Quy trình sơn tĩnh điện giá kệ

1. Về máy móc sơn tĩnh điện

Một quy trình phun sơn tĩnh điện cho thành phần thường phải trải qua các bước rất nghiêm ngặt trong phòng sơn kín giúp xử lý bề mặt, làm khô sản phẩm. Quy trình này thường do máy móc thực hiện để tránh những sai sót, giúp sản phẩm được hoàn thiện với giá trị, chất lượng cao nhất. Các hệ thống máy móc trong quy trình phun sơn tĩnh điện gồm:

– Dây chuyền treo hàng cần sơn số lượng 1

– Phòng sơn có 2 thợ chuyên để phun sơn

– Lò chuyên sấy và hấp hiện đại

Dây chuyền máy móc sơn tĩnh điện hiện đại

2. Nguyên liệu sử dụng

Trong suốt hơn 10 năm kinh doanh các sản phẩm kệ lưu trữ, kệ siêu thị chúng tôi nhận ra nước sơn của sản phẩm có tầm quan trọng vô cùng lớn. Nó sẽ bảo vệ giá kệ khỏi các tác động bên ngoài, tạo ra sự khác biệt đẹp mắt so với các sản phẩm khác.

Khách hàng luôn đánh giá sản phẩm qua vẻ bề ngoài (lớp sơn) của mỗi sản phẩm. Chính vì vậy nên cần chú trọng cho khâu sản xuất này để mang lại sản phẩm có chất lượng tốt nhất tới tay khách hàng.

Trong bột sơn Jotun và bột sơn Akzonobel không chứa những dung môi do vậy phát sinh rất ít mùi làm ô nhiễm môi trường.

3. Quy trình sơn tĩnh điện các bộ giá kệ

Bước 1 : Xử lý bề mặt

Trước khi tiến hành phun sơn tĩnh điện, các sản phẩm kệ chứa hàng bắt buộc phải được xử lý bề mặt. Bởi quá trình gia công cơ khí trước đó đã làm cho sản phẩm bị dính các loại dầu mỡ công nghiệp, nên nếu chúng ta bỏ qua giai đoạn này thì màu sắc sắc được phun sơn lên sẽ không được chuẩn. Ngoài ra, các nguyên liệu để sản xuất kệ là sắt nên chúng ta nhất định phải loại bỏ dầu nhớt để tránh sắt thép bị gỉ sét.

Thực hiện bước này chúng tôi dùng các chất hóa học trong bể hóa chất để xử lý bề mặt. Những thành phần hóa học bao gồm: loại hóa chất dùng để tẩy dầu mỡ, các loại hóa chất axit tẩy rỉ sét như HCl hay H2SO4, chất định hình bề mặt, bể chứa các loại photphas hóa bề mặt.

Bước 2 : Làm khô

Sau khi đã được xử lý bề mặt, kệ siêu thị sẽ được làm khô. Mục đích của bước này là làm khô hơi nước dính trên bề mặt để đưa vào sơn.

Các cây sắt thép sẽ được treo ở trên và đẩy vào lò sấy với nhiệt độ của lò bằng nhiệt độ của các loại bếp hồng ngoại.

Bước 3 : Phun Sơn

Tiếp đến sản phẩm sẽ được đưa trực tiếp vào buồng phun và thu hồi sơn. Công nghệ sơn tĩnh điện sử dụng loại sơn bột, không phải dạng sơn nước thông thường, vì vậy đặc tính của chúng là bám dính nhờ lực tĩnh điện. Chúng đặc biệt có chức năng tự thu hồi sơn phun và trộn thêm vào sơn phun mới để tái sử dụng, giúp tiết kiệm chi phí nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Bước 4 : Sấy trong lò

Đây là bước cuối cùng của công đoạn sơn tĩnh điện, nhiệt độ chuẩn của lò sấy là từ 1800 độ C đến 2000 độ C. Thời gian sấy phải đảm bảo từ 10 đến 15 phút để định hình màu sơn lại trên sản phẩm.

Đầu tiên các bộ phận của kệ sẽ được xử lý qua hóa chất như ngâm dầu, rửa nước, ngâm nước định hình, ngâm photphat, sau đó xịt sạch phơi khô. Trong trường hợp các bộ phận này bị gỉ sét thì phải ngâm axit.

Các thợ sơn sẽ sử dụng súng phun sơn để sơn lên bề mặt kệ. Phải đảm bảo nguyên liệu thật sự được rửa sạch trước khi đưa vào phòng phun sơn. Bột sơn mang điện tích dương còn giá kệ cần sơn mang điện tích âm. Khi phun sơn lên giá kệ chúng lập tức bám dính vào nhau rất chắc chắn (tĩnh điện).

Lò sấy có nhiệt độ tối thiểu là 200 độ C, đây là nơi sấy khô giá kệ sau khi được sơn. Giá kệ sau khi sấy khô sẽ được kiểm tra độ dày, độ đều, độ bóng trước khi xuất hàng. Nếu sản phẩm không đạt sẽ được xử lý lại từ đầu. Dây chuyền sẽ hoạt động và tiến hành sơn những đợt tiếp theo thành dây chuyền.

4. Kiểm định chất lượng đầu ra

Khi tiến hành phun sơn tĩnh điện phải luôn phải để ý từng công đoạn từ xử lý hóa chất, đến khi đưa giá kệ vào lò sấy, nghiêm ngặt và khó tính trong mọi khâu sản xuất để tạo ra những sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng.

Nguồn: vinatech.net.vn

I am text block. Click edit button to change this text. Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

I am text block. Click edit button to change this text. Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

1. Về máy móc sơn tĩnh điện Một quy trình phun sơn tĩnh điện cho thành phần thường phải trải qua các bước rất nghiêm ngặt trong phòng sơn kín giúp xử lý bề mặt, làm khô sản phẩm. Quy trình này thường do máy móc thực hiện để tránh những sai sót, giúp sản... Xem bài viết