Gia công sơn tĩnh điện và 5 bước cần hiểu rõ

Bước 1:  Xem dây chuyền gia công sơn tĩnh điện có xử lý sản phẩm trước khi sơn không ?

Sản phẩm được xử lý bằng các loại hóa chất hay cơ học để đạt các tiêu chí sau:

  • Sạch Dầu mỡ ( dầu mỡ công nghiệp phát sinh trong quá trình chế tạo phôi và gia công cơ khí).
  • Sạch rỉ sét.
  • Chống rỉ sét trở lại trong khi chờ sơn tĩnh điện.
  • Tạo lớp phosphat bám dính tốt cho màng sơn.

Vậy tại sao các công ty sơn tĩnh điện phải trải qua bước này….

Mục đích của Yêu cầu Xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn này là đảm bảo cho bề mặt sơn tĩnh điện phải sạch nhất, tạo lớp phosphat trên bề mặt sơn để chống sét trở lại khi để lâu.

bể xử lý sơn tĩnh điện

Bước 2: Sấy khô sản phẩm trước khi đưa vào khu vực xưởng sơn tĩnh điện.

Mục đích và Yêu cầu của bước 2 Làm khô và kiểm tra bề mặt trước khi sơn tĩnh điện : Sản phẩm sau khi xử lý bước 1 còn ướt, do đó cần làm khô và sạch bụi đồng thời kiểm tra lại các lỗi xử lý còn tồn tại để tiến hành sơn. Có thể để cho vật sơn tự khô (phơi nắng), dùng gió (quạt), nhiệt ( Lò để sấy khô thủ công hay Lò Sấy khô Tự động)

Bước 3: phương pháp phun Sơn tĩnh điện

Mục đích và Yêu cầu của bước 3 Sơn tĩnh điện Bột : Sản phẩm được sơn phủ bề mặt bằng sơn Bột Tĩnh điện (Powder Coatings) .Các tiêu chí đánh giá việc sơn phủ này

  • Màng sơn phun vào hết những góc nhỏ hẹp, độ bám dính sơn tốt đồng đều.
  • Súng phun sơn an toàn, ổn định, độ bền cao.
  • Buồng phun và thu phải hồi đạt thiệu suất thu hồi bột cao.
  • Các thiết bị phù hợp công suất và nhu cầu thực tế.
  • Đơn giản, dễ sử dụng, dễ thay thế, dịch vụ bảo hành bảo trì uy tín.
DAYCHUYEN

Bước 4: Tại sao công nghệ sơn tĩnh điện lại phải hấp ?

Mục đích và Yêu cầu của bước 4 Sấy Sơn: Sản phẩm sau khi sơn phủ bề mặt bằng sơn Bột Tĩnh điện (Powder Coatings) phải được sấy ở khoảng nhiệt độ 180 – 200oC trong thời gian 10 phút cho sơn chảy ra và phủ đều trên bề mặt vật sơn.

Các tiêu chí đánh giá việc hấp sơn tĩnh điện

  • Lò sấy an toàn, ổn định, độ bền cao.
  • Vật sơn tĩnh điện bảo đảm sấy đủ nhiệt theo yêu cầu của từng loại sơn.
  • Hệ số cách nhiệt cao, hiệu suất sử dụng nhiệt tối ưu.
  • Lò sấy phù hợp công suất và nhu cầu thực tế.
  • Đơn giản trong vận hành, dễ thay thế, dịch vụ bảo hành bảo trì uy tín.
  • Bảo đảm các tính năng kiểm soát nhiệt, và an toàn cao.
daychuyentudonghaithinh

Bước 5 – Hoàn thành quy trình sơn tĩnh điện và đóng gói.

Mục đích và Yêu cầu của bước 5: Sản phẩm sau khi sấy được công nhân kiểm tra đóng gói thành phẩm.Công việc kiểm tra và đóng gói thành phẩm tùy vào từng loại mặt hàng và nhu cầu thực tế.

Nguồn: sonhaithinh.com.vn

Bước 1:  Xem dây chuyền gia công sơn tĩnh điện có xử lý sản phẩm trước khi sơn không ? Sản phẩm được xử lý bằng các loại hóa chất hay cơ học để đạt các tiêu chí sau: Sạch Dầu mỡ ( dầu mỡ công nghiệp phát sinh trong quá trình chế tạo phôi và gia công cơ khí). Sạch rỉ sét. Chống rỉ sét… Xem bài viết