo hộ lao động trên thị trường

1. Phần Upper:

Là bộ phận bao phủ toàn bộ phần chân của người mang để tránh tiếp xúc với mặt đất. Được làm từ chất liệu tốt nhất để tăng hiệu quả an toàn cho đôi chân người lao động.

2. Phần Vamp Lining: 

Phần phía trước của giày, được tính từ phía sau mũi giày.

3. Phần Quarter Lining: 

Phần thân sau của giày, có tác dụng ôm sát bàn chân người mang, tạo sự chắc chắn và không bị tuột trong quá trình làm việc.

4. Phần Collar (Vòng cổ):

Là bộ phận tạo ra cảm giác rộng/ chật/ cấn cổ chân mà bạn sẽ cảm nhận được nếu chọn không đúng kích thước.

5. Phần Counter Stinffner (Giúp bảo vệ gót):

Ngoài vai trò bảo vệ gót, phần này sẽ giúp định hình gót cho chiếc giày, tạo form cho sản phẩm đẹp mắt hơn.

6. Phần Socks (Miếng lót giày):

Phần socks được dùng để tăng độ êm khi di chuyển, đồng thời miếng lót này còn giúp khử mùi và thấm hút mồ hôi tốt để tạo sự thông thoáng cho người mang.

7. Phần Toe Cap Padding:

Tấm lót đệm này nằm phía sau mũi giày tạo sự dễ chịu cho những ngón chân của người mang không bị đau nhức hay khó chịu khi làm việc trong thời gian dài.

8. Phần Sole: 

Là phần đế, giúp nâng đỡ bàn chân tạo cảm giác cao hơn và tránh tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.

9. Phần Steel Midsole (đế giữa):

Phần đệm nằm giữa phần đế tạo sự êm ái, nhẹ nhàng và tăng độ đàn hồi tốt nhất cho người mang khi di chuyển.

10. Phần Toe cap:

Mũi giày góp phần bảo vệ những ngón chân của người mang không bị tổn trương trước bất kỳ sự va đập nào.

Giải nghĩa từng bộ phận của giày

Phần mũi giày

Thường được làm từ chất liệu thép có tác dụng chống dập ngón chân trước những tác nhân như đất, đá, sắt thép, gạch, … Những sản phẩm tiêu chuẩn có khả năng chống va đập đến 200J (tiêu chuẩn EN20345).

Những đôi giày bảo hộ lao động sẽ có kết cấu khác với những đôi giày đi chơi thông thường vì được trang bị nắp thép. Nó có tác dụng bảo vệ ngón chân không bị tổn thương trước sự va đập của đất đá, sắt thép.

Với những dòng giày bảo hộ cao cấp hơn thì phần toecap sẽ được làm bằng composite. Nó mang nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với thép: dẻo dai, nhẹ và không bị biến dạng trước lực tác động mạnh. Đặc biệt hơn nữa khi Composite là vật liệu phi kim. Sản phẩm rất phù hợp với những ngành làm việc hạn chế kim loại như nhà máy điện hay sân bay.

Lớp lót chống đâm xuyên

Thường được làm từ chất liệu thép hoặc tấm Kevlar với khả năng chống các vật nhọn như đinh, sắt thép đạt tiêu chuẩn chống đâm xuyên đến 15kN (tiêu chuẩn EN20345).

Kể từ tiêu chuẩn S1P trở lên, những đôi giày bảo hộ hiện nay đều được trang bị thêm tấm lót chống đâm xuyên. Tấm lót được làm từ thép hợp kim và đúc ngay phần giữa 2 lớp đế PU của giày bảo hộ.

Với những sản phẩm giày bảo hộ cao cấp, tấm lót sẽ được làm bằng chất liệu Kevlar, là loại vật liệu được chế tạo thành áo giáp, áo chống đạn trong quân sự Mỹ.

So với chất liệu thép thông thường thì Kevlar có khả năng chịu lực đâm xuyên cực kỳ tốt và siêu nhẹ. Khi kết hợp với mũi composite sẽ  tạo ra bộ đôi SJ Flex, giúp sản phẩm có trọng nhẹ hơn ít nhất 20g.

Thêm vào đó, Kevlar là vật liệu phi kim có khả năng cách nhiệt, cách điện tuyệt vời phù hợp với những người làm ở xưởng, nhà máy, ngành điện, …

Đặc biệt, bạn có thể thay thế lớp lót giày mới từ những sản phẩm khác theo ý thích của mình.

Đế giày

Thường được làm từ chất liệu: PU/TPU/Cao su/Phylon. Với khả năng giảm sốc, chịu nhiệt, chống tĩnh điện và chống trơn trượt. Phần đế giày được sản xuất theo tiêu chuẩn SRC/HRO/ESD, Shock Absorption.

Vì phần đế giày là bộ phận chịu tải chính và giúp người mang không tác ảnh hưởng từ các tác nhân vật lý hay hóa học. Nên thông thường đế giày sẽ được đúc từ 2 hay nhiều lớp khác nhau.

Các lớp ở trên được gia công với độ mỏng nhất để giữ được độ đàn hồi tốt, giảm sốc mỗi khi di chuyển. Trong khi đó, những lớp bên dưới sẽ được nén ở mất độ dày và cao hơn để tăng khả năng chống đâm xuyên từ các vật nhọn dưới đất, nhằm bảo vệ đôi chân luôn trong trạng thái an toàn nhất.

Cao cấp hơn nữa thì phần đế giày sẽ được làm bằng chất liệu cao su với khả năng chịu nhiệt và có độ đàn hồi cao hơn. Thêm vào đó là khả năng chống trơn trượt cũng như chống tĩnh điện hoàn hảo, nên được rất nhiều người ưa chuộng.

Hầu hết các loại đế giày bảo hộ sẽ có xẻ rãnh khá sâu để tăng độ bám tốt khi di truyển trên các bề mặt nước, sàn dầu. Những ai đang làm việc trong các môi trường có nhiệt độ cao như: luyện kim, lò nướng, nhiệt điện thì đây là sản phẩm phù hợp nhất. Đế giày bảo hộ thường xẻ rãnh khá sâu giúp tăng độ bám ở môi trường trơn trượt như sàn dầu. Vật liệu PU cũng kháng axit yếu và các loại dầu, ankel hạng nhẹ.

Lót giày

Được làm chủ yếu bằng chất liệu: E.V.A/Cao su Latex với khả năng giảm chấn và sản xuất theo tiêu chuẩn Impact foam, Shock Absorption

Bộ phận này có tác dụng chống sốc, giảm mệt mỏi và bảo vệ gót chân khi vận động nhiều. Điểm chung của các chất liệu này đều là bền và đem lại sự êm ái cao nhất khi mang.

Thân giày

Được làm từ chất liệu: Da thật/Vải Canvas/Sợi Cordura, với khả năng giảm sốc, chống trượt, chống tĩnh điện và chịu nhiệt theo tiêu chuẩn S1P, S3.

Phần thân giày được làm từ vật liệu chống thấm nước giúp bạn tự tin khi vô tình đạp vào vũng nước bùn sìn. Hơn nữa, nó vẫn khô ráo nếu ngâm trong nước khoảng 15 phút. Cực kỳ tiện lời đúng không nào?

Vì sao nên mua giày bảo hộ lao động đạt tiêu chuẩn ISO?

Chắc hẳn nhiều người còn đang thắc mắc về tiêu chuẩn ISO là gì, vì sao cần chú ý đến nó? ISO được viết tắt từ: International Standards Organization (Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế).

Nó là một tiêu chuẩn toàn cấu để đánh giá chung về một đôi giày bảo hộ lao động đạt tiêu chuẩn. Những hãng giày nào có tiếng tăm và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn thì sản phẩm của họ đều đạt tiêu chuẩn ISO với chất lượng tốt nhất.

Trong từng môi trường làm việc, tiêu chuẩn sử dụng theo các ngành nghề thì sẽ có quy định riêng về đồ bảo hộ lao động. Trong từng môi trường làm việc khác nhau sẽ có qui định về đồ bảo hộ khác nhau.

VD: Làm việc trong môi trường dầu mỡ, nhà xưởng, nhà máy sản xuất sẽ khác với môi trường có nhiệt độ cao/thấp, hầm mỏ, ngoài trời, trong nhà, …

Và chốt lại cho dễ hiểu: ISO là giày bảo hộ lao động đạt các tiêu chuẩn, quy định của luật pháp trong quá trình sản xuất và phù hợp với từng ngành nghề làm việc khác nhau.

Những hãng giày bắt buộc phải tuân theo đúng những quy định này để cho ra những sản phẩm chất lượng nhất, đem lại sự an toàn cho người lao động. Bạn sẽ mua được sản phẩm giày tiêu chuẩn từ những thương hiệu lớn đã được cấp phép và chứng nhận rõ ràng.

Các qui định ISO về giày bảo hộ

Để bạn hiểu rõ hơn về quy định ISO của giày bảo hộ thì Long Châu sẽ giải thích một cách đơn giản nhất dưới đây:

– UNI EN ISO 20349:

Đây là tiêu chuẩn cho những sản phẩm giày bảo hộ làm việc tại những môi trường có nhiệt độ cao như trong xưởng hay khi hàn vì phải tiếp xúc nhiều với nhiệt điện và kim loại nóng chảy.

– UNI EN ISO 20347:

Tiêu chuẩn giày này phù hợp với người lao động trong ngành công sở. Với thiết kế đơn giản và tiêu chuẩn cũng thấp hơn so với những loại giày bảo hộ khác.

– UNI EN ISO 20346:

Tiêu chuẩn này dành cho những đôi giày bảo hộ đa năng, chúng được trang bị phần mũi bằng thép với khả năng bảo vệ đôi chân người mang trước những vật tác động mạnh lên đến 100J và tải áp lực 10kN

– UNI EN ISO 20345:

Cũng giống như tiêu chuẩn ISO 20346, sản phẩm này với khả năng chống dập ngón và chịu được áp lực cao lên đến 200J và tải áp lực 15kN.

– UNI EN ISO 20344:

Tiêu chuẩn này nói về những cách thức kiểm tra giày dép bảo hộ đạt tiêu chuẩn hay chưa, dành riêng cho các hãng sản xuất.

– UN EN ISO 19952:

Tiêu chuẩn này được áp dụng riêng cho những ngành nghề, hãng giày tại Tây Ban Nha, Anh và Ý.

Lời kết:

Trên đây là những chia sẻ về các cấu tạo quan trọng của đôi giày bảo hộ. Ngoài ra còn nhiều thành phần khác cũng quan trọng không kém đã kẻ trên đây là những thành phần cơ bản của một đôi giày bảo hộ.

Nguồn: baoholongchau

Cấu tạo chuẩn của giày bảo hộ lao động   Giày bảo hộ lao động không còn là trang thiết bị xa lạ đối với những người làm việc hiện nay. Tuy nhiên nếu bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo của sản phẩm cùng các tiêu chuẩn đánh giá đạt chuẩn sẽ giúp bạn mua... Xem bài viết