Thêm kết quả...

cơ khí

Doanh nghiệp Gia công cơ khí Việt trước áp lực đổi mới để không đánh rơi ‘mỏ vàng’

Quy mô của thị trường gia công cơ khí Việt Nam đến năm 2030 ước tính có thể đạt khoảng 310 tỷ USD. Thế nhưng, áp lực đổi mới đối với các doanh nghiệp công nghiệp cơ khí nội địa đang ngày càng tăng lên rõ rệt nếu không muốn đánh rơi “mỏ vàng” thị trường này vào tay khối ngoại.

Số liệu cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm 2023 cho thấy, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước đạt 118,31 tỷ USD (chiếm tỷ lệ 93,6%), trong đó riêng nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm đến 43,9%.

Thị trường đáng “mơ ước”

Các nhà cung cấp máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng thuộc lĩnh vực gia công cơ khí chế tạo cho Việt Nam chủ yếu vẫn là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Bốn thị trường này chiếm khoảng 70% nguồn máy móc nhập khẩu của Việt Nam do giá cả cạnh tranh.

Trong khi đó, thông tin đưa ra vào ngày 13/6 tại buổi họp báo ở Tp.HCM để giới thiệu Triển lãm và Hội thảo Quốc tế lần thứ 19 về Cơ khí Chính xác và Sản xuất Chế tạo (MTA Vietnam 2023, dự kiến diễn ra vào các ngày 4 – 7/7) có lưu ý trong vài năm gần đây, áp lực đổi mới đối với ngành công nghiệp cơ khí của Việt Nam tăng lên rõ rệt.

Giới chuyên gia cho rằng, với tư cách là hạt nhân của các ngành công nghiệp, nhận nhiệm vụ đảm bảo cung cấp các công cụ, thiết bị, máy động lực cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, các doanh nghiệp (DN) nội địa trong ngành gia công cơ khí chính xác, máy công cụ và gia công kim loại cần phải là “lá cờ đầu” về đổi mới. Nhất là với ước tính quy mô thị trường ngành cơ khí chế tạo Việt Nam từ nay đến năm 2030 sẽ ở mức khoảng 310 tỷ USD.

Trong đó, giá trị máy móc, thiết bị, cấu kiện cho các công trình nhiệt điện, thủy điện, hóa chất, khai thác, chế biến khoáng sản khoảng 120 tỷ USD. Máy xây dựng, nông nghiệp và chế biến nông, lâm sản khoảng 15 tỷ USD. Các loại thiết bị tiêu chuẩn như quạt, động cơ, thiết bị thủy lực khoảng 10 tỷ USD. Giá trị cho lĩnh vực thiết bị đường sắt tốc độ cao khoảng 35 tỷ USD. Đường sắt đô thị là 10 tỷ USD. Còn lĩnh vực công nghiệp ô tô là 120 tỷ USD.

Có thể thấy, đó là “mỏ vàng”, là thị trường đáng “mơ ước” đủ lớn để các DN nội địa phát triển ngành gia công cơ khí nói chung và công nghiệp máy công cụ, cơ khí chính xác và gia công kim loại nói riêng.

Hiện nay, mặc dù cả nước có khoảng 25.000 DN cơ khí đang hoạt động, nhưng xét về năng lực cạnh tranh vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra. Tuy thị trường “sân nhà” lớn như vậy, nhưng DN nội địa vẫn khó chen chân và chỉ đáp ứng khoảng hơn 32% nhu cầu sản phẩm cơ khí trong nước.

Không những thế, các DN gia công cơ khí nội địa rất khó trở thành nhà thầu phụ cung cấp máy móc, thiết bị cho các dự án đầu tư lớn như nhiệt điện, thép, hóa chất, hạ tầng giao thông.

Trao đổi với VnBusiness, ông Lê Quốc Hiệp, giám đốc một DN vừa và nhỏ trong ngành cơ khí ở Tp.HCM cho biết, các công ty cơ khí nội địa đang phải cạnh tranh rất lớn với các DN nước ngoài. Đặc biệt, có những mặt hàng đang phải chịu sự cạnh tranh lớn từ các sản phẩm của thị trường Trung Quốc giá rất thấp, dẫn tới việc đơn hàng từ đầu năm đến nay giảm mạnh, chỉ còn khoảng 40% so với năm trước.

Lá cờ đầu về đổi mới

Còn theo ông Bình, giám đốc một công ty khí ở tỉnh Đồng Nai, để tăng sức cạnh tranh, công ty có dự tính xây dựng một nhà máy lớn để sản xuất các máy móc tự động nhưng hiện vẫn chưa thực hiện được do không đủ khả năng thuê diện tích đất lớn trong khu công nghiệp.

Một số chủ DN khác trong ngành gia công cơ khí cũng phân bua: mọi lợi nhuận phần lớn đầu tư vào máy móc, xây dựng hệ thống nên không thể thuê đất trong các khu sản xuất tập trung được. Điều này khiến cho việc mở rộng, liên kết sản xuất với các đối tác cũng bị ảnh hưởng.

Chưa kể, nguồn vốn để các DN cơ khí nội địa mở rộng quy mô sản xuất vẫn còn rất hạn hẹp. Chính điều đó làm cho các đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài với nguồn lực tài chính mạnh, không ngừng đầu tư mở rộng, dễ dàng thâu tóm thị phần trong nước.

Ngoài ra, đứng ở góc độ quan sát, ông BT Tee, Tổng giám đốc Công ty Informa Markets Việt Nam cho rằng, trước áp lực cạnh tranh, các DN cơ khí của Việt Nam cần tiếp cận những sản phẩm máy công cụ, cơ khí tiên tiến nhất và cập nhật những xu hướng mới nhất của ngành để xây dựng nền sản xuất thông minh trong tương lai.

Hơn thế nữa, theo ông BT Tee, các DN cần phải hiểu cơ khí chính xác là nền tảng của ngành cơ khí. Không có sự góp mặt của cơ khí chính xác, các ngành sản xuất khó có thể vận hành. Cho nên, các DN cần đáp ứng nhu cầu về một quy trình sản xuất chất lượng hơn.

Bởi lẽ, tại thị trường cơ khí Việt Nam, nhu cầu với các giải pháp gia công tiên tiến, tự động hoá toàn diện, tập trung cắt giảm thời gian chết trong sản xuất để thúc đẩy hiệu quả, cải thiện độ chính xác và tối ưu hóa quy trình đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Bên cạnh đó, không chỉ cần dẫn đầu về tính đổi mới, các DN Việt trong ngành công nghiệp cơ khí, máy công cụ và gia công kim loại còn cần tiên phong đóng góp vào cải thiện tính bền vững. Để thực hiện hoá ý tưởng về sản xuất xanh, DN cần dẫn dắt về cải tiến quy trình, máy móc thành phẩm, cần gắn chặt từng khía cạnh của toàn bộ hệ thống với tính bền vững.

Vấn đề mà các DN nội địa cần làm cho ngành cơ khí của Việt Nam tương lai là nên tập trung tự động hoá, các tính năng thông minh, vạn vật kết nối (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) và các hệ thống máy tiện cơ khí nâng cấp được điều khiển bằng máy tính.

Điều này cũng có thể được dẫn chứng từ một DN “đầu đàn” của ngành cơ khí Việt, đó là Thaco Group. Thời gian gần đây, công ty con của DN này là Thaco Auto Chu Lai được cho là đã thúc đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện, phát triển sản xuất thông minh, qua đó được xem như “chìa khóa” giúp gia tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh.

Tựu trung lại, để không đánh rơi “mỏ vàng” thị trường cơ khí ở Việt Nam vào tay khối ngoại, điều kiện tiên quyết trong lúc này của các DN cơ khí nội địa là phải đổi mới trong tâm thế “lá cờ đầu”. Và, điều này không chỉ tự thân họ có thể làm được, mà còn cần thêm sự hỗ trợ về mặt chính sách của Nhà nước.

15 Tháng Chín, 2023 / by / in
Ngành gia công cơ khí Việt Nam làm gì để hướng tới thị trường hơn 300 tỷ USD?

Theo dự báo sơ bộ, tổng nhu cầu thị trường cơ khí của Việt Nam từ nay đến năm 2030 có thể đạt hơn 300 tỷ USD. Nhưng hiện nay ngành cơ khí Việt Nam hiện nay mới chỉ đáp ứng khoảng gần 1/3 nhu cầu sản phẩm cơ khí trong nước.

Thế mạnh tập trung ở 3 phân ngành

Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), với khoảng 25.000 doanh nghiệp gia công cơ khí đang hoạt động, chiếm gần 30% tổng số doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam, ngành cơ khí trong nước đã từng bước làm chủ và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa; tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp và kinh tế khác phát triển, qua đó trực tiếp và gián tiếp tạo việc làm cho hàng triệu lao động.

Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế – tài chính trực tuyến: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển ngành cơ khí Việt Nam” mới đây, PGS.TS Lê Thu Quý – Giám đốc Trung tâm Đào tạo – Viện Nghiên cứu cơ khí (Bộ Công Thương) cho biết: Hiện nay, ngành cơ khí Việt Nam có thế mạnh tập trung ở ba phân ngành gồm xe máy và phụ tùng linh kiện xe máy; cơ khí gia dụng và dụng cụ; ôtô và phụ tùng ôtô. Ba phân ngành này chiếm gần 70% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cơ khí cả nước.

Đáng chú ý cơ khí chế tạo trong nước cũng đã sản xuất, lắp ráp được hầu hết các chủng loại xe ôtô con, xe tải, xe khách; sản xuất xe máy đã có tỷ lệ nội địa hóa 85-95%, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Trong đó phải kể đến một số doanh nghiệp điển hình trong lĩnh vực ôtô như: Vinfast, Thành Công, Thaco…

Đơn cử Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) với sự thích ứng linh hoạt, xây dựng chiến lược phát triển phù hợp, nhiều mặt hàng linh kiện phụ tùng và cơ khí xuất khẩu của Thaco Auto (thuộc Thaco) tăng về lượng lẫn giá trị. Đối với thị trường trong nước, Thaco Auto đã phát triển sản phẩm phù hợp, đẩy mạnh chuỗi cung ứng linh kiện phụ tùng và cơ khí cho nhiều hãng ô tô, xe máy và các doanh nghiệp FDI, như: Hyundai, Toyota, Isuzu, Piaggio, Amann, Makitech…

Nhìn nhận về ngành gia công cơ khí, chuyên gia kinh tế TS.Vũ Đình Ánh khẳng định, nói đến ngành cơ khí nói chung, trong đó có ngành công nghiệp ô tô, hiện nay chỉ có 20 quốc gia phát triển ngành công nghiệp ô tô là ngành công nghiệp độc lập. Việt Nam mặc dù là một nước đi sau, nhưng đang trong tiến trình phát triển và trụ cột là công nghiệp ô tô hướng ngành công nghiệp này vào bản đồ công nghiệp ô tô thế giới.

Tuy nhiên, TS.Vũ Đình Ánh chỉ ra, sản phẩm cơ khí Việt Nam ngoài những thương hiệu như Vinfast, Thành Công, Thaco, còn lại các doanh nghiệp cơ khí nội địa phổ biến là quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp, chưa làm chủ được công nghệ lõi hoàn chỉnh trong lĩnh vực cơ khí. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm chưa tốt, giá thành cao và gần như chưa có sản phẩm công nghiệp chủ lực trong ngành cơ khí đủ khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu.

Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) cũng cho rằng, nhiều năm qua, hàng loạt hạn chế, yếu kém đến từ cơ chế, chính sách quản lý cũng như từ phía bản thân doanh nghiệp đã khiến ngành công nghiệp cơ khí phát triển khá mờ nhạt, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Ngay tại thị trường trong nước, ngành cơ khí cũng không có được nhiều thị phần, phải tự vận động, phát triển mà chưa nhận được sự hỗ trợ hữu hiệu từ hệ thống chính sách của Nhà nước để có nhiều đơn hàng từ đầu tư công như các nước khác. Dẫn đến các doanh nghiệp cơ khí vốn đã thiếu đơn hàng lại còn bị thua thiệt ngay trên sân nhà. Có rất nhiều dự án lớn về xây dựng, giao thông, các công trình thủy lợi, dầu khí, kinh tế biển, đóng tàu, ô-tô, xe máy… vẫn chủ yếu sử dụng sản phẩm cơ khí nhập ngoại hoặc do các doanh nghiệp FDI đảm nhiệm.

Xác định đúng nhu cầu thị trường

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Gia công Cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược này là đến năm 2035, ngành Cơ khí Việt Nam được phát triển với đa số các chuyên ngành có công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi giá trị toàn cầu, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, cạnh tranh bình đẳng trong hội nhập quốc tế; đội ngũ lao động chuyên nghiệp, có kỷ luật và có năng suất cao, chủ động trong các khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo sản phẩm cơ khí, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản phẩm cơ khí của thị trường trong nước.

Theo PGS.TS Lê Thu Quý, để phát triển ngành cơ khí Việt Nam cần xác định nhu cầu thị trường, chỉ rõ những khoảng trống để phát triển những lĩnh vực mà ngành có thể cạnh tranh được. Ngoài việc tạo thị trường cho doanh nghiệp, các cơ chế, chính sách phải linh hoạt để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất, tăng tỷ lệ nội địa hóa. Đặc biệt phải chú trọng phát triển ngành cơ khí luyện kim, công nghiệp hỗ trợ…

Chuyên gia kinh tế TS.Vũ Đình Ánh cũng góp ý, để đạt được mục tiêu cần có phải có chính sách, cụ thể tăng tỉ lệ nội hóa ngành cơ khí, tăng giá trị sản xuất trong nước. Đơn cử như đối với gành công nghiệp ô tô Việt Nam cần hướng tới chuỗi giá trị gia tăng cao hơn.

Về phía doanh nghiệp, đại diện Thaco Auto cho biết, để phát triển sản xuất thúc đẩy phát triển lĩnh vực cơ khí của doanh nghiệp, công ty đã chủ động đẩy mạnh nền tảng công nghệ hiện đại và chuỗi giá trị trọn gói từ nghiên cứu, phát triển sản phẩm đến sản xuất và cung ứng là cơ sở quan trọng để công ty nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, tạo lợi thế cạnh tranh.

Hiện nay, Việt Nam ký kết nhiều hiệp định thương mại và các công ty đa quốc gia mở rộng tìm đối tác liên doanh, liên kết, đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam và xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng là cơ hội lớn cho nhiều doanh nghiệp.

Nắm bắt xu thế này, Thaco Auto đã liên kết với các doanh nghiệp FDI để cung cấp linh kiện OEM; kết nối với các tham tán thương mại, thương vụ Việt Nam tại nước ngoài; đồng thời nghiên cứu xu thế hợp tác giữa các nền kinh tế lớn Mỹ, Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Canada, EU để phát triển kinh doanh; tìm hiểu chính sách áp và ưu đãi thuế giữa các nước để tiếp cận các thị trường tiềm năng.

Đề cập đến giải pháp phát triển ngành cơ khí Việt Nam, ông Đào Phan Long- Chủ tịch VAMI cho rằng, gia công cơ khí Việt Nam muốn có nhiều đơn hàng, tham gia chuỗi xuất khẩu cần phải đổi mới thiết bị, công nghệ, trình độ khoa học công nghệ để có thể chế tạo các sản phẩm phụ tùng, linh kiện, chi tiết máy theo đơn đặt hàng của đối tác nước ngoài với chủng loại đa dạng. Trong tương lai, ngành cơ khí đòi hỏi sự phát triển về nguyên vật liệu, khuôn mẫu, gia công chế tạo, không chỉ gia công cắt gọt đơn thuần, nên các doanh nghiệp buộc phải liên kết, đi sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Thông tin từ VAMI chỉ ra rằng, dù vậy, cơ hội cho ngành cơ khí trong thời gian tới là rất nhiều. Trước hết, thị trường cho máy móc thiết bị của Việt Nam rất lớn, đến giai đoạn năm 2030 khoảng hơn 300 tỷ USD. Trong đó, giá trị máy móc thiết bị cho các công trình công nghiệp như: nhiệt điện, thủy điện, hóa chất, khai thác, chế biến khoáng sản khoảng 120 tỷ USD; thiết bị và vật tư cho xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc khoảng 20 tỷ USD; hệ thống tàu điện ngầm khoảng 10 tỷ USD; công nghiệp ô tô khoảng 130 tỷ USD… Theo đó cơ hội của ngành cơ khí Việt Nam là rất lớn.

Về phía Bộ Công Thương cho biết, để hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí, trong năm 2022 và những năm tới, Bộ tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động của 2 Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp miền Bắc và miền Nam. Hiện nay, 2 Trung tâm này đã có các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp cơ khí tại một số địa phương trên cả nước như hỗ trợ đào tạo hệ thống quản trị sản xuất, hệ thống quản lý kinh doanh; nâng cao năng lực đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Các Trung tâm đang tích cực hợp tác với các tập đoàn đa quốc gia có mặt tại Việt Nam như Toyota, Mitsubishi, Canon nhằm tìm kiếm các nhà cung cấp phù hợp tham gia vào chuỗi giá trị của các tập đoàn này.

Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phát triển mạnh công nghiệp hạ nguồn; trong đó có một số ngành như công nghiệp năng lượng, các ngành công nghiệp về cơ khí chính xác cũng như một số ngành cơ khí chế tạo để đảm bảo cho công nghiệp hỗ trợ có điều kiện phát triển…

6 Tháng Chín, 2023 / by / in
Xu hướng hàng đầu trong ngành gia công Cơ khí chế tạo năm 2023
Các kỹ sư cần phải áp dụng phương pháp cải tiến liên tục trong hoạt động của họ. Động thái này kêu gọi áp dụng các chiến lược mới nhất, chẳng hạn như sử dụng các dịch vụ chuyển dịch kỹ thuật, để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, các kỹ sư phải theo dõi các xu hướng mới nhất trong ngành của họ.
Eurolingo, nhà cung cấp dịch vụ ngôn ngữ tiết lộ một số xu hướng năm 2023 mà các kỹ sư gia công cơ khí nên tuân theo như sau:
Sử dụng vật liệu chế tạo bồi đắp:
Ngành công nghiệp cơ khí đã chứng kiến ​​sự gia tăng trong việc sử dụng các vật liệu sản xuất bồi đắp. Những vật liệu này có ích trong quá trình sản xuất các đối tượng 3D.
Một trong những vật liệu mà các kỹ sư ngày càng sử dụng nhiều là nhựa nhiệt dẻo. Vật liệu này trở nên dễ uốn khi được gia nhiệt. Vì vậy, bạn có thể định hình lại nó bất cứ lúc nào. Nhựa nhiệt dẻo cũng có thể được tái chế và có trọng lượng nhẹ. Chúng bao gồm Acrylonitrile Butadiene Styrene và Axit Polylactic.
Ngành công nghiệp kỹ thuật cũng đang sử dụng gốm sứ với tốc độ cao. Các đồ gốm bao gồm Zirconia, phốt phát, Tricalcium và alumina. Về kim loại, một số kim loại bồi đắp(in 3D kim loại) mà ngành kỹ thuật đang sử dụng ngày càng nhiều là thép không gỉ, vàng và bạc. Ngành công nghiệp đang sử dụng các kim loại này để tạo ra các hợp kim kim loại.
Tại sao có sự gia tăng trong việc sử dụng vật liệu sản xuất bồi đắp? Một trong những lý do đòi hỏi phải tạo ra các thành phần nhẹ và chắc chắn. Nếu bạn sử dụng các phương pháp truyền thống để tạo các thành phần như vậy, quy trình này có thể mất nhiều thời gian và các tài nguyên khác.
Ưu điểm tiếp theo của việc sử dụng vật liệu bồi đắp trong chế tạo là tạo ra quy trình kỹ thuật số sang kỹ thuật số (digital-to-digital:kỹ thuật số sang kỹ thuật số là trình bày thông tin kỹ thuật số bằng tín hiệu kỹ thuật số).Quá trình này là năng động và dựa trên thiết kế, không giống như gia công truyền thống. Việc sử dụng vật liệu bồi đắp cũng làm giảm thời gian chế tạo. Với khả năng tự động hóa đáng kể của các quy trình, thời gian thực hiện trong mỗi quy trình sản xuất là ngắn.
Cuối cùng, vật liệu sản xuất bồi đắp tạo ra các bộ phận đơn lẻ, không giống như gia công truyền thống, chỉ tạo ra nhiều bộ phận để lắp ráp.
Thiêu kết Laser chọn lọc (SLS)
Ngành công nghiệp gia công cơ khí đã chứng kiến ​​​​sự gia tăng trong việc sử dụng máy laser để tạo mẫu nhanh. Quá trình này thiêu kết nguyên liệu thô thành hình dạng mong muốn từng lớp. Quá trình thiêu kết đòi hỏi phải nung nóng nguyên liệu thô, đặc biệt là nguyên liệu dạng bột, để tiếp nhận và định hình chúng thành một lớp dày.
Quá trình thiêu kết tạo ra các đối tượng vật lý được thiết kế kỹ thuật số. Trước khi thực hiện quy trình này, bạn có thể sử dụng phần mềm CAD để thiết kế mô hình kỹ thuật. Sau đó, bạn nên cắt tệp thiết kế thành các lớp nhỏ đồng nhất và tải chúng lên máy sản xuất bồi đắp.
Sử dụng các máy được kết nối với nhau
Ngành công nghiệp gia công cơ khí đang tận dụng giao tiếp giữa máy với máy. Việc giao tiếp diễn ra thông qua các kênh truyền dẫn không dây hoặc có dây. Các máy được kết nối với nhau cũng sử dụng cảm biến để tạo lời nhắc. Phương thức giao tiếp này sử dụng ít năng lượng hơn. Ngoài ra, việc mở rộng địa chỉ IP đã giúp cho việc liên lạc giữa các máy được kết nối với nhau trở nên nhanh chóng.
Một trong những lợi ích của các máy được kết nối với nhau đòi hỏi phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát từ xa. Hình thức giám sát này rất hữu ích khi có nhu cầu kiểm soát tập trung, đặc biệt là trong kho.
Internet vạn vật (IoT)
IoT tìm cách loại bỏ sự can thiệp của con người vào ngành cơ khí chế tạo. Vì lý do này, một số thiết bị kết nối với một hệ thống duy nhất. Bù lại, hệ thống chịu sự điều khiển của các thiết bị. Ví dụ: máy kỹ thuật số và máy cơ có thể có các mã định danh duy nhất (UID) hỗ trợ truyền dữ liệu qua các mạng khác nhau.
Việc truyền dữ liệu bằng IoT bao gồm học máy với phân tích thời gian thực. Các lĩnh vực truyền thống, chẳng hạn như mạng cảm biến không dây, tự động hóa và hệ thống nhúng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng IoT.
Các lĩnh vực truyền thống bao gồm các hệ thống khác nhau, bao gồm máy điều nhiệt, đồng hồ báo thức và hệ thống an ninh. Vì vậy, bạn có thể sử dụng IoT trong các ứng dụng y tế, nông nghiệp, sản xuất và quân sự.
Sản xuất xanh
Sản xuất xanh tìm cách giảm thiểu ô nhiễm và chất thải. Vì vậy, nó giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên thông qua tái chế và tái sử dụng các vật liệu khác nhau. Sản xuất tinh gọn, thiết kế sản phẩm và hóa học xanh là một số ứng dụng của sản xuất xanh.
Một trong những lợi thế của sản xuất xanh là lợi ích về môi trường. Việc giảm ô nhiễm dẫn đến một môi trường bền vững. Sản xuất xanh cũng có lợi cho một tổ chức áp dụng nó. Nó giúp tiết kiệm chi phí thông qua sản xuất tinh gọn.
Vì lý do này, một tổ chức áp dụng sản xuất xanh nhận được lợi nhuận cao hơn so với tổ chức không sử dụng nó.
Tuy nhiên, việc áp dụng sản xuất xanh không phải là không có thách thức. Một trong những thách thức kéo theo đó là chi phí đầu tư cao. Một tổ chức phải bổ sung hoặc đại tu các quy trình sản xuất của mình.
Sản xuất xanh cũng đòi hỏi những nỗ lực lâu dài. Nó không phải là một quá trình mà bạn có thể thực hiện ngay lập tức. Cuối cùng, nó có thể làm tăng chi phí sản xuất do bản chất của quy trình sản xuất.
18 Tháng Tám, 2023 / by / in
Thị trường ngành Cơ khí đa dạng về sản phẩm nhưng cạnh tranh từ sản phẩm nhập khẩu tương đối gay gắt

Những chương trình hợp tác quốc tế đã góp phần nâng cao sức cạnh tranh và mở ra những cơ hội cho toàn ngành công nghiệp cũng như phân ngành gia công cơ khí nước ta.

Thị trường cơ khí nước ta khá lớn. Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhận định: Thời gian tới, chúng ta sẽ triển khai nhiều dự án lớn quan trọng có tổng mức đầu tư lớn như: Quy hoạch điện giai đoạn 2021 – 2030 khoảng 133 tỷ USD, đường sắt tốc độ cao 50 đến 60 tỷ USD, Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các tuyến đường sắt nội đô, các công trình giao thông, thủy lợi, dầu khí, kinh tế biển, đóng tàu, ô-tô, xe máy…

Do đó, bên cạnh những quy định hợp lý trong khối lượng và giá trị dự án để dành cho doanh nghiệp cơ khí nội địa tham gia như thông lệ quốc tế, khuyến khích nhận chuyển giao công nghệ để tự làm, doanh nghiệp cơ khí trong nước cũng cần chuyển mình mạnh mẽ để đón nhận những cơ hội từ thị trường.

Thực tế hiện nay, năng lực tự chủ của ngành công nghiệp nói chung, trong đó có gia công cơ khí còn chưa cao. Về thị trường, ngành Cơ khí đa dạng về sản phẩm nhưng cạnh tranh từ sản phẩm nhập khẩu tương đối gay gắt. Việc mở rộng thị trường vẫn còn nhiều khó khăn do thiếu thông tin thị trường và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước chưa đủ mạnh. Ngay tại thị trường trong nước, các doanh nghiệp cơ khí cũng khó có thể tham gia được vào các dự án đầu tư lắp đặt trang thiết bị trong các ngành thép, hóa chất, năng lượng, chủ yếu do thiếu hệ thống kiểm định chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế; Các doanh nghiệp, sản phẩm cơ khí trong nước cũng chưa xây dựng được thương hiệu và được nhiều khách hàng tiềm năng biết đến.

Về công nghệ, ngành Gia công Cơ khí Việt Nam có rất ít các phát minh, sáng chế được đăng ký, trang thiết bị và trình độ công nghệ toàn Ngành chậm đổi mới. Các doanh nghiệp cơ khí thiếu đầu ra cho sản phẩm nên cũng không có cơ hội tích lũy và đầu tư đổi mới công nghệ. Về nguyên phụ liệu, chủ yếu là sắt thép và các loại hợp kim màu, hầu hết các nguyên phụ liệu này trong nước chưa sản xuất được nên phải nhập khẩu. Về nguồn nhân lực, còn thiếu và yếu cả về số lượng lẫn chất lượng. Số thợ cơ khí có tay nghề cao giảm sút, lao động chuyên môn thiếu chứng chỉ nghề quốc tế và kỹ năng ngoại ngữ. Lực lượng nghiên cứu triển khai, trước hết là đội ngũ tư vấn thiết kế chưa đạt trình độ, đáp ứng yêu cầu của các công trình, dự án về thiết bị cơ khí đồng bộ.

Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), với khoảng 25.000 doanh nghiệp cơ khí đang hoạt động, chiếm gần 30% tổng số doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam, ngành cơ khí trong nước đã từng bước làm chủ và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa; tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp và kinh tế khác phát triển, qua đó trực tiếp và gián tiếp tạo việc làm cho hàng triệu lao động.

Để hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí, trong năm 2022 và những năm tới, Bộ tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động của 2 Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp miền Bắc và miền Nam. Hiện nay, 2 Trung tâm này đã có các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp cơ khí tại một số địa phương trên cả nước như hỗ trợ đào tạo hệ thống quản trị sản xuất, hệ thống quản lý kinh doanh; nâng cao năng lực đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Các Trung tâm đang tích cực hợp tác với các tập đoàn đa quốc gia có mặt tại Việt Nam như Toyota, Mitsubishi, Canon nhằm tìm kiếm các nhà cung cấp phù hợp tham gia vào chuỗi giá trị của các tập đoàn này.

Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phát triển mạnh công nghiệp hạ nguồn; trong đó có một số ngành như công nghiệp năng lượng, các ngành công nghiệp về gia công cơ khí chính xác cũng như một số ngành cơ khí chế tạo để đảm bảo cho công nghiệp hỗ trợ có điều kiện phát triển…

Đồng thời, Bộ chủ động hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ, trong đó có công nghiệp cơ khí. Cụ thể, Bộ Công Thương phối hợp với đại diện phía Bộ Năng lượng, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) để lên kế hoạch triển khai hoạt động hợp tác thuộc lĩnh vực công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ trong những năm tới. Hai bên thống nhất có các hợp tác hỗ trợ cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt nam, như: Dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam” (SME Promotion & Industrial Development project) do JICA thực hiện; Chương trình “Đào tạo cho các nhà sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô Việt Nam” do tổ chức hợp tác kỹ thuật nước ngoài và đối tác bền vững (The Association for Overseas Technical Cooperation and Sustainable Partnerships -AOTS) thực hiện; và cử một số chuyên gia hỗ trợ các Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp thuộc Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) trong công tác vận hành và nâng cao nguồn nhân lực.

Hợp tác trong Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Bộ Công Thương đã tham gia Cuộc họp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì về việc đánh giá lại sự phù hợp của 6 ngành ưu tiên phát triển (Điện tử; Máy nông nghiệp; Chế biến nông, thủy sản; Đóng tàu; Môi trường và tiết kiệm năng lượng; Sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô) và điều chỉnh nội dung Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2025, tầm nhìn 2035. Bộ Công Thương đã đề xuất Chiến lược cần tiếp tục thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên bao gồm Điện tử, Sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô thông qua việc hoàn thiện cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách ưu đãi tín dụng, … và tổ chức thực hiện các chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ cụ thể cho các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển.

Ngoài ra, Bộ Công Thương còn phối hợp với Samsung đào tạo nhân lực khuôn mẫu,  đến nay đã triển khai được 02 khóa đào tạo tại Việt Nam (01 khóa đào tạo tại Hà Nội, 01 khóa đào tạo tại Tp. Hồ Chí Minh) với tổng số học viên là 52 học viên. Với Chương trình hỗ trợ tư vấn cải tiến cho doanh nghiệp, từ năm 2015 – 2021, Bộ Công Thương, Samsung Việt Nam và UBND các tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Hải Dương đã phối hợp triển khai chương trình tư vấn cải tiến cho doanh nghiệp trên địa bàn 2 tỉnh. nâng số doanh nghiệp Việt Nam được tư vấn, cải tiến lên 322 doanh nghiệp.

Những chương trình hợp tác nói trên đã góp phần nâng cao sức cạnh tranh và mở ra những cơ hội cho toàn ngành công nghiệp và ngành cơ khí nói riêng.

Theo dự báo sơ bộ, tổng nhu cầu thị trường cơ khí của Việt Nam từ nay đến năm 2030 có thể đạt hơn 300 tỷ USD. Nhưng hiện nay ngành cơ khí Việt Nam hiện nay mới chỉ đáp ứng khoảng gần 1/3 nhu cầu sản phẩm cơ khí trong nước.

2 Tháng Tám, 2023 / by / in
Ngành gia công cơ khí cần đón đầu công nghệ và giải pháp mới

Dự báo quy mô của thị trường cơ khí Việt Nam đến năm 2030 ước tính có thể đạt khoảng 310 tỷ USD. Sự phát triển của ngành đòi hỏi các doanh nghiệp công nghiệp cơ khí cần chuyển đổi, ứng dụng số hóa, tự động hóa vào quy trình sản xuất trong tương lai…

Thực trạng của ngành gia công cơ khí cũng được phản ánh phần nào qua con số thống kê về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2023, đặc biệt là nhóm hàng tư liệu sản xuất ước đạt 142,66 tỷ USD, chiếm 93,7%. Trong đó, nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 44%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 49,7%.

Giới chuyên gia cho rằng với tư cách là hạt nhân của các ngành công nghiệp, nhận nhiệm vụ đảm bảo cung cấp các công cụ, thiết bị, máy động lực cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, các doanh nghiệp nội địa trong ngành cơ khí chính xác, máy công cụ và gia công cơ khí kim loại cần phải là “lá cờ đầu” về đổi mới. Với ước tính, quy mô thị trường ngành cơ khí chế tạo Việt Nam từ nay đến năm 2030 sẽ ở mức khoảng 310 tỷ USD.

Dự báo, đến năm 2030 giá trị các ngành máy móc, thiết bị, cấu kiện cho các công trình nhiệt điện, thủy điện, hóa chất, khai thác, chế biến khoáng sản khoảng 120 tỷ USD; máy xây dựng, nông nghiệp và chế biến nông, lâm sản khoảng 15 tỷ USD; các loại thiết bị tiêu chuẩn như quạt, động cơ, thiết bị thủy lực khoảng 10 tỷ USD. Giá trị cho lĩnh vực thiết bị đường sắt tốc độ cao khoảng 35 tỷ USD; đường sắt đô thị là 10 tỷ USD; công nghiệp ô tô là 120 tỷ USD.

Theo ông Hà Minh Hiệp, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục đo lượng chất lượng Việt Nam, công nghệ tự động hóa đã và đang mang đến những giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp cơ khí trong sản xuất. Do đó, Việt Nam cần nhiều hơn nữa những công nghệ và giải pháp mới trong tương lai.

Đồng quan điểm, ông BT Tee, Tổng giám đốc Công ty Informa Markets Việt Nam, cho biết trước áp lực cạnh tranh, các doanh nghiệp gia công cơ khí của Việt Nam cần tiếp cận những sản phẩm máy công cụ, cơ khí tiên tiến nhất và cập nhật những xu hướng mới nhất của ngành để xây dựng nền sản xuất thông minh trong tương lai.

“Các doanh nghiệp cần phải hiểu cơ khí chính xác là nền tảng của ngành cơ khí. Không có sự góp mặt của cơ khí chính xác, các ngành sản xuất khó có thể vận hành”, ông BT Tee cho biết thêm.

Theo đó, một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp nội địa cần làm cho ngành cơ khí của Việt Nam trong tương lai là tập trung tự động hoá, các tính năng thông minh, internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) và các hệ thống máy tiện cơ khí nâng cấp được điều khiển bằng máy tính.

Trong xu hướng đó, triển lãm và Hội thảo Quốc tế lần thứ 19 về Cơ khí Chính xác và Sản xuất Chế tạo (MTA Vietnam) chính thức được khai mạc tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC), TP.HCM từ ngày 04 – 07/07/2023, mở ra cơ hội để doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm kiếm đối tác tiềm năng, kết nối kinh doanh sâu rộng và tiếp cận những cải tiến công nghệ mới nhất.

MTA Vietnam 2023 chào đón hơn 400 nhà trưng bày đến từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ như Hoa Kỳ, Canada, Anh, Ý, Đức, Bỉ, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan,…

Bà Karen Yu, Giám đốc Hiệp hội Phát triển Ngoại thương Đài Loan (TAITRA), đánh giá Việt Nam là thị trường phát triển nhanh, năng động, có nhiều tiềm năng và cơ hội hợp tác, phát triển. Do đó, máy móc của Đài Loan và các nước phát triển có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng và khắt khe của lĩnh vực sản xuất của Việt Nam, đồng thời tạo ra lợi ích chung, đôi bên cùng có lợi.

Đại diện TAITRA cũng kỳ vọng rằng triển lãm sẽ mang đến những cơ hội học tập, hợp tác phát triển cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy công nghiệp gia công cơ khí Việt Nam, mở ra một chương mới về sáng tạo và tự động hoá trong ngành.

1 Tháng Tám, 2023 / by / in
Đánh giá tổng quan về 4 phương pháp gia công cơ khí hiện nay

Cùng với sự phát triển đáng kể trong ngành công nghiệp chế tạo máy và xây dựng, nhu cầu về gia công cơ khí loại cũng tăng cao. Hiện nay, có bốn phương pháp cắt kim loại được áp dụng rộng rãi trong quy mô công nghiệp: cắt kim loại bằng Oxy-gas, Plasma, Laser và tia nước.

Hãy cùng YP.VN khám phá và tìm hiểu về những công nghệ gia công cơ khí này qua bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm ra giải pháp phù hợp nhất với nhu cầu của bạn nhé.

Gia công cắt kim loại bằng Plasma

Phương pháp cắt Plasma là một công nghệ gia công cơ khí cắt gọt kim loại bằng sử dụng chất khí, đặc biệt hiệu quả đối với các kim loại dẫn điện. Thông qua việc cung cấp năng lượng để ion hóa các nguyên tử khí, các chất khí như không khí, oxy, và nitơ sẽ trở thành dẫn điện.

Quá trình oxy hóa mạnh mẽ tạo ra một dòng Plasma, hay còn được gọi là tia Plasma, có khả năng đánh thủng các kim loại với độ dày khác nhau. Máy cắt Plasma CNC được điều khiển bằng máy tính, cho phép cắt nhanh chóng và đạt hiệu suất cao.

Công nghệ Plasma có nhiều ưu điểm. Tốc độ cắt của máy cắt Plasma CNC rất nhanh, đảm bảo hiệu quả cắt cao. Phương pháp này cũng rất đa năng, có thể cắt được hầu hết các loại vật liệu với độ dày khác nhau, thậm chí lên tới 50mm. Ngoài ra, quá trình cắt Plasma đơn giản và máy cắt dễ vận hành.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phương pháp này chỉ áp dụng cho cắt kim loại và yêu cầu thay thế định kỳ các linh kiện như điện cực cắt và vòi phun, làm tăng chi phí sản xuất. Đối với việc cắt Inox, có thể xảy ra hiện tượng nám đen trên vết cắt, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của sản phẩm.

Gia công cắt kim loại bằng Laser

Laser là công nghệ cắt kim loại hiện đại nhất, sử dụng tia laser để cắt vật liệu từ kim loại đến phi kim loại. Chùm tia laser hẹp và mạnh mẽ tạo ra năng lượng lớn để cắt kim loại, nhựa, gỗ, kính… Bức xạ laser được tạo ra từ nguồn laser, có tính đồng nhất và đẳng hướng cao.

Có 3 loại laser thường sử dụng là khí CO2, tinh thể và Fiber, phù hợp với từng loại vật liệu khác nhau. Công nghệ gia công cơ khí bằng Laser mang lại tự động hóa cao, độ chính xác tuyệt đối, cắt các bề mặt dày mỏng, chi tiết cầu kỳ, vết cắt nhẵn và sắt nét.

Laser Fiber đặc biệt có thể cắt các kim loại màu và đạt độ thẩm mỹ cao hơn Plasma và Oxy-Gas. Máy CNC Laser, đặc biệt là Laser Fiber, có giá cao và đòi hỏi bảo trì phức tạp. Tia laser cũng gây nguy hiểm trong quá trình gia công.

Gia công cắt kim loại bằng Oxy-gas

Phương pháp cắt Oxy-Gas là một trong những phương pháp gia công cơ khí đơn giản và hiệu quả, với chi phí thiết bị và tiến hành tương đối thấp. Máy cắt Oxy sử dụng khí gas để cắt các tấm thép dày, và điều này phụ thuộc vào việc điều chỉnh van khí Oxy.

Thậm chí với độ dày lên đến 1500mm, phương pháp đơn giản này vẫn có thể cắt được. Tuy nhiên, khi cắt thép, cần chú ý đến độ vát của vật liệu cắt. Khi độ dày tăng lên, góc vát cũng tăng theo.

Ngoài ra, phương pháp gia công cắt kim loại bằng Oxy-Gas chỉ áp dụng cho sắt carbon và hợp kim sắt thấp, tốc độ cắt chậm và vùng ảnh hưởng nhiệt lớn. Do đó, sau khi cắt, các chi tiết có thể bị cong vênh và biến dạng, đặc biệt khi cắt các tấm dài.

Gia công cắt kimn loại bằng tia nước

Công nghệ cắt bằng tia nước là phương pháp tiên tiến cho việc cắt kim loại và các vật liệu khác bằng tia nước áp suất cao kết hợp với hạt mài. Đây là một phương pháp linh hoạt, có thể cắt trên nhiều vật liệu khó gia công bằng phương pháp truyền thống.

Tia nước cho phép cắt bề dày lớn với sự chính xác và không sinh nhiệt, mở ra khả năng gia công cơ khí các bề mặt phức tạp như góc V và chạm khắc nghệ thuật. Công nghệ này cũng mang đến tính tự động hóa cao và dễ dàng bảo trì.

Tuy nhiên, phương pháp cắt bằng tia nước cũng có nhược điểm như khó kiểm soát độ chính xác kích thước gia công và chi phí cao do thiết bị phải nhập khẩu. Ngoài ra, do công nghệ này vẫn đang mới nên vẫn còn một số vấn đề giữa lý thuyết và thực tế chưa được hoàn thiện.

Đánh giá tổng quan về 4 phương pháp gia công

Khi lựa chọn phương pháp gia công căt kim loại, có nhiều yếu tố quan trọng cần xem xét. Điều này bao gồm vật liệu cần được căt, độ dày của vật liệu, yêu cầu về độ chính xác và tốc độ cắt, cũng như ngân sách và quy mô của dự án.

Việc lựa chọn phương pháp gia công căt kim loại phù hợp đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố kỹ thuật, yêu cầu dự án và ngân sách để đưa ra quyết định tối ưu. Mỗi phương pháp có ưu điểm và hạn chế riêng, và việc đánh giá chính xác từng trường hợp cụ thể là vô cùng quan trọng.

Nếu nhìn vào góc độ công nghiệp và so sánh 4 công nghệ cắt kim loại, có thể thấy rằng phương pháp cắt kim loại bằng laser luôn nhận được sự tin tưởng và ưu tiên hàng đầu.

Nó được coi là phương pháp phù hợp và hài hòa trên nhiều yếu tố và phương diện khác nhau, đảm bảo chất lượng cắt tốt cũng như mang lại sự đa dạng về vật liệu và tính kinh tế.

20 Tháng Bảy, 2023 / by / in
Cơ hội cho ngành gia công cơ khí từ chính thị trường nội địa rộng lớn

Với quy mô và dung lượng thị trường có thể đạt 300 tỷ USD đến năm 2030, ngành cơ khí Việt Nam được đánh giá có rất nhiều cơ hội để phát triển, vươn lên.

Ít ai biết rằng các doanh nghiệp hỗ trợ ngành dầu khí Việt Nam lại là đối tác hàng đầu của các doanh nghiệp khai thác dầu khí Brunei. Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu liên tiếp các gói sản xuất giàn khoan – một trong những hạng mục cơ khí phức tạp, đòi hỏi trình độ cao. Các giàn khoan được sản xuất ở Bà Rịa – Vũng Tàu và được chuyển tới lắp ráp ngoài khơi. Doanh thu từ lĩnh vực này đóng góp hàng trăm triệu USD vào kim ngạch thương mại Việt Nam và Brunei mỗi năm.

Theo các chuyên gia, tiềm năng của công nghiệp gia công cơ khí trong nước còn rất lớn. Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam có thể tham gia vào mọi lĩnh vực trong đời sống. Vấn đề là các doanh nghiệp Việt Nam phải vươn lên, nắm giữ thị trường 100 triệu dân, tiến tới xuất khẩu các sản phẩm gia công cơ khí ra nước ngoài. Ngoài ra, cũng rất cần các chính sách mang tính “bà đỡ” của Nhà nước.

Doanh nghiệp gặp khó, kéo giảm sản xuất công nghiệp TP.HCM | Kinh doanh |  Vietnam+ (VietnamPlus)

Cơ hội từ chính thị trường nội địa rộng lớn

Trong một dự báo được Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) công bố, tổng nhu cầu thị trường cơ khí của Việt Nam từ nay đến năm 2030 có thể đạt hơn 300 tỷ USD. Nhưng hiện nay ngành cơ khí Việt Nam mới chỉ đáp ứng khoảng gần 1/3 nhu cầu sản phẩm cơ khí trong nước.

Cũng theo cơ quan này, với khoảng 25.000 doanh nghiệp gia công cơ khí đang hoạt động, chiếm gần 30% tổng số doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam, ngành cơ khí trong nước đã từng bước làm chủ và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa; tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp và kinh tế khác phát triển, qua đó trực tiếp và gián tiếp tạo việc làm cho hàng triệu lao động.

Như vậy, việc phát triển ngành cơ khí giống như một mũi tên bắn trúng 2 đích “vừa tạo ra giá trị cho nền kinh tế với hàm lượng công nghệ cao, vừa tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động”.

Cũng bởi lý do này, trong một phiên thảo luận tại Quốc hội vào cuối năm 2022, đại biểu Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân, đề xuất Chính phủ có cơ chế đặt hàng các dự án lớn cho doanh nghiệp trong nước. Ông lấy ví dụ có thể đặt hàng xây dựng các tuyến đường sắt, điều này vừa giúp nâng cao năng lực của doanh nghiệp nội địa, vừa khuyến khích phát triển, làm chủ công nghệ một số ngành mũi nhọn, trong đó có ngành cơ khí.

Điều này đã được chứng minh trong quá khứ khi điểm sáng lớn nhất của ngành gia công cơ khí có lẽ là chế tạo thiết bị điện. Việt Nam đã dần làm chủ được những thiết bị điện có hàm lượng công nghệ cao nhờ cơ chế đặt hàng của Chính phủ. Với việc sản xuất thành công máy biến áp 220 kV-250 MVA; máy biến áp 500 kV, đặc biệt là máy biến áp nguồn 3 pha 500 kV-467 MVA (dòng máy siêu cao áp công suất lớn rất ít nước trên thế giới có công nghệ chế tạo), đưa vào vận hành an toàn đã khẳng định sự trưởng thành vượt bậc của ngành cơ khí điện Việt Nam.

Bài 2: Vai trò của ngành cơ khí trong phát triển công nghiệp ô tô

Trong tương lai, Việt Nam cũng có kế hoạch bỏ ra hàng trăm tỷ USD cho cơ sở hạ tầng từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây cũng chính là cơ hội cho các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam tham gia sâu vào các gói thầu, làm chủ công nghệ.

Có thể kể đến quy hoạch điện VIII giai đoạn 2021-2030 ước tính phải đầu tư khoảng 133 tỷ USD. Doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể tham gia chế tạo máy móc, thiết bị, cần cẩu, trục nâng, cột trụ đường dây truyền tải điện, máy biến áp… Các doanh nghiệp cơ khí cũng có thể tận dụng cơ hội từ các dự án đường sắt Bắc – Nam tốc độ cao trị giá khoảng 50-60 tỷ USD, Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các tuyến đường sắt đô thị, các công trình giao thông, thủy lợi, dầu khí, kinh tế biển, đóng tàu, sản xuất ôtô, xe máy… Thêm vào đó, khi kinh tế phát triển, nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, các công trình sân vận động, nhà thi đấu… cũng theo đó tăng lên.

Các sản phẩm gia công cơ khí là các loại chi tiết, linh kiện, cụm linh kiện kim loại cho các ngành hạ nguồn cũng có nhu cầu tăng mạnh trong thời gian gần đây. Hiện tại, cả nước có trên 500 doanh nghiệp sản xuất các loại linh kiện kim loại cung ứng cho các ngành hạ nguồn, tức những ngành công nghiệp chế biến, lắp ráp, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số doanh nghiệp cơ khí của cả nước, đây cũng là một phần cơ hội cho ngành cơ khí Việt Nam.

21 Tháng Sáu, 2023 / by / in
Ngành gia công cơ khí mới chỉ đáp ứng 30% nhu cầu trong nước

Dù chưa là vai trò nền tảng cho phát triển công nghiệp, nhưng đến nay nhiều doanh nghiệp ngành gia công cơ khí đã có những tiến bộ khi đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong nước, thậm chí xuất khẩu…

Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, kim ngạch xuất nhập khẩu của nhóm ngành máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác trong quý 1/2023 ước đạt 19 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu là 9,85 tỷ USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng trong quý 1/2023 chủ yếu gồm: Hoa Kỳ gần 4 tỷ USD; EU với 1,46 tỷ USD; Trung Quốc với 701 triệu USD; Nhật Bản với 663 triệu USD.

Bình Dương phấn đấu đến năm 2030 trở thành trung tâm cơ khí mạnh của vùng

Tuy nhiên, phát biểu tại buổi khai mạc tuần lễ “Triển lãm sản phẩm ngành gia công cơ khí, thiết bị điện và công nghệ số năm 2023”, tại TP.HCM từ ngày 1/6-6/6/2023, ông Trần Phú Lữ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC), lại nhận xét rằng ngành cơ khí mới chỉ đáp ứng khoảng hơn 30% nhu cầu sản phẩm cơ khí trong nước. Hiệu quả đầu tư của toàn ngành còn thấp, chưa thể hiện rõ vai trò nền tảng cho phát triển công nghiệp.

Theo ông Diệp Bảo Cánh, Tổng Thư ký Hội Doanh nghiệp cơ khí – điện TP.HCM (HAMEE), cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ đã giúp công nghệ tự động hóa – robot hóa trở thành xu hướng, công nghệ xử lý trong các thiết bị thông minh như smartphone, smart-home, smart-city… được dự báo phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Chính những điều này đã mang tới vị thế rất lớn cho lĩnh vực cơ khí – máy móc và thiết bị, đặc biệt là ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử.

Cơ khí – máy móc và thiết bị là ngành công nghiệp then chốt, là cơ sở, nền tảng, động lực cho sự phát triển công nghiệp của bất cứ quốc gia nào, đặc biệt với đất nước đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa như Việt Nam.

Với khoảng 25.000 doanh nghiệp gia công cơ khí đang hoạt động, chiếm gần 30% tổng số doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam, ngành cơ khí – máy móc và thiết bị trong nước đã từng bước làm chủ và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp và kinh tế khác phát triển, qua đó trực tiếp và gián tiếp tạo việc làm cho hàng triệu lao động.

Ông Diệp Bảo Cánh cho biết thêm, sự dịch chuyển chuỗi cung ứng sau đại dịch Covid-19 đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam cần có bước chuyển mình, nâng tầm để thực sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cơ hội và thách thức ngành công nghiệp cơ khí Việt nam - CÔNG TY TNHH ADOBUS

Hiện HAMEE đang triển khai dự án “Made by Vietnam” nhằm tạo hệ sinh thái hình thành chuỗi cung ứng chuỗi giá trị cho các doanh nghiệp Việt Nam, giúp nâng cao cao chất và lượng của sản phẩm Việt. Đồng thời, trong khuôn khổ dự án cũng đẩy mạnh việc quảng bá cho các doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp Việt tại thị trường nội địa cũng như kết nối đến thị trường các nước thông qua các chương trình xúc tiến thương mại.

Tham gia sản phẩm trưng bày tại triển lãm, ông Huỳnh Công Toàn, Giám đốc bán hàng, Công ty TNHH Kỹ thuật công nghệ Nam Sơn, cho biết tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm của công ty khoảng 40%, công ty đã làm chủ được công nghệ trong sản xuất. Hiện sản phẩm của công ty được bán cho nhiều doanh nghiệp trong nước sử dụng cũng như xuất khẩu nước ngoài (Nhật, Úc, Thái Lan, Canada, Mỹ, Malaysia).

Để hỗ trợ doanh nghiệp ngành này quảng bá hình ảnh, sản phẩm đến các đối tác trong và ngoài nước, ông Trần Phú Lữ, Phó Giám đốc phụ trách ITPC, cho rằng triển lãm sản phẩm ngành gia công cơ khí, thiết bị điện và công nghệ số năm 2023 là một kênh truyền thông hiệu quả, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp TP.HCM tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh mới cũng như góp phần đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu.

20 Tháng Sáu, 2023 / by / in
Định hướng phát triển của ngành Gia công cơ khí trong tương lai

Có thể nói, sau hơn 25 năm đổi mới thì ngành gia công cơ khí Việt Nam đã có những cố gắng tích cực và không ngừng phát triển lớn mạnh, từng bước trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, qua đó tạo cơ sở thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển, sản xuất ra nhiều loại sản phẩm phục vụ cho tất cả các ngành nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, du lịch cũng như phục vụ nhu cầu trong nước và bước đầu vươn ra thị trường nước ngoài.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan đã đạt được, ngành gia công cơ khí tại nước ta vẫn còn rất nhiều những hạn chế nhất định. Công nghệ chế tạo cơ khí trong nước về tổng thể vẫn là công nghệ chế tạo lạc hậu, đơn giản, trình độ kỹ thuật được đánh giá là tụt hậu khoảng 2-3 thế hệ so với các nước trong cùng khu vực. Ngoài ra, theo các số liệu báo cáo tại hội thảo “Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội năm 2015, tổng giá trị nhập khẩu của ngành cơ khí trong năm 2014 là 26,53 tỷ USD trong khi giá trị xuất khẩu chỉ đạt 15,23 tỷ USD. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp trong nước cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc phát triển ngành công nghiệp chủ đạo để từng bước đẩy mạnh tỉ lệ xuất siêu.

Để làm được điều này đòi hỏi sự hỗ trợ rất lớn từ phía Nhà Nước trong vấn đề hoạch định chiến lược cũng như định hướng phát triển của ngành gia công cơ khí trong những năm sắp tới.

Định hướng phát triển của ngành

Về định hướng phát triển và mục tiêu tổng quát đến năm 2025 của ngành gia công cơ khí Việt Nam, các doanh nghiệp cần tận dụng thế mạnh sẵn có của khu vực, đầu tư phát triển ngành ở những nơi có hạ tầng cơ sở tốt. Cùng với đó là từng bước hình thành các ngành hỗ trợ để phục vụ cho nhu cầu phát triển chung của ngành công nghiệp cơ khí, đồng thời hiện đại hóa các trang thiết bị hiện có, đổi mới công nghệ, ứng dụng kỹ thuật số trong khâu thiết kế, chế tạo. Bên cạnh đó, chiến lược phát triển cũng đặt chỉ tiêu đến năm 2025, tỷ trọng ngành gia công cơ khí sẽ chiếm trên 21% trong cơ cấu ngành công nghiệp và đáp ứng được trên 50% nhu cầu thị trường trong nước. Để làm được điều này, Nhà Nước ta cần tập trung nâng cao hiệu quả quản lý đối với hoạt động của ngành nhằm tăng hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp cơ khí.

Ngành cơ khí vẫn loay hoay tồn tại - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Không những thế, về lâu dài, định hướng phát triển tốt nhất của ngành gia công cơ khí là nên tập trung nghiên cứu và phát triển các thế hệ máy mới, cũng như chuyển giao công nghệ cho các cơ sở sản xuất. Hơn thế nữa, Nhà Nước nên khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc nâng cấp công nghệ ở khâu gia công cơ khí và mở rộng chế tạo các dây chuyền thiết bị toàn bộ cho những lĩnh vực đang sử dụng dây chuyền và thiết bị nhập ngoại. Cụ thể ở đây, các sản phẩm, lĩnh vực chủ yếu mà ngành cơ khí Việt Nam nên được chú trọng trong thời gian sắp tới là:

  • Máy động lực: Đầu tư chiều sâu, hiện đại hoá thiết bị và công nghệ CIM, phát triển ngành chế tạo máy động lực trở thành lĩnh vực công nghiệp mạnh của Việt Nam.
  • Thiết bị toàn bộ: Vận dụng nhân lực và nguồn vốn để đầu tư các thiết bị và công nghệ cao CAD/CAM (Computer Aided Design/Computer Aided Manufacturing – Thiết kế/Chế tạo với sự trợ giúp của máy tính) nhằm ứng dụng vào các khâu cơ bản như: đúc, rèn, tạo phôi lớn để đồng bộ về thiết bị và công nghệ đáp ứng yêu cầu chế tạo chi tiết, cụm chi tiết lớn, phức tạp. Đặc biệt tập trung sản xuất thiết bị có độ phức tạp cao để thay thế sản phẩm nhập khẩu và từng bước xuất khẩu, nâng cao năng lực chế tạo thiết bị toàn bộ với công nghệ tiên tiến hơn hiện nay.
  • Máy công cụ: Ngoài việc cố gắng kêu gọi nước ngoài đầu tư các nhà máy sản xuất máy công cụ tại khu vực, thì các cơ quan ban ngành cơ khí sẽ phối hợp với các trung tâm nghiên cứu mạnh của hai đầu đất nước để nghiên cứu thiết kế, chế tạo các mẫu máy hiện đại ứng dụng công nghệ PLC, CNC, NC và các thiết bị gia công đặc biệt.
  • Máy kéo và máy nông nghiệp: Áp dụng công nghệ tạo phôi, sơn tĩnh điện, dây chuyền lắp ráp tự động để nâng cao năng suất, chất lượng.
  • Cơ khí xây dựng: Đầu tư chiều sâu cho các cơ sở chế tạo máy xây dựng với thiết bị và công nghệ hiện đại, đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất.
  • Thiết bị điện: Phấn đấu xây dựng ngành sản xuất thiết bị điện hiện đại cho đến năm 2025 sẽ đạt trình độ tiên tiến trong khu vực về công nghiệp thiết bị điện và vật liệu điện.
  • Cơ khí ôtô và cơ khí giao thông vận tải: Phát triển ngành công nghiệp ôtô trên cơ sở tiếp thu và ứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới CNC, CAD/CAM kết hợp với khai thác và từng bước nâng cao công nghệ và thiết bị hiện có.
  • Cơ khí tàu thủy: Phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam theo hướng trở thành một chuyên ngành kinh tế kỹ thuật đồng bộ từ đào tạo, nghiên cứu, thiết kế đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm CIM, công nghệ PLC, CNC, NC, CAD/CAM đáp ứng nhu cầu đổi mới cơ cấu đội tàu hoạt động của khu vực Việt Nam, một phần trong nước và nước ngoài.
Bộ Công Thương đề ra 7 giải pháp phát triển ngành thép theo hướng “đi tắt  đón đầu” | Vietstock

Với những định hướng phát triển vô cùng rõ ràng và khả quan của ngành gia công cơ khí, hy vọng trong những năm sắp tới ngành này sẽ đạt được những kết quả đáng mong đợi hơn để từng bước thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam ngày càng vững mạnh trong thời kỳ hội nhập đầy thách thức này.

6 Tháng Sáu, 2023 / by / in
11 loại vật liệu gia công cơ khí công nghiệp phổ biến

11 LOẠI VẬT LIỆU GIA CÔNG CƠ KHÍ CÔNG NGHIỆP PHỔ BIẾN

Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng hiện nay, rất nhiều loại vật liệu khác nhau đã được sử dụng trong gia công cơ khí. Trong đó 11 loại vật liệu gia công cơ khí sau đây là phổ biến nhất. Hãy tìm hiểu đặc điểm và phương pháp gia công được áp dụng cho những vật liệu này nhé!

1. Vật liệu gia công cơ khí kim loại và hợp kim phổ biến

Để tạo ra những sản phẩm cơ khí chất lượng với độ chính xác cao thì nguyên vật liệu gia công cần phải được lựa chọn cẩn thận, kỹ càng. Dưới đây là một số kim loại được sử dụng phổ biến nhất:

Loại gia công áp dụng Thành phẩm
Sắt Cắt thủ côngĂn mòn điện hóa

Cắt bằng máy Oxy-Gas CNC

Cắt bằng máy Plasma CNC

Cắt bằng máy Laser CNC

Kéo, tủ kệ, bàn ghế, khóa cửa, máy giặt, thiết bị máy móc công nghiệp, khung công trình xây dựng, cầu, đường ray,…
Đồng Cắt bằng các loại máy cưaCắt bằng máy Plasma CNC

Cắt bằng máy cắt Laser CNC

Đồ dùng nội thất, đúc tượng, dây điện, động cơ máy móc thiết bị, que hàn đồng,…
Nhôm Cắt bằng máy Oxy-Gas CNCCắt bằng máy Plasma CNC

Cắt bằng máy Laser CNC

Đũa, thìa muỗng, dây dẫn điện, mái nhà,…
Thép Cắt thủ côngĂn mòn điện hóa

Cắt bằng máy Oxy-Gas CNC

Cắt bằng máy Plasma CNC

Cắt bằng máy Laser CNC

Xây dựng cơ sở hạ tầng, đóng tàu,…
Inox Phương pháp cắt thủ côngPhương pháp ăn mòn

Phương pháp cắt bằng máy CNC-plasma

Phương pháp cắt bằng máy CNC chạy mũi dao

Phương pháp cắt bằng máy Laser

Tay vịn cầu thang, tủ, bàn ghế, giường, xoong nồi, lan can ban công, cột cờ, hàng rào, cổng, cửa, dụng cụ treo đồ,…
Gang Đúc Bánh răng, bánh đà, trục cán, trục khủy, vỏ máy, thân máy, bánh đai,…

1.1. Sắt

Sắt là một kim loại được tách trực tiếp từ mỏ quặng sắt. Với ưu điểm như khả năng chịu lực tốt, độ dẻo cao, độ cứng cao, giá thành thấp nên chúng ta không khó để bắt gặp sắt trong cuộc sống hiện nay. Từ những vật dụng trong đời sống hàng ngày cho đến những công trình xây dựng, thiết bị máy móc,… tất cả đều có sự góp mặt của sắt.

Hiện nay, trong ngành gia công cơ khí có hai loại vật liệu sắt được sử dụng phổ biến:

Sắt nguyên chất (nguyên bản): là sắt ở dạng tự do. Sau khi tách ra khỏi quặng sắt, sắt nguyên chất được tạo ra bằng cách loại bỏ các tạp chất bằng phương pháp khử hóa học.

Hợp kim của sắt: là sắt nguyên bản đã được pha thêm các hợp kim khác. Phổ biến nhất là gang và thép.

Gia công sắt sẽ tạo ra nhiều vật dụng, đồ dùng phục vụ nhu cầu của con người như: kéo, tủ kệ, bàn ghế, khóa cửa, máy giặt, thiết bị máy móc công nghiệp, khung công trình xây dựng, cầu, đường ray,…

Chiếm hơn 95% tổng khối lượng kim loại được gia công sản xuất trên toàn thế giới, sắt phù hợp với hầu hết các phương pháp gia công hiện tại như: cắt thủ công, ăn mòn điện hóa, cắt bằng máy Oxy-Gas CNC, cắt bằng máy Plasma CNC, cắt bằng máy Laser CNC,…

Mẫu bàn ghế với giá trị thẩm mỹ cao được tạo ra từ quá trình gia công cơ khí vật liệu sắt

1.2. Đồng

Đồng là kim loại có khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, dễ dàng dát mỏng và uốn cong để tạo kiểu.

Hai loại đồng được sử dụng phổ biến trong gia công hiện nay là: đồng nguyên chất và các loại hợp kim của đồng như đồng thau, đồng đen, đồng đỏ,… Mỗi loại nguyên vật liệu trên có tính chất và mang lại công dụng khác nhau.

Đồng được ứng dụng nhiều để gia công tạo thành các sản phẩm như: đồ dùng nội thất, đúc tượng, dây điện, động cơ máy móc thiết bị, que hàn đồng,…

Các phương pháp gia công đồng thường được sử dụng: cắt bằng các loại máy cưa, cắt bằng máy Plasma CNC, máy cắt Laser CNC,…

Tượng đồng là một sản phẩm gia công vật liệu rất được ưa chuộng hiện nay

1.3. Nhôm

Được biết đến là kim loại phổ biến thứ tư trên thế giới, nhôm hiện đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: y học, công nghiệp, xây dựng,… và trong cuộc sống hàng ngày

Các loại vật liệu nhôm được gia công cơ khí bao gồm:

Nhôm nguyên chất: Là loại nhôm được lấy trực tiếp từ quặng, không có hoặc rất ít tạp chất.

Hợp kim của nhôm:

Hợp kim nhôm biến dạng: là loại vật liệu có hàm lượng của nhôm thấp, tính dẻo tốt, trong điều kiện nóng chảy hay nguội đều dễ dàng biến dạng.

Hợp kim nhôm đúc: hàm lượng nhôm trong vật liệu cao hơn, do có tính giòn nên rất khó hoặc không thể biến dạng.

Với những đặc tính như mềm, dễ uốn dẻo, nhiệt độ nóng chảy cao và không bị oxy hóa, nhôm được ứng dụng để chế tạo ra nhiều sản phẩm như đũa, thìa muỗng, dây dẫn điện, sản xuất, chế tạo máy bay và các thiết bị hàng không.

Các phương pháp gia công cơ khí nhôm thường được sử dụng: cắt bằng máy Oxy-Gas CNC, máy Plasma CNC, máy Laser CNC,…

Các sản phẩm nhôm cây, nhôm hình được tạo ra từ quá trình gia công cơ khí vật liệu

1.4. Thép

Thép là hợp kim được tạo ra do sự kết hợp của sắt và cacbon cùng với một số nguyên tố khác. Do có độ bền cao nên thép được ứng dụng để phục vụ các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, đóng tàu, làm cầu, đường ống dẫn…

Có hai loại thép được sử dụng chủ yếu hiện nay:

  • Thép Cacbon: Gồm sắt, cacbon và sự góp mặt của một số nguyên tố khác như: Si, P, Mn,…
  • Thép hợp kim: Là thép cacbon được bổ sung các nguyên tố: N, B, Ta, Cu, Mo, V, W,…

Tương tự như sắt, thép cũng được gia công bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó phổ biến là: cắt thủ công, ăn mòn điện hóa, cắt bằng máy Oxy-Gas CNC, cắt bằng máy Plasma CNC, cắt bằng máy Laser CNC,…

Ứng dụng gia công vật liệu thép vào chế tạo vỏ xe hơi

1.5. Inox

Inox (thép không gỉ) là một dạng hợp kim của sắt, trong thành phần có chứa ít nhất 10.5% Crôm. Do vậy mà inox có độ bền cao, chịu lực và chịu nhiệt tốt, không bị gỉ, ít chịu ảnh hưởng từ các điều kiện tự nhiên.

Hiện nay do nhu cầu thị trường tăng cao dẫn đến sự ra đời của nhiều chủng loại inox khác nhau, song nhìn chung có 2 loại inox cơ bản được sử dụng là: inox 201 và inox 304.

Một số phương pháp gia công cơ khí inox phổ biến: cắt thủ công, ăn mòn, cắt bằng máy CNC-plasma, cắt bằng máy CNC chạy mũi dao, cắt bằng máy Laser,…

  • Inox 201: Thích hợp để gia công sản xuất các thiết bị, vật dụng sử dụng trong nhà như: tay vịn cầu thang, tủ, bàn ghế, giường, xoong nồi,…
  • Inox 304: Chất lượng vượt trội hơn inox 201, thích hợp để sử dụng cho các công trình bên ngoài như: lan can ban công, cột cờ, hàng rào, cổng, cửa, dụng cụ treo đồ,…

Mẫu bồn rửa bát hiện đại được chế tạo từ inox 304

1.6. Gang

Gang là một trong những hợp kim của sắt chứa cacbon với hàm lượng trên 2.14%. Loại vật liệu này có khả năng đúc tốt, nhiệt độ nóng chảy cao, rất ít hoặc không bị biến dạng, dễ dàng điền đặc khuôn, chịu lực tốt,… Tuy nhiên, gang có một nhược điểm lớn là giòn và khả năng chịu va đập kém.

Với những đặc tính trên, gang thường được sử dụng để gia công tạo thành các chi tiết máy phức tạp như: bánh răng, bánh đà, trục cán, trục khủy, vỏ máy, thân máy, bánh đai…

Vật liệu gang được gia công thành các chi tiết máy phục vụ sản xuất công nghiệp

2. Vật liệu gia công cơ khí phi kim loại

Trong gia công cơ khí, bên cạnh những vật liệu kim loại phổ biến kể trên còn có rất nhiều vật liệu phi kim loại được ưa chuộng sử dụng như: chất dẻo, cao su, composite, gỗ, HDPE,…

2.1. Chất dẻo

Với ưu điểm là khối lượng riêng nhỏ, độ bền cao, khả năng cách điện và cách âm tốt, chất dẻo đang là vật liệu không thể thiếu trong cuộc sống.

Một số loại chất dẻo được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực gia công cơ khí là:

  • Chất dẻo bền: PE, PP được ứng để sản xuất bao bì sản phẩm, chai, lọ, cốc,…
  • Chất dẻo trong suốt: PS, PMMA được ứng dụng để làm kính, thước đo, dụng cụ gia đình: hộp nhựa, hũ gia vị,…
  • Chất dẻo PVC: được ứng dụng chủ yếu để sản xuất ra vỏ dây điện, ống nước/xăng/dầu/hóa chất.
  • Keo dán
  • Một số chất dẻo có độ cứng lớn và khả năng chịu nhiệt cao: tetolit, polyamit, baketlit,… thường được ứng dụng để sản xuất, chế tạo các chi tiết máy công nghiệp.

Rất nhiều vật dụng trong gia đình được tạo ra từ gia công chất dẻo

2.2. Cao su

Cao su được biết đến là một polyme hữu cơ với những tính chất đặc biệt như: tính đàn hồi cao, chịu lực kéo tốt, có khả năng cách điện tốt, ổn định và không thấm nước.

Hiện nay, có hai loại cao su được ứng dụng để gia công cơ khí là:

  • Cao su thường (hay còn được gọi là cao su dẻo): thành phần chứa từ 1% – 5% lưu huỳnh.
  • Cao su cứng: hàm lượng lưu huỳnh lớn hơn ở cao su dẻo, làm cao su cứng hơn, có khả năng chống axit và ăn mòn tốt.

Hiện nay cao su được ứng dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, chế tạo lốp xe các loại đáp ứng nhu cầu của con người. Bên cạnh đó nó cũng được dùng để tạo ra các thành phẩm có thể sử dụng trong môi trường hóa chất, xăng, dầu như: ống dẫn khí, ống dẫn hơi, ống chịu áp lực, ống cao su,…

Cao su được ứng dụng trong sản xuất, chế tạo lốp xe

2.3. Vật liệu Composite

Composite là vật liệu tổng hợp, kết hợp từ hai hoặc nhiều vật liệu khác nhau để tạo thành một vật liệu mới vượt trội hơn về mọi mặt.

Một số loại vật liệu composite được ứng dụng phổ biến trong gia công cơ khí hiện nay:

  • Vật liệu Composite cốt hạt: bao gồm nền là coban và cốt là các hạt cacbit. Loại này được ứng dụng chủ yếu để tạo ra bê tông, phục vụ nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong đó, nền là xi măng và cốt là cát, đá, sỏi.
  • Vật liệu Composite cốt sợi: là loại vật liệu tương đối dẻo ở nền, bền và vững ở cốt. Composite cốt sợi được ứng dụng chủ yếu để làm ra vỏ tàu biển, vỏ xe ô tô, các loại tấm lót sàn sử dụng trong công nghiệp, chế tạo chi tiết máy, tuabin,…

Tên lửa với lớp vỏ Composite đang được ứng dụng phổ biến hiện nay

2.4. Vật liệu HDPE

HDPE là vật liệu nhựa dẻo, bền và có khả năng chịu nhiệt cao chống chịu tốt các hóa chất mạnh, các mối hàn bền chặt ít bị ăn mòn và rò rỉ, do đó chúng được ứng dụng để sản xuất ra ống dẫn nước, ống dẫn chất thải, can nhựa, túi nhựa,…

Ống nhựa được tạo ra từ vật liệu HDPE có khả năng chịu nhiệt, chịu lực tốt

2.5. Gỗ

Gỗ là vật liệu rất phổ biến, có mặt trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, giao thông vận tải, nội thất,…

Gỗ có nhiều ưu điểm như nhẹ, chắc chắn, khả năng chịu lực tốt, dễ dàng tìm kiếm và gia công. Các sản phẩm gia công cơ khí từ vật liệu gỗ thường bao gồm bàn ghế, tủ đồ, vật dụng trang trí,…

Đồ nội thất gia đình được tạo ra từ quá trình gia công vật liệu gỗ

20 Tháng Năm, 2021 / by / in