Tìm hiểu hệ thống điều khiển và nguồn điện cấp của Thang máy báo cháy

Hệ thống điều khiển:

Thang máy chữa cháy phải đảm bảo khả năng kết nối với trung tâm chỉ huy hoặc trung tâm điều khiển hệ thống PCCC.

– Hệ thống điều khiển thang máy chữa cháy phải đảm bảo thực hiện ở hai chế độ sau:

+ Chế độ nguy hiểm cháy.

+ Chế độ vận chuyển lực lượng chữa cháy.

– Đối với các nhà có từ 2 đến 3 tầng hầm thì yêu cầu các tầng hầm được trang bị hệ thống liên lạc khẩn cấp hai chiều giữa phòng trực điều khiển chống cháy các thang máy chữa cháy.

Hoạt động của thang máy ở chế độ “nguy hiểm cháy”:

– Khi xuất hiện cháy cần phải có tín hiệu điện truyền từ hệ thống báo cháy của nhà, công trình đến hệ thống điều khiển thang máy.

– Sau khi tiếp nhận tín hiệu báo cháy, hệ thống điều khiển thang máy tự động chuyển sang chế độ “nguy hiểm cháy”, đảm bảo cabin thang máy bắt buộc phải di chuyển đến tầng đỗ chính.

– Trong tất cả mọi trường hợp sau khi cabin đến tầng đỗ chính, cửa cabin tự động mở và giữ trong trạng thái mở, sau đó khả năng chuyển động tiếp tục của cabin bị loại trừ.

– Ở chế độ “nguy hiểm cháy”, trong quá trình di chuyển và sau khi đã dừng ở tầng đỗ chính, tất cả các nút ấn trong cabin thang máy không có tác dụng.

– Ở chế độ hoạt động bình thường, cửa các thang máy chữa cháy không được mở vào những tầng lánh nạn đó còn cửa tầng của các giếng thang tại những tầng lánh nạn đó phải thường xuyên được khóa và chỉ được tự động mở khóa khi chuyển sang chế độ phục vụ lực lượng chữa cháy.

Thang máy chữa cháy là gì và công dụng của loại thang này

Hoạt động của thang máy chữa cháy ở chế độ “vận chuyển lực lượng chữa cháy”:

– Việc chuyển thang máy vào chế độ “vận chuyển lực lượng chữa cháy” chỉ có thể thực hiện sau khi thực hiện chế độ “nguy hiểm cháy”.

– Chế độ “vận chuyển hành khách” được điều khiển (mở) từ cabin.

– Mở chế độ “vận chuyển hành khách” cần phải được tiến hành với sự trợ giúp của chìa khoá đặc biệt đặt trong ổ khoá của panen điều khiển hoặc đặt cạnh đó. Ổ khoá có hai nút “mở” và “ngắt”. Chìa chỉ rút khỏi ổ khoá được khi nằm ở vị trí “ngắt”.

– Trong chế độ “vận chuyển lực lượng chữa cháy”, việc điều khiển thang máy chỉ có thể được thực hiện từ cabin, các nút gọi từ các tầng không còn tác dụng (có thể tính đến khả năng dừng thang theo lệnh từ panen điều khiển trên tất cả các tầng).

– Ổ khoá đặc biệt dùng để chuyển chế độ làm việc của thang máy vào chế độ “vận chuyển lực lượng chữa cháy” cần được đặt gần bảng điều khiển hoặc trên bảng điều khiển trong cabin.

– Trong chế độ “vận chuyển lực lượng chữa cháy” cần đảm bảo liên lạc điện thoại trực tuyến giữa phòng trực hoặc trung tâm điều khiển hệ thống PCCC với cabin thang máy và giữa cabin với tầng đỗ chính.

– Cần có bảng chỉ dẫn bằng ánh sáng về vị trí và hướng chuyển động của cabin tại tầng đỗ chính.

Những điều cần biết về thang máy chữa cháy phục vụ chữa cháy và cứu nạn cứu  hộ trong nhà cao tầng – Trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy

Nguồn điện cấp cho thang máy chữa cháy:

– Hệ thống điện cung cấp cho thang máy và chiếu sáng phải gồm có các nguồn điện cung cấp chính và phụ (khẩn cấp, dự phòng, luân phiên).

– Nguồn điện cung cấp phụ phải đủ để chạy thang máy chữa cháy ở tải trọng định mức và thỏa mãn yêu cầu về thời gian.

– Đối với các nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.2, F4.3 và nhà hỗn hợp (có chiều cao PCCC từ trên 50 m đến 150 m) yêu cầy nguồn điện cấp cho thang máy chữa cháy phải bảo đảm duy trì sự làm việc của các thiết bị đó trong thời gian không ít hơn 3 giờ kể từ khi có cháy và phải được lấy từ 3 nguồn cấp độc lập.

Nguồn: thangmayvanphuc.com

Hệ thống điều khiển: – Thang máy chữa cháy phải đảm bảo khả năng kết nối với trung tâm chỉ huy hoặc trung tâm điều khiển hệ thống PCCC. – Hệ thống điều khiển thang máy chữa cháy phải đảm bảo thực hiện ở hai chế độ sau: + Chế độ nguy hiểm cháy. +… Xem bài viết