Cấu tạo và nguyên lý hoạt động Van công nghiệp giảm áp khí nén

Van giảm áp khí nén (hay còn gọi là van giảm áp) là một thiết bị quan trọng trong hệ thống khí nén. Chức năng chính của nó là điều chỉnh áp suất khí nén đầu ra từ nguồn cung cấp khí nén. Van giảm áp giúp đảm bảo áp suất ổn định và an toàn cho các thiết bị và công cụ sử dụng khí nén.Trong ngành công nghiệp và sản xuất, quy trình làm việc hiệu quả và an toàn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Để đảm bảo sự ổn định và hiệu suất của hệ thống khí nén, van giảm áp khí nén đóng vai trò quan trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tìm hiểu chi tiết về van giảm áp khí nén, từ nguyên tắc hoạt động đến các loại van và cách chúng ảnh hưởng đến quy trình sản xuất như thế nào.

Thông số kỹ thuật van giảm áp khí nén.

-Xuất xứ: Đài Loan, Hàn quốc, Malaysia, Italia…

-Kích thước: DN15-DN300

-Vật liệu: Gang, gang dẻo, đồng, inox

-Áp lực làm việc: PN16-PN25

-Kiểu kết nối: Bắt ren hoặc bắt bích

-Nhiệt độ làm việc: 0-170 độ F

-Môi trường làm việc: Khí, khí nén

Cấu tạo van giảm áp khí nén :

-Thân van : được làm từ chất liệu đồng, gang, inox, nhựa dùng để kết nối các đầu hệ thống với nhau và giúp các chất khí trực tiếp đi qua van.

-Bộ điều khiển là bộ phận dùng để điều chỉnh áp suất khí thường có dạng tay vặn hoặc điều chỉnh theo mức giúp người vận hành dễ dàng điều khiển van.

-Lò xo là bộ phận trung gian giữa bộ điều khiển và đĩa van có nhiệm vụ co dãn, khi van hoạt động thì co lại, không hoạt động dãn ra.

-Đĩa đệm, piston là bộ phận giúp ngăn lưu lượng chất tràn lên trên bộ điều khiển, phần này sẽ kết hợp với lò xo giúp giảm áp suất khí nén đi vào.

-Khoang nén khí : chất khí sẽ đi vào khoang làm giảm áp suất khí

-Đồng hồ đo áp suất giúp người điều hành quan sát được áp suất khí nén và dẽ dàng điều chỉnh về mức độ mong muốn.

Nguyên lý hoạt đông van giảm áp khí.

Van giảm áp khí nén hoạt động dựa trên nguyên tắc đối lập giữa áp suất đầu vào và áp suất đầu ra. Khi áp suất đầu vào cao hơn áp suất đặt trước (được cài đặt bởi người điều khiển), van mở và cho phép một lượng khí nén qua để đạt được áp suất đầu ra mong muốn.

Khi áp suất đầu vào cao hơn áp suất đặt trước, van sẽ đóng để giảm áp suất đầu ra đến mức an toàn hoặc phù hợp cho ứng dụng cụ thể. Điều này đảm bảo rằng không có quá nhiều áp suất khí nén được cung cấp cho các thiết bị, giúp bảo vệ chúng khỏi tổn thương hoặc hỏng hóc do áp suất quá cao.

Van giảm áp khí nén (hay còn gọi là van giảm áp) là một thiết bị quan trọng trong hệ thống khí nén. Chức năng chính của nó là điều chỉnh áp suất khí nén đầu ra từ nguồn cung cấp khí nén. Van giảm áp giúp đảm bảo áp suất ổn định và an toàn… Xem bài viết