Thêm kết quả...

Tin tức

Lý do đừng bao giờ sử dụng chai hộp nhựa có ký hiệu 3,6,7 để đựng nước và thực phẩm

Hãy chọn các sản phẩm nhựa có nhãn số 2, số 4 và số 5 vì chúng được cho là an toàn hơn với sức khỏe.

Nếu bạn để ý, hầu hết những chiếc hộp nhựa và chai nhựa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đều được nhà sản xuất dập nổi một ký hiệu hình tam giác có 3 mũi tên vòng cung nối đuôi nhau. Đó chính là nhãn hiệu tái chế của loại nhựa mà họ sử dụng.

Và bằng cách đọc những con số trên nhãn hiệu tái chế này, bạn có thể biết chiếc hộp hoặc cái chai đó làm từ chất liệu nhựa gì, có phù hợp với mục đích sử dụng hay không? Trong trường hợp bạn đang tìm một cái chai được nước, hoặc một cái hộp để đựng thực phẩm, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên tránh xa các sản phẩm có nhãn số 3,6 và 7.

Đây là lý do tại sao:

1. Chai hộp nhựa có nhãn số 3

Nhãn tái chế số 3 có nghĩa là đồ vật của bạn được làm từ nhựa PVC (Polyvinyl Chloride), hay còn ký hiệu là V. Loại nhựa này có đặc tính dẻo vượt trội, thường được sử dụng để làm lớp bọc dây dẫn điện, ống nhựa, xốp bọt khí để bảo vệ hàng hóa…

Tuy nhiên để có được tính dẻo này, nhà sản xuất sẽ phải pha vào nhựa PVC một hóa chất độc hại là phthalate. Hóa chất này có khả năng gây rối loạn nội tiết tố, làm thay đổi khả năng sản xuất và duy trì hooc-môn trong cơ thể bạn.

Nó có thể bị rò rỉ vào nước uống hoặc thực phẩm, tiếp xúc với thời gian dài có thể gây ra nhiều nguy cơ sức khỏe bao gồm bệnh hen suyễn, béo phì ở trẻ em, bệnh tim mạch, rối loạn sinh dục và sinh sản ở nam giới.

Phthalate đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai, bởi nó có thể làm tăng nguy cơ xảy thai, thai nhi có chỉ số IQ thấp hoặc mắc bệnh ADHD.

Ngoài ra, các sản phẩm nhựa có nhãn số 3 còn chứa di-(2-ethylhexyl)adipate (DEHA). Đây là một hợp chất có thể gây ung thư nếu tiếp xúc lâu dài. DEHA cũng liên quan đến tình trạng loãng xương và các vấn đề về gan khác.

Mặc dù không được khuyến cáo để đựng thực phẩm, bạn vẫn có thể tìm thấy một số sản phẩm trên thị trường sử dụng nhựa PVC nhãn số 3 cho mục đích này, chẳng hạn như chai dầu ăn, cốc đựng sữa chua, bơ, chai nước trái cây…

Một số sản phẩm sử dụng nhựa PVC an toàn hơn bao gồm chai dầu động cơ, chai chất tẩy rửa, dầu gội đầu, bạn chỉ nên sử dụng những loại chai này 1 lần và không tái chế chúng cho các mục đích khác.

Mặc dù không được khuyến cáo để đựng thực phẩm, bạn vẫn có thể tìm thấy một số sản phẩm trên thị trường sử dụng nhựa PVC nhãn số 3 cho mục đích này, chẳng hạn như chai dầu ăn, cốc đựng sữa chua, bơ, chai nước trái cây…

Một số sản phẩm sử dụng nhựa PVC an toàn hơn bao gồm chai dầu động cơ, chai chất tẩy rửa, dầu gội đầu, bạn chỉ nên sử dụng những loại chai này 1 lần và không tái chế chúng cho các mục đích khác.

2. Chai hộp nhựa có nhãn số 6

Nhãn tái chế số 6 được in hoặc dập nổi trên các sản phẩm làm từ nhựa PS (Polystyrene). Đây là một loại nhựa xốp rẻ tiền, thường được sử dụng ở các nước đang phát triển. Nhiều sản phẩm như hộp đựng thực phẩm, dao, dĩa, thìa nhựa dùng một lần là thứ mà bạn sẽ gặp được làm từ nhựa PS nhãn số 6.

Vấn đề của loại nhựa này là nó có chứa styrene, một hóa chất tạo ra độ xốp. Styrene đặc biệt dễ bị rò rỉ nếu bạn dùng nó để đựng thực phẩm nóng chẳng hạn như cà phê hoặc xôi. Trong khi, phơi nhiễm với styrene có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, suy giảm trí nhớ, trầm cảm, ảnh hưởng đến chức năng thận, thính giác và tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như ung thư hạch, ung thư máu.

Nhựa PS an toàn hơn khi nó được sử dụng để làm hộp đựng trứng, bao bì xốp và vật liệu cách nhiệt. Nhưng nó chắc chắn không bao giờ phù hợp để đựng nước hay thực phẩm.

3. Chai hộp nhựa có nhãn số 7 hoặc không có nhãn

Các sản phẩm nhựa được dán nhãn số 7 (nhãn cuối cùng) hoặc không có nhãn thực chất là nhựa không được phân loại. Tuy nhiên, nó thường chứa thành phần chính là nhựa PC (polycarbonate). Nguyên liệu của loại nhựa này có chứa bisphenol-A (BPA) là một hóa chất rất độc hại với sức khỏe.

BPA hoạt động như một loại estrogen tổng hợp, giống với phthalate, nó có thể gây ra rối loạn nội tiết tố, làm tăng nguy cơ vô sinh, ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ thai nhi, làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em.

Ngoài ra, BPA còn làm tăng nguy cơ hai loại ung thư là ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.

4. Vậy nên chọn các loại nhựa nào?

Ngoài 3 loại nhựa trên, chúng ta có các sản phẩm nhựa nhãn số 2, số 4 và số 5 được cho là an toàn với sức khỏe. Nhựa có nhãn số 1 là nhựa PETE hoặc PET (Polyethylene Terephthalate) cũng thường được dùng để làm chai đựng nước khoáng, nước ngọt, bia.

Mặc dù loại nhựa này ít có nguy cơ rò rỉ hóa chất vào thực phẩm hơn, tuy nhiên, bạn không nên tận dụng các chai nhựa PET này để đựng nước đi đựng nước lại nhiều lần. Đó là bởi nhựa số 1 rất dễ tích tụ vi khuẩn, có thể khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm.

Nhựa có nhãn số 2 là nhựa HDPE (High Density Polyethylene). Đây là loại nhựa an toàn nhất nên thường được dùng để làm bình đựng sữa cho trẻ sơ sinh. Đó là bởi nhựa HDPE có chất lượng cao, không phát hành hóa chất vào thực phẩm. Các chuyên gia y tế đều khuyên dùng loại nhựa này.

Nhựa có nhãn số 4 là LDPE (Low Density Polyethylene) cũng được coi là an toàn. Tuy nhiên, nó thường ít được sử dụng để làm chai hoặc hộp đựng thực phẩm. Thay vào đó, nhựa LDPE hay được dùng làm túi nilon, giấy gói bánh. Bạn có thể yên tâm nếu trên nhãn túi nilon đựng thực phẩm của mình có nhãn số 4 này.

Nhựa có nhãn số 5 là PP (Polypropylene) thường được dùng làm hộp các sản phẩm thực phẩm có màu sắc bắt mắt như kem, siro, sữa chua. Đó là bởi nhựa PP có màu trắng, dễ nhuộm và trang trí. Ưu điểm của PP là nó có khả năng chịu nhiệt tốt, nên sẽ không tan chảy hoặc phát hành hóa chất nếu dùng để đựng thực phẩm ở nhiệt độ cao.

(Theo Theguardian/ Ongreenplanet/ Pháp luật và Bạn đọc)

Nguồn: vietnamnet.vn

22 Tháng Chín, 2021 / by / in
Người Hà Nội đã sớm “ngủ quên” trước dịch Covid-19
VOV.VN – Một bộ phận người dân sớm có tâm lý chủ quan trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Cảnh tượng dân đổ ra chật kín phố phường vui chơi khi Hà Nội vẫn đang thực hiện Chỉ thị 15 khiến nhiều người không khỏi lo ngại.

Đêm Trung thu, độc giả cả nước đã được chứng kiến một Hà Nội với biển người chen lấn đổ về trung tâm thành phố và các khu vực công cộng, trong đó không ít gia đình đưa theo cả con nhỏ – đối tượng chưa được tiêm chủng. Có lẽ, nhiều người đã có “cảm giác ớn lạnh” khi nghĩ về Thủ đô vừa mới trải qua 2 tháng căng mình chống dịch, người dân phải chịu 4 đợt giãn cách với không ít sự bất tiện. Phải chăng, người dân Hà Nội đã sớm “ngủ quên” trước đại dịch?!!.

Hình ảnh hàng ngàn người đổ về trung tâm Hà Nội đêm Trung thu bất chấp những cảnh báo về dịch bệnh vẫn còn hiện hữu
Chỉ thị 22/CT-UBND do Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội mới ban hành vẫn nhấn mạnh: “Mọi cá nhân và các tổ chức tiếp tục nâng cao ý thức phòng, chống dịch, thực hiện nghiêm 5K cũng như các biện pháp bảo vệ cá nhân và cộng đồng. Tuyệt đối không được chủ quan trong khi Thành phố dần nới lỏng các hoạt động để phục hồi sản xuất, kinh doanh”, “…không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng”, “Từ 06h00 ngày 21/9/2021, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thành phố theo nguyên tắc tại Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và một số biện pháp cao hơn phù hợp với tình hình thực tế cho đến khi hoàn thành việc tiêm chủng mũi 2 cho toàn bộ người dân trong độ tuổi tiêm chủng và có thông báo mới của Thành phố” – Chỉ thị là thế, nhưng có vẻ người dân đã quên!.

Tôi đọc đâu đó trên Facebook có người đã viết rằng: Có lẽ đêm qua người Hà Nội chẳng nhớ là thành phố vẫn đang áp dụng các biện pháp chống dịch theo tinh thần Chỉ thị 15 mà họ chỉ nhớ rằng đêm qua là 15 Âm lịch, là đêm rằm Trung thu.

Hà Nội trải qua 2 tháng giãn cách và không ít người đổ lỗi cho chính quyền không có những quyết định chống dịch quyết liệt. Tuy nhiên liệu họ có nghĩ rằng việc chống dịch không thế phó mặc cho chính quyền, các lực lượng chức năng, đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu mà điều căn bản nhất lại nằm ở ý thức phòng và chống dịch của bản thân mỗi người?

Nhiều người lấy lý do sau 2 tháng giãn cách, việc ra ngoài cảm nhận không khí đêm Trung thu là nhu cầu chính đáng, là một cách để giảm stress, trầm cảm sau những tháng ngày tù túng chỉ quanh quẩn trong nhà. Nhưng liệu họ có nghĩ nếu trong đám đông đổ ra đường đêm qua có một ai đó là F0 chưa được phát hiện thì con đường chống dịch phía trước tiếp tục dài thêm và những tháng ngày phong tỏa, hạn chế đi lại sẽ bắt buộc phải áp dụng lại???

Cũng có người lý do rằng, Hà Nội đã hoàn thành việc tiêm phủ vaccine mũi 1 cho người dân từ 18 tuổi trở lên và có thể tạm yên tâm với dịch. Tuy nhiên, cần ý thức rằng việc tiêm vaccine chỉ giúp chúng ta hạn chế diễn biến nặng khi mắc Covid-19 chứ không phải hoàn toàn miễn nhiễm. Độ tiêm phủ mũi 1 cho người dân ở Hà Nội cũng mới chỉ được hoàn thành, cần có thời gian để cơ thể sinh miễn dịch.

Trong cuộc họp báo mới đây, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho rằng người dân không được chủ quan bởi mặc dù hiện nay Thành phố đã tiêm vaccine mũi 1 cho trên 94% người trên 18 tuổi đủ điều kiện, đây là tỷ lệ rất cao, nhưng theo yêu cầu của ngành Y tế, trạng thái của Thành phố vẫn chưa thể trở lại “bình thường mới”, vì hiện nay tỷ lệ tiêm mũi 2 của Hà Nội mới đạt 12%, trong khi yêu cầu bắt buộc phải là trên 70% mũi 1 và trên hoặc bằng 20% mũi 2.

Rất nhiều chuyên gia y tế đã lên tiếng cảnh báo về sự nguy hiểm của biến chủng Delta với tốc độ lây lan nhanh. Việc hạn chế tập trung đông người và thực hiện nghiêm quy định 5K là điều kiện tiên quyết để chúng ta sớm khống chế được dịch bệnh – điều đó phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của mỗi người.

Nói về việc tập trung đông người, gây tắc nghẽn tại một số tuyến đường trong đêm Trung thu tối 21/9 ở Hà Nội, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng đánh giá người dân đang chủ quan. Theo ông Phu nếu trong đám đông tối qua, có 1 ca F0 thì sẽ lây lan rất nhanh và khi đó ngành y tế sẽ rất khó thực hiện truy vết, vì không thể biết ai lây cho ai, ai tiếp xúc với ai, điều này rất nguy hiểm.

Đừng để các y bác sĩ tiếp tục mệt nhoài trên tuyến đầu chống dịch chỉ bởi một số người muốn thỏa mãn thú vui bản thân.

Theo thông tin mới nhất, sáng 22/9, Hà Nội vừa phát hiện 2 ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng tại quận Hà Đông. Điều này càng một lần nữa cho thấy tuyệt đối không được chủ quan bởi trong cộng đồng vẫn lẩn khuất những ca F0 chưa được phát hiện.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong những phát biểu về công tác phòng chống dịch Covid-19 đều kêu gọi “mỗi người dân hãy là một chiến sĩ”. Thật khó tưởng tượng về kết quả của công cuộc chống dịch khi ý thức của những “chiến sĩ” không tuân thủ nguyên tắc chống dịch khi chen vai thích cánh trong đêm Trung thu tối qua tại Hà Nội.

Đồng nghiệp của tôi đã viết rất hay về sự kiện Trung thu đêm qua rằng: “Nếu trong biển người “chơi trăng” ở các phố trung tâm Hà Nội tối qua có một người mang virus SARS-CoV-2, đêm Trung thu sẽ thành đêm đại họa. Chúng ta chỉ có thể nín thở cầu cho điều đó không thành sự thật trong vài tuần tới, để thành phố có thể dần dần trở về trạng thái bình thường mới thay vì lại tăng cường mức độ giãn cách do xuất hiện thêm các ca bệnh trong cộng đồng”.

Vui nhưng phải luôn thường trực ý thức trong đầu rằng chúng ta đang sống trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp. Chúng ta đang nỗ lực khống chế dịch để đưa cuộc sống sang giai đoạn “bình thường mới”. Chúng ta đang tìm cách thích ứng để kiểm soát và “sống chung với dịch” nhưng tuyệt đối không nên chủ quan “liều mình với dịch” bởi kẻ thù chúng ta đang đối mặt là vô hình và vũ khí tốt nhất để chống lại nó là ý thức tuân thủ.

“Vui thôi, đừng vui quá” là câu cửa miệng được nói nhiều trong thời điểm dịch dã này. Vui một cách có ý thức và mỗi người tự kiểm soát hành động của mình là cách hiệu quả nhất để giảm tải cho đội ngũ đang làm công tác chống dịch nơi tuyến đầu, giảm tải cho hệ thống y tế và các y bác sĩ và sớm đưa chúng ta tới giai đoạn “bình thường mới”./.

22 Tháng Chín, 2021 / by / in
Thông tin người từ ‘vùng xanh’ của Hà Nội được vào Thái Bình là chưa chính xác

(VTC News) – Giám đốc Sở Y tế Thái Bình Phạm Quang Hòa khẳng định, thông tin tỉnh cho người từ “vùng xanh” của Hà Nội vào địa bàn là không chính xác.

Những ngày qua, mạng xã hội và một số trang báo điện tử đưa thông tin: “Người sống tại các “vùng cam, vàng và xanh” ở Hà Nội được phép về Thái Bình nhưng phải tuân thủ quy định phòng chống dịch của địa phương. Đặc biệt công dân sinh sống tại “vùng xanh” khi về Thái Bình chỉ cần khai báo y tế và theo dõi sức khỏe tại nhà”.

Trả lời PV VTC News, ông Phạm Quang Hòa, Giám đốc Sở Y tế, Phó Trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Thái Bình khẳng định, thông tin Thái Bình nới lỏng biện pháp chống dịch với người về từ Hà Nội là không chính xác. Tỉnh Thái Bình chưa có thay đổi, điều chỉnh gì về việc này.

Thông tin người từ 'vùng xanh' của Hà Nội được vào Thái Bình là chưa chính xác - 1

Người dân ra vào tỉnh Thái Bình thực hiện khai báo tại chốt kiểm soát dịch. (Ảnh: Thái Bình TV)

Ông Hoà cho biết, hiện Thái Bình không tiếp nhận người từ tỉnh, thành đang áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng cho đến khi việc áp dụng này được gỡ bỏ.

“Thông tin Thái Bình tiếp nhận người từ vùng xanh hay vàng của Hà Nội về là không chính xác. Cách phân chia vùng xanh, vùng đỏ, vùng vàng… đang áp dụng nội bộ trong thành phố Hà Nội, vì vậy khi Hà Nội vẫn đang áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng về giãn cách xã hội thì chúng tôi chưa tiếp nhận người từ bất cứ vùng nào của Hà Nội”, ông Hoà nói.

Thái Bình hoả tốc dừng mở loạt dịch vụ sau khi Hà Nam phát hiện chùm ca bệnh

Mở cửa kinh tế, nhưng địa phương chưa sẵn sàng

Nguồn: vtc.vn

22 Tháng Chín, 2021 / by / in
Những doanh nghiệp giảm kỷ lục doanh thu do giãn cách xã hội

(VTC News) – Việc thắt chặt giãn cách xã hội để chống dịch COVID-19 khiến doanh thu, lợi nhuận của hàng loạt doanh nghiệp giảm mạnh.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) mới đây cho biết, doanh thu vận tải trong tháng 8 thấp kỷ lục do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Cụ thể, sản lượng vận tải hành khách chỉ hơn 8.640 lượt hành khách lên tàu, đạt 24,8% kế hoạch, bằng 6,5% so với cùng kỳ 2020.

Những doanh nghiệp giảm kỷ lục doanh thu do giãn cách xã hội - 1

Doanh thu tháng 8 ngành đường sắt thấp kỷ lục do các biện pháp giãn cách xã hội để chống dịch COVID-19. (Ảnh: VNR)

Theo đại diện VNR, số khách ít ỏi trên có được nhờ trong những ngày đầu tháng 8, đường sắt duy trì chạy hàng ngày một đôi tàu khách Thống Nhất trên tuyến Bắc – Nam. Tuy nhiên, sau đó, vào cuối tháng, đôi tàu duy nhất này cũng phải dừng do dịch COVID-19 tại nhiều địa phương phức tạp hơn, nhất là khu vực các tỉnh phía Nam.

Với vận tải hàng hóa, tình hình khả quan hơn khi thực hiện 413.944 tấn xếp, đạt 101,6% kế hoạch, bằng 105,4% cùng kỳ. Nhưng tăng trưởng cũng đang có dấu hiệu chậm lại, thậm chí giảm do thiếu nguồn hàng và vận chuyển khó khăn.

Tổng doanh thu vận tải đường sắt trong tháng 8 chỉ đạt 114,7 tỷ đồng, đạt 89,5% kế hoạch, bằng 66,4% cùng kỳ năm 2020 và là mức thấp kỷ lục từ trước đến nay.

Tương tự, Công ty cổ phần Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (Thương mại Thành Công, mã TCM) cho biết doanh thu và lợi nhuận tháng 8 của doanh nghiệp giảm sâu do ảnh hưởng từ các biện pháp phòng chống dịch COVID-19

Cụ thể, doanh thu tháng 8 của TCM ghi nhận chỉ đạt gần 10,5 triệu USD (khoảng 242 tỷ đồng), giảm 23% so với cùng kỳ và lỗ sau thuế hơn 282.245 USD (khoảng 6,5 tỷ đồng) trong khi cùng kỳ lãi hơn 1 triệu USD.

Nguyên nhân thua lỗ do doanh nghiệp làm việc giãn cách nên năng suất lao động không đạt kế hoạch. Bên cạnh đó, chi phí hoạt động theo phương thức “3 tại chỗ” cao đã khiến biên lợi nhuận gộp ở mức thấp và lỗ sau thuế.

Tính chung 8 tháng đầu năm, Thương mại Thành Công đạt doanh thu hơn 106 triệu USD (tương đương 2.438 tỷ đồng), tăng 4% so với cùng kỳ và lãi sau thuế hơn 5,4 triệu USD (tương ứng 126 tỷ đồng), giảm 24%.

Trên thị trường, giá cổ phiếu TCM cũng lao dốc theo kết quả kinh doanh. Chốt phiên tuần qua, mã TCM đứng mức 66.000 đồng, giảm 13,7% trong tháng gần nhất và giảm 28,2% sau 3 tháng.

Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (Thương mại TNG, mã TNG) mới đây cũng công bố tình hình kinh doanh tháng 8 với doanh thu đạt 577,5 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ.

Tuy vậy lũy kế 8 tháng đầu năm, TNG ghi nhận doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt tăng 16% và 18% so với cùng kỳ, đạt gần 3.544 tỷ đồng và 142 tỷ đồng.

Trên thị trường, giá cổ phiếu TNG đang giao dịch ở vùng giá cao 32.400 đồng/cổ phiếu. Thanh khoản trong 1 tháng trở lại đây cũng được cải thiện hơn, bình quân hơn 3 triệu cổ phiếu/phiên.

Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (Vĩnh Hoàn, mã chứng khoán VHC) công bố kết quả kinh doanh tháng 8 với tổng doanh thu chỉ đạt 705 tỷ đồng, giảm 8% so với tháng trước.

Một công ty con của VHC là Xuất nhập khẩu Sa Giang cũng giảm doanh thu 34% so với tháng trước.

Nguyên nhân do thắt chặt giãn cách xã hội để chống dịch COVID-19 khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của TCM bị ảnh hưởng.

Trên thị trường, giá cổ phiếu VCH chốt phiên mức 51.800 đồng, giảm 1,15% song tính từ đầu năm, mã này tăng trưởng khá, 25,1%.

Tương tự, báo cáo cho thấy doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất tháng 8 của Tập đoàn Thép Tiến Lên (Thép Tiến Lên, mã TLH) đạt lần lượt gần 291 tỷ đồng và hơn 33 tỷ đồng, giảm hơn 13% so với tháng trước.

8 tháng đầu năm, tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của TLH đạt lần lượt hơn 3.000 tỷ đồng và gần 379 tỷ đồng.

Tổng công ty Phát điện 3 (Genco3, mã PGV) ghi nhận sản lượng điện sản xuất 8 tháng năm của công ty mẹ đạt 18.271 triệu kWh, bằng 86% cùng kỳ năm 2020 do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và chính sách giãn cách xã hội dẫn đến nhu cầu phụ tải hệ thống điện giảm thấp, đặc biệt khu vực phía Nam.

Nguồn: HÒA BÌNH – vtc.vn

22 Tháng Chín, 2021 / by / in
Không thể xóa sổ Covid-19 nhưng vẫn có ‘chìa khóa’ để kết thúc đại dịch

Covid-19 không thể bị xóa sổ nhưng giống như các đại dịch khác trong lịch sử, đại dịch này sẽ kết thúc một ngày nào đó, tùy thuộc vào mức độ chấp nhận và hành vi của chúng ta.

Các quy tắc kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm có những định nghĩa riêng đối với mức độ ngăn chặn một dịch bệnh có thể lây lan. “Kiểm soát” tức là nỗ lực đưa dịch bệnh lây lan ở mức độ thấp với sự hỗ trợ của các biện pháp can thiệp y tế công cộng như vaccine. “Loại bỏ” tức là tỷ lệ mắc bệnh đã được làm giảm ở một khu vực địa lý nhất định xuống còn con số 0. “Xóa sổ” tức là tỷ lệ mắc bệnh trên toàn thế giới đã được đưa về con số 0. Và “tiêu diệt” tức là ngay cả các mẫu bệnh được bảo quản trong các phòng thí nghiệm đảm bảo an ninh nghiêm ngặt cũng bị tiêu hủy.

Ảnh minh họa: Reuters

Bệnh đậu mùa đã được xóa sổ thành công trên thế giới vào năm 1979, không chỉ nhờ vaccine mà còn bởi một số đặc điểm đặc biệt của virus. Virus gây nên bệnh đậu mùa thiếu ổ chứa bệnh là động vật. Nó có những đặc điểm gây bệnh khiến chúng ta dễ dàng và nhanh chóng phát hiện những người mắc bệnh. Nó cũng có thời gian lây nhiễm ngắn và người từng mắc bệnh đậu mùa sẽ có miễn dịch tự nhiên suốt đời.

Bệnh sởi lại là một ví dụ cho thấy có những dịch bệnh không bao giờ có thể xóa sổ. Virus hô hấp có khả năng lây nhiễm cao gây nên dịch bệnh này đã được kiểm soát sau khi vaccine được phát triển vào năm 1963. Ở những quốc gia có tỷ lệ tiêm vaccine cao như Mỹ, dịch bệnh này về cơ bản đã được loại bỏ mặc dù các đợt bùng phát thỉnh thoảng vẫn xảy ra.

Dịch bệnh không thể xóa sổ

Hồi kết của đại dịch Covid-19 không giống với bệnh đậu mùa hay thủy đậu. Virus SARS-CoV-2 có những đặc điểm khiến dịch bệnh này không thể bị xóa sổ, trong đó có khả năng lây nhiễm cao, các triệu chứng của bệnh có thể bị nhầm lẫn là các bệnh hô hấp thông thường khác và khả năng virus có thể lây lan trong thời kỳ tiền triệu chứng. Nhiều loại vaccine an toàn và hiệu quả đang giúp đảo ngược tình thế, đưa dịch bệnh vào tầm kiểm soát khi ngày càng nhiều người được tiêm chủng. Cuối cùng, virus SARS-CoV-2 sẽ trở thành bệnh đặc hữu, tức là nó vẫn tồn tại dai dẳng nhưng chỉ gây nên tỷ lệ mắc bệnh ở mức độ thấp và có thể kiểm soát được tại một khu vực nhất định.

Các loại virus gây bệnh đặc hữu, chẳng hạn như virus cúm và virus rhinovirus gây bệnh cảm lạnh có thể dẫn tới các đợt bùng phát và kiểu bệnh theo mùa nhưng chúng thường không tăng lên thành mức độ dịch bệnh.

Bởi vì các loại vaccine có hiệu quả cao trong việc ngăn chặn các ca mắc Covid-19 nặng nên chúng sẽ là con đường chính để chúng ta đến được thời điểm kiểm soát dịch bệnh.

Các kháng thể do vaccine tạo ra sẽ yếu dần nhưng vaccine còn tạo ra các tế bào ghi nhớ B, loại tế bào tạo ra mức độ cao các kháng thể trung hòa nếu virus hoặc các biến thể của nó lại xuất hiện. Các tế bào ghi nhớ B, nếu được tạo ra, sẽ duy trì trong một thời gian dài. Một nghiên cứu năm 2008 trên tạp chí Nature cho thấy những người từng hồi phục sau khi mắc bệnh trong đại dịch cúm 1918 có thể sinh kháng thể từ các tế bào ghi nhớ B khi mẫu máu của họ được phơi nhiễm trước chủng virus cúm tương tự vào 9 thập kỷ sau.

Các tế bào T được tạo ra bởi vaccine cũng bảo vệ chúng ta trước các triệu chứng nghiêm trọng và không bị ảnh hưởng trước các biến thể của virus. Khi virus tiếp tục lây lan, những người cao tuổi và suy giảm hệ miễn dịch sẽ cần mũi tiêm tăng cường nhưng hầu hết mọi người sẽ được bảo vệ bởi dịch bệnh sẽ ít đe dọa đến chúng ta hơn nếu đã tiêm đủ số mũi vaccine.

Đại dịch sẽ kết thúc như thế nào?

Vậy, bệnh đặc hữu Covid-19 sẽ diễn ra như thế nào? Nếu chúng ta có thể kiềm chế sự lây lan của virus trên toàn cầu và hạn chế các ca bệnh nặng qua việc tiêm vaccine, thế giới có thể nối lại cuộc sống bình thường mà chúng ta khao khát bấy lâu. Nhờ tiêm vaccine và miễn dịch tự nhiên, tình hình dịch Covid-19 sẽ giống như như các dịch bệnh khác do virus gây nên mà chúng ta đã kiểm soát được.

Những người mắc Covid-19 có các triệu chứng nặng sẽ cần nhập viện và điều trị bằng các phương pháp như sử dụng thuốc kháng virus, steroids hoặc các biện pháp điều trị kháng viêm khác. Những người có các triệu chứng trung bình có thể điều trị ngoại trú bằng các thuốc kháng thể đơn dòng hoặc các loại thuốc chống virus sẽ sớm có sẵn. Trong khi đó, những người có các triệu chứng nhẹ sẽ không cần điều trị đặc biệt và được coi không khác gì những bệnh cảm lạnh thông thường khác.

Theo chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Monica Gandhi, giáo sư tại Đại học California, San Francisco nhận định trên Washington Post, trong một vài tháng tới, sự lây lan virus ở Mỹ có thể sẽ giảm xuống mức thấp mà nước này không cần áp dụng các biện pháp như đeo khẩu trang, duy trì giãn cách xã hội, xét nghiệm hay truy vết tiếp xúc. Điều này đã xảy ra ở Đan Mạch, Ireland, Chile và Anh. Những nước này có tỷ lệ tiêm vaccine cao hơn Mỹ nhưng với quy định tiêm vaccine bắt buộc, việc tiêm chủng cho trẻ em đang được cân nhắc và tỷ lệ miễn dịch tự nhiên cao sau làn sóng lây nhiễm do biến thể Delta gây nên, tình hình ở Mỹ sẽ phần nào khả quan hơn. Giống như các quốc gia khác, Mỹ sẽ học cách chấp nhận sự lây lan của virus không còn gây nên tỷ lệ nhập viện cao và điều trị các triệu chứng của dịch bệnh khi số ca mắc tăng lên tương tự như với các bệnh truyền nhiễm mà nhân loại không thể xóa sổ.

Mặc dù Covid-19 cho tới nay đã gây nên nhiều xáo trộn trong cuộc sống của chúng ta nhưng có một thực tế là virus không thể tiếp tục tiến hóa để trở thành một dịch bệnh nguy hiểm hơn nếu nó không trả một cái giá nào đó. Chúng ta đã rút ra được điều này từ HIV khi các đột biến khiến cho virus ít có khả năng nhân lên hơn.

Trên thực tế, tất cả các đại dịch trong lịch sử cuối cùng đều sẽ suy giảm dần dù có vaccine hay không. Việc làm giảm mức độ nguy hiểm của virus SARS-CoV-2 và khả năng gây ra các triệu chứng nghiêm trọng của nó sẽ quyết định số phận của virus này tương tự như các virus corona gây ra bệnh cảm lạnh khác. Chìa khóa để đẩy nhanh cuộc sống trở lại bình thường là qua việc tiêm vaccine, điều mà một số quốc gia đã làm được và hiện đang mở cửa trở lại với rất ít biện pháp hạn chế phải áp đặt./.

Kiều Anh/VOV.VN (biên dịch) Theo: Washington Post

Nguồn: baomoi.com

22 Tháng Chín, 2021 / by / in
Phó Bí thư Hà Nội: Thành quả chống dịch bị “thách thức” sau đêm Trung thu
Dân trí: Phó Bí thư Hà Nội cho biết, thành quả chống dịch của thành phố đang bị thách thức rất lớn khi người dân đổ ra đường đông nghịt vào đêm Trung thu; điều này thể hiện sự chủ quan, coi thường sức khỏe…

Trao đổi với PV Dân trí trưa 22/9, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong bày tỏ, việc người dân đổ ra đường đông nghịt vào tối Trung thu (21/9) đã thể hiện sự chủ quan, coi thường sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng và đặc biệt là đã không thực hiện đúng các quy định về phòng, chống dịch.

Với thực trạng đã diễn ra tối qua, ông Phong lo ngại thành quả chống dịch trong thời gian qua của cả thành phố, trong đó có đóng góp quyết định của nhân dân Thủ đô đang bị “thách thức rất lớn”.

Cũng theo vị lãnh đạo Thành ủy Hà Nội, ở thời điểm hiện tại, thành phố vẫn có nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại bất cứ lúc nào. Một trong những nguy cơ đó chính là sự chủ quan của một số cơ quan quản lý và của người dân.

Phó Bí thư Hà Nội: Thành quả chống dịch bị thách thức sau đêm Trung thu - 1

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong lo ngại thành quả chống dịch trong thời gian qua của cả thành phố, trong đó có đóng góp quyết định của nhân dân thủ đô đang bị “thách thức rất lớn” khi người dân đổ ra đường vào tối Trung thu (Ảnh: Hữu Nghị).

Về hình ảnh báo chí ghi nhận được khi người dân đổ ra đường vào tối 21/9 còn đưa cả trẻ em đi cùng, ông Phong bày tỏ hành động này là “rất đáng trách”.

“Tôi mong rằng mọi người dân đang sinh sống trên địa bàn Thủ đô hãy rút kinh nghiệm, tự giác chấp hành nghiêm túc các quy định phòng chống dịch, nhất là thường xuyên theo dõi sức khỏe và khai báo y tế. Công tác chống dịch chỉ đem lại kết quả thực chất khi tất cả chúng ta cùng đồng lòng và tự giác chấp hành các quy định về phòng chống dịch. Đừng để thành quả bước đầu đạt được, công sức của chúng ta uổng phí vì sự chủ quan” – ông Phong bày tỏ.

Như Dân trí đã phản ánh trước đó, đêm rằm tháng Tám năm nay bỗng trở thành “ngày hội” ra đường của người dân Hà Nội. Theo thói quen, dòng người đổ về khu trung tâm. Tại đây thay cho sự vắng lặng trong thời dịch bệnh là không gian sôi động, náo nhiệt. Trục đường Hàng Đào – Đồng Xuân, quanh khu vực Hồ Gươm đông đặc người.

Theo ông Trương Quang Việt – Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, việc người dân đổ ra đường để đi chơi đêm Trung thu tối 21/9 là không thực hiện theo khuyến cáo của UBND thành phố.

“Rõ ràng Chỉ thị 22 của TP Hà Nội đã nêu rõ toàn thành phố thực hiện theo Chỉ thị 15 và cao hơn Chỉ thị 15, khuyến cáo ai không có việc gì thì nên ở nhà, không nên ra khỏi nhà khi không thực sự cần thiết. Thế nhưng người dân đã không thực hiện theo khuyến cáo, điều này rất nguy hiểm vì mầm bệnh thâm nhập vẫn còn, vẫn trong cộng đồng, tiếp xúc nhiều sẽ tăng nguy cơ lên” – ông Việt phân tích.

Nêu quan điểm về “ngày hội” ra đường vào tối 21/9, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội nhấn mạnh rằng, nguy cơ bùng phát dịch là rất rõ khi xuất hiện tình trạng dòng người ken đặc ở các tuyến phố lớn tại Hà Nội vào tối 21/9.

“Vụ việc này cũng cho thấy người dân rất chủ quan trong phòng, chống dịch. Phía cơ quan chức năng cũng đã phần nào rơi vào thế bị động dẫn tới mất kiểm soát”- PGS.TS Hùng nhận định.

Nguồn: Nguyễn Trường – Thế Kha/dantri.com.vn

22 Tháng Chín, 2021 / by / in
CDC Hà Nội nói gì về việc đông nghịt người đổ ra đường đi chơi Trung thu?
Dân trí:  “Hơn 2 tháng ở nhà thực hiện giãn cách, làm việc online, người dân có tâm lý bí bách, nên ngay khi Hà Nội nới lỏng giãn cách là ra khỏi nhà ngay lập tức không cần suy xét” – lãnh đạo CDC Hà Nội nói.

Trao đổi với Dân trí sáng 22/9, ông Trương Quang Việt – Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội – cho biết, việc người dân Hà Nội đổ ra đường để đi chơi đêm Trung thu tối 21/9 là không thực hiện theo khuyến cáo của UBND TP Hà Nội.

“Rõ ràng Chỉ thị 22 của TP Hà Nội đã nêu rõ toàn thành phố thực hiện theo Chỉ thị 15 và cao hơn Chỉ thị 15, khuyến cáo ai không có việc gì thì nên ở nhà, không nên ra khỏi nhà khi không thực sự cần thiết. Thế nhưng người dân đã không thực hiện theo khuyến cáo, điều này rất nguy hiểm vì mầm bệnh thâm nhập vẫn còn, vẫn trong cộng đồng, tiếp xúc nhiều sẽ tăng nguy cơ lên”- ông Việt phân tích.

CDC Hà Nội nói gì về việc đông nghịt người đổ ra đường đi chơi Trung thu? - 1

Người dân đổ ra đường đi chơi Trung thu quanh khu vực Hồ Gươm (Ảnh: Hữu Nghị).

Ông Việt khẳng định, Chỉ thị của Hà Nội nêu rõ việc ra ngoài đường không được tụ tập đông người, tập trung dưới 10 người và giữ khoảng cách 2 m…

“Lúc trước người dân hợp tác rất tốt, nhưng sau hơn 2 tháng ở nhà thực hiện giãn cách, làm việc online, người dân có tâm lý bí bách, nên ngay khi Hà Nội nới lỏng giãn cách là ra khỏi nhà ngay lập tức không cần suy xét”- Việt nói.

Chế tài xử lý đối với việc này có đầy đủ nhưng số lượng người đi chơi đông như đêm qua rất khó cho lực lượng chức năng. Ông Việt mong muốn người dân Hà Nội không lơ là chủ quan và tuân thủ đúng các hướng dẫn, quy định của thành phố để đảm bảo an toàn cho công tác phòng chống dịch Covid-19.

Trước đó, như phản ánh của Dân trí, đêm rằm tháng Tám năm nay (21/9) trở thành “ngày hội” ra đường của người dân Hà Nội. Theo thói quen, dòng người đổ về khu trung tâm. Tại đây thay cho sự vắng lặng trong thời dịch bệnh là không gian sôi động, náo nhiệt. Trục đường Hàng Đào – Đồng Xuân, quanh khu vực Hồ Gươm đông đặc người.

“Tinh thần, tư tưởng như lò xo bị nén”

Mới đây, trong bối cảnh tình hình dịch trên địa bàn thành phố đạt được nhiều kết quả tích cực, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, thành phố quyết định sẽ nới lỏng một số hoạt động sau 6h ngày 21/9 nhằm tạo điều kiện cho người dân sản xuất kinh doanh, phát triển phục hồi trở lại. Tuy nhiên, các hoạt động được nới lỏng vẫn dựa trên tinh thần phải đảm bảo công tác phòng chống dịch, đảm bảo thành quả đã đạt được sau 60 ngày giãn cách xã hội.

Đáng chú ý, theo lãnh đạo Thành ủy Hà Nội, dù đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh nhưng đối với dịch bệnh thì “không thể nói trước điều gì” và hiện tại thành phố vẫn đang đối mặt với nhiều nguy cơ.

Cụ thể, Hà Nội vẫn còn F0 ngoài cộng đồng dù đã tầm soát diện rộng và chúng ta phải xác định sống chủ động, sống an toàn với Covid-19.

Ông Phong cho rằng, về tinh thần, tư tưởng trong cả hệ thống của thành phố cũng như người dân đang giống như lò xo bị nén. “Khi mở ra một chút sẽ quá đà. Vì vậy để đảm bảo bền vững thành quả cần nhiều yếu tố trong đó có ý thức chấp hành các quy định phòng, chống dịch của người dân, nhất là việc thực hiện khai báo y tế thường xuyên… ” – ông Phong bày tỏ.

Nguồn: Nguyễn Trường – Thế Kha/dantri.com.vn

22 Tháng Chín, 2021 / by / in
11 loại vật liệu gia công cơ khí công nghiệp phổ biến

11 LOẠI VẬT LIỆU GIA CÔNG CƠ KHÍ CÔNG NGHIỆP PHỔ BIẾN

Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng hiện nay, rất nhiều loại vật liệu khác nhau đã được sử dụng trong gia công cơ khí. Trong đó 11 loại vật liệu gia công cơ khí sau đây là phổ biến nhất. Hãy tìm hiểu đặc điểm và phương pháp gia công được áp dụng cho những vật liệu này nhé!

1. Vật liệu gia công cơ khí kim loại và hợp kim phổ biến

Để tạo ra những sản phẩm cơ khí chất lượng với độ chính xác cao thì nguyên vật liệu gia công cần phải được lựa chọn cẩn thận, kỹ càng. Dưới đây là một số kim loại được sử dụng phổ biến nhất:

Loại gia công áp dụng Thành phẩm
Sắt Cắt thủ côngĂn mòn điện hóa

Cắt bằng máy Oxy-Gas CNC

Cắt bằng máy Plasma CNC

Cắt bằng máy Laser CNC

Kéo, tủ kệ, bàn ghế, khóa cửa, máy giặt, thiết bị máy móc công nghiệp, khung công trình xây dựng, cầu, đường ray,…
Đồng Cắt bằng các loại máy cưaCắt bằng máy Plasma CNC

Cắt bằng máy cắt Laser CNC

Đồ dùng nội thất, đúc tượng, dây điện, động cơ máy móc thiết bị, que hàn đồng,…
Nhôm Cắt bằng máy Oxy-Gas CNCCắt bằng máy Plasma CNC

Cắt bằng máy Laser CNC

Đũa, thìa muỗng, dây dẫn điện, mái nhà,…
Thép Cắt thủ côngĂn mòn điện hóa

Cắt bằng máy Oxy-Gas CNC

Cắt bằng máy Plasma CNC

Cắt bằng máy Laser CNC

Xây dựng cơ sở hạ tầng, đóng tàu,…
Inox Phương pháp cắt thủ côngPhương pháp ăn mòn

Phương pháp cắt bằng máy CNC-plasma

Phương pháp cắt bằng máy CNC chạy mũi dao

Phương pháp cắt bằng máy Laser

Tay vịn cầu thang, tủ, bàn ghế, giường, xoong nồi, lan can ban công, cột cờ, hàng rào, cổng, cửa, dụng cụ treo đồ,…
Gang Đúc Bánh răng, bánh đà, trục cán, trục khủy, vỏ máy, thân máy, bánh đai,…

1.1. Sắt

Sắt là một kim loại được tách trực tiếp từ mỏ quặng sắt. Với ưu điểm như khả năng chịu lực tốt, độ dẻo cao, độ cứng cao, giá thành thấp nên chúng ta không khó để bắt gặp sắt trong cuộc sống hiện nay. Từ những vật dụng trong đời sống hàng ngày cho đến những công trình xây dựng, thiết bị máy móc,… tất cả đều có sự góp mặt của sắt.

Hiện nay, trong ngành gia công cơ khí có hai loại vật liệu sắt được sử dụng phổ biến:

Sắt nguyên chất (nguyên bản): là sắt ở dạng tự do. Sau khi tách ra khỏi quặng sắt, sắt nguyên chất được tạo ra bằng cách loại bỏ các tạp chất bằng phương pháp khử hóa học.

Hợp kim của sắt: là sắt nguyên bản đã được pha thêm các hợp kim khác. Phổ biến nhất là gang và thép.

Gia công sắt sẽ tạo ra nhiều vật dụng, đồ dùng phục vụ nhu cầu của con người như: kéo, tủ kệ, bàn ghế, khóa cửa, máy giặt, thiết bị máy móc công nghiệp, khung công trình xây dựng, cầu, đường ray,…

Chiếm hơn 95% tổng khối lượng kim loại được gia công sản xuất trên toàn thế giới, sắt phù hợp với hầu hết các phương pháp gia công hiện tại như: cắt thủ công, ăn mòn điện hóa, cắt bằng máy Oxy-Gas CNC, cắt bằng máy Plasma CNC, cắt bằng máy Laser CNC,…

Mẫu bàn ghế với giá trị thẩm mỹ cao được tạo ra từ quá trình gia công cơ khí vật liệu sắt

1.2. Đồng

Đồng là kim loại có khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, dễ dàng dát mỏng và uốn cong để tạo kiểu.

Hai loại đồng được sử dụng phổ biến trong gia công hiện nay là: đồng nguyên chất và các loại hợp kim của đồng như đồng thau, đồng đen, đồng đỏ,… Mỗi loại nguyên vật liệu trên có tính chất và mang lại công dụng khác nhau.

Đồng được ứng dụng nhiều để gia công tạo thành các sản phẩm như: đồ dùng nội thất, đúc tượng, dây điện, động cơ máy móc thiết bị, que hàn đồng,…

Các phương pháp gia công đồng thường được sử dụng: cắt bằng các loại máy cưa, cắt bằng máy Plasma CNC, máy cắt Laser CNC,…

Tượng đồng là một sản phẩm gia công vật liệu rất được ưa chuộng hiện nay

1.3. Nhôm

Được biết đến là kim loại phổ biến thứ tư trên thế giới, nhôm hiện đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: y học, công nghiệp, xây dựng,… và trong cuộc sống hàng ngày

Các loại vật liệu nhôm được gia công cơ khí bao gồm:

Nhôm nguyên chất: Là loại nhôm được lấy trực tiếp từ quặng, không có hoặc rất ít tạp chất.

Hợp kim của nhôm:

Hợp kim nhôm biến dạng: là loại vật liệu có hàm lượng của nhôm thấp, tính dẻo tốt, trong điều kiện nóng chảy hay nguội đều dễ dàng biến dạng.

Hợp kim nhôm đúc: hàm lượng nhôm trong vật liệu cao hơn, do có tính giòn nên rất khó hoặc không thể biến dạng.

Với những đặc tính như mềm, dễ uốn dẻo, nhiệt độ nóng chảy cao và không bị oxy hóa, nhôm được ứng dụng để chế tạo ra nhiều sản phẩm như đũa, thìa muỗng, dây dẫn điện, sản xuất, chế tạo máy bay và các thiết bị hàng không.

Các phương pháp gia công cơ khí nhôm thường được sử dụng: cắt bằng máy Oxy-Gas CNC, máy Plasma CNC, máy Laser CNC,…

Các sản phẩm nhôm cây, nhôm hình được tạo ra từ quá trình gia công cơ khí vật liệu

1.4. Thép

Thép là hợp kim được tạo ra do sự kết hợp của sắt và cacbon cùng với một số nguyên tố khác. Do có độ bền cao nên thép được ứng dụng để phục vụ các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, đóng tàu, làm cầu, đường ống dẫn…

Có hai loại thép được sử dụng chủ yếu hiện nay:

  • Thép Cacbon: Gồm sắt, cacbon và sự góp mặt của một số nguyên tố khác như: Si, P, Mn,…
  • Thép hợp kim: Là thép cacbon được bổ sung các nguyên tố: N, B, Ta, Cu, Mo, V, W,…

Tương tự như sắt, thép cũng được gia công bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó phổ biến là: cắt thủ công, ăn mòn điện hóa, cắt bằng máy Oxy-Gas CNC, cắt bằng máy Plasma CNC, cắt bằng máy Laser CNC,…

Ứng dụng gia công vật liệu thép vào chế tạo vỏ xe hơi

1.5. Inox

Inox (thép không gỉ) là một dạng hợp kim của sắt, trong thành phần có chứa ít nhất 10.5% Crôm. Do vậy mà inox có độ bền cao, chịu lực và chịu nhiệt tốt, không bị gỉ, ít chịu ảnh hưởng từ các điều kiện tự nhiên.

Hiện nay do nhu cầu thị trường tăng cao dẫn đến sự ra đời của nhiều chủng loại inox khác nhau, song nhìn chung có 2 loại inox cơ bản được sử dụng là: inox 201 và inox 304.

Một số phương pháp gia công cơ khí inox phổ biến: cắt thủ công, ăn mòn, cắt bằng máy CNC-plasma, cắt bằng máy CNC chạy mũi dao, cắt bằng máy Laser,…

  • Inox 201: Thích hợp để gia công sản xuất các thiết bị, vật dụng sử dụng trong nhà như: tay vịn cầu thang, tủ, bàn ghế, giường, xoong nồi,…
  • Inox 304: Chất lượng vượt trội hơn inox 201, thích hợp để sử dụng cho các công trình bên ngoài như: lan can ban công, cột cờ, hàng rào, cổng, cửa, dụng cụ treo đồ,…

Mẫu bồn rửa bát hiện đại được chế tạo từ inox 304

1.6. Gang

Gang là một trong những hợp kim của sắt chứa cacbon với hàm lượng trên 2.14%. Loại vật liệu này có khả năng đúc tốt, nhiệt độ nóng chảy cao, rất ít hoặc không bị biến dạng, dễ dàng điền đặc khuôn, chịu lực tốt,… Tuy nhiên, gang có một nhược điểm lớn là giòn và khả năng chịu va đập kém.

Với những đặc tính trên, gang thường được sử dụng để gia công tạo thành các chi tiết máy phức tạp như: bánh răng, bánh đà, trục cán, trục khủy, vỏ máy, thân máy, bánh đai…

Vật liệu gang được gia công thành các chi tiết máy phục vụ sản xuất công nghiệp

2. Vật liệu gia công cơ khí phi kim loại

Trong gia công cơ khí, bên cạnh những vật liệu kim loại phổ biến kể trên còn có rất nhiều vật liệu phi kim loại được ưa chuộng sử dụng như: chất dẻo, cao su, composite, gỗ, HDPE,…

2.1. Chất dẻo

Với ưu điểm là khối lượng riêng nhỏ, độ bền cao, khả năng cách điện và cách âm tốt, chất dẻo đang là vật liệu không thể thiếu trong cuộc sống.

Một số loại chất dẻo được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực gia công cơ khí là:

  • Chất dẻo bền: PE, PP được ứng để sản xuất bao bì sản phẩm, chai, lọ, cốc,…
  • Chất dẻo trong suốt: PS, PMMA được ứng dụng để làm kính, thước đo, dụng cụ gia đình: hộp nhựa, hũ gia vị,…
  • Chất dẻo PVC: được ứng dụng chủ yếu để sản xuất ra vỏ dây điện, ống nước/xăng/dầu/hóa chất.
  • Keo dán
  • Một số chất dẻo có độ cứng lớn và khả năng chịu nhiệt cao: tetolit, polyamit, baketlit,… thường được ứng dụng để sản xuất, chế tạo các chi tiết máy công nghiệp.

Rất nhiều vật dụng trong gia đình được tạo ra từ gia công chất dẻo

2.2. Cao su

Cao su được biết đến là một polyme hữu cơ với những tính chất đặc biệt như: tính đàn hồi cao, chịu lực kéo tốt, có khả năng cách điện tốt, ổn định và không thấm nước.

Hiện nay, có hai loại cao su được ứng dụng để gia công cơ khí là:

  • Cao su thường (hay còn được gọi là cao su dẻo): thành phần chứa từ 1% – 5% lưu huỳnh.
  • Cao su cứng: hàm lượng lưu huỳnh lớn hơn ở cao su dẻo, làm cao su cứng hơn, có khả năng chống axit và ăn mòn tốt.

Hiện nay cao su được ứng dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, chế tạo lốp xe các loại đáp ứng nhu cầu của con người. Bên cạnh đó nó cũng được dùng để tạo ra các thành phẩm có thể sử dụng trong môi trường hóa chất, xăng, dầu như: ống dẫn khí, ống dẫn hơi, ống chịu áp lực, ống cao su,…

Cao su được ứng dụng trong sản xuất, chế tạo lốp xe

2.3. Vật liệu Composite

Composite là vật liệu tổng hợp, kết hợp từ hai hoặc nhiều vật liệu khác nhau để tạo thành một vật liệu mới vượt trội hơn về mọi mặt.

Một số loại vật liệu composite được ứng dụng phổ biến trong gia công cơ khí hiện nay:

  • Vật liệu Composite cốt hạt: bao gồm nền là coban và cốt là các hạt cacbit. Loại này được ứng dụng chủ yếu để tạo ra bê tông, phục vụ nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong đó, nền là xi măng và cốt là cát, đá, sỏi.
  • Vật liệu Composite cốt sợi: là loại vật liệu tương đối dẻo ở nền, bền và vững ở cốt. Composite cốt sợi được ứng dụng chủ yếu để làm ra vỏ tàu biển, vỏ xe ô tô, các loại tấm lót sàn sử dụng trong công nghiệp, chế tạo chi tiết máy, tuabin,…

Tên lửa với lớp vỏ Composite đang được ứng dụng phổ biến hiện nay

2.4. Vật liệu HDPE

HDPE là vật liệu nhựa dẻo, bền và có khả năng chịu nhiệt cao chống chịu tốt các hóa chất mạnh, các mối hàn bền chặt ít bị ăn mòn và rò rỉ, do đó chúng được ứng dụng để sản xuất ra ống dẫn nước, ống dẫn chất thải, can nhựa, túi nhựa,…

Ống nhựa được tạo ra từ vật liệu HDPE có khả năng chịu nhiệt, chịu lực tốt

2.5. Gỗ

Gỗ là vật liệu rất phổ biến, có mặt trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, giao thông vận tải, nội thất,…

Gỗ có nhiều ưu điểm như nhẹ, chắc chắn, khả năng chịu lực tốt, dễ dàng tìm kiếm và gia công. Các sản phẩm gia công cơ khí từ vật liệu gỗ thường bao gồm bàn ghế, tủ đồ, vật dụng trang trí,…

Đồ nội thất gia đình được tạo ra từ quá trình gia công vật liệu gỗ

20 Tháng Năm, 2021 / by / in
Quy trình và ưu nhược điểm của Công nghệ sơn tĩnh điện cho cửa thép vân gỗ

Quy trình phun sơn tĩnh điện đối với cửa thép

Quy trình phun sơn tĩnh điện đối với cửa thép chống cháy và cửa thép vân gỗ được thực hiện qua từng khâu, hết sức bài bản, nhằm đảm bảo sản phẩm cuối cùng phải có được chất lượng tốt nhất:

– Bước thứ nhất, xử lý bề mặt: Vật được sơn được xử lý bề mặt trước khi sơn bằng cách: Tẩy dầu, tẩy gỉ, định hình, phosphat kẽm.

– Bước thứ hai, hấp khô vật được sơn sau khi xử lý bề mặt.

– Bước thứ ba, phun sơn: Bộ điều khiển trên súng phun sơn giúp có thể điều chỉnh lượng bột phun ra hoặc điều chỉnh chế độ phun sơn theo hình dáng vật được sơn.

– Bước thứ bốn, sấy: Vật được sơn sau khi sơn sẽ được đưa vào buồng sấy. Tại giai đoạn này, tùy theo chủng loại, thông số kỹ thuật của bột sơn mà đặt chế độ sấy tự động thích hợp (nhiệt độ sấy từ khoảng 150oC – 190oC, thời gian sấy trong vòng 10 – 15 phút).

– Cuối cùng là khâu kiểm tra và đóng gói thành phẩm.

Trên thực tế, có 2 loại sơn tĩnh điện:

– Sơn tĩnh điện một màu:

+ Được sử dụng đối với cửa thép chống cháy. Màu sơn thường được sử dụng là những màu đơn sắc như ghi sáng sần, trắng sần, ghi bóng, đen mờ, vàng kem…

– Sơn tĩnh điện vân gỗ:

+ Được sử dụng đối với cửa thép vân gỗ. Ưu điểm là tính thẩm mỹ cao. Màu sơn được tạo thành là những màu vân gỗ y như thật, từ tông màu trầm tối cho đến những tông màu sáng, phù hợp với gu thẩm mỹ của từng đối tượng người dùng.

Ưu – nhược điểm của sơn tĩnh điện trong sản xuất cửa thép

Ưu điểm :

  • Tính kinh tế:

+ Sử dụng công nghệ sơn tĩnh điện trong sản xuất cửa thép khiến bột dư trong quá trình phun sơn được thu hồi để sử dụng lại, do đó đến 99% sơn được sử dụng triệt để, không bị hao mòn trong quá trình sản xuất.

+ Mặt khác, công nghệ này không đòi hỏi phải sơn lót (tiết kiệm chi phí), có thể làm sạch dễ dàng những khu vực bị ảnh hưởng khi phun sơn hay do phun sơn không đạt yêu cầu, tối ưu thời gian hoàn thiện sản phẩm.

+ Việc tiết kiệm các chi phí vật tư và vận hành giúp giảm tối đa các chi phí sản xuất, từ đó giảm giá thành sản phẩm, khiến cho sản phẩm cuối cùng đến tay người dùng có chất lượng tốt với mức giá tốt nhất.

  • Về độ bền:

+ Cửa thép áp dụng công nghệ sơn tĩnh điện khiến cho cho tuổi thọ sản phẩm lâu hơn, độ bóng cao, giúp tôn lên vẻ đẹp của sản phẩm.

+ Nhờ khả năng chống ôxy hóa, chống ăn mòn cực tốt nên cửa thép được sơn tĩnh điện có khả năng chống chịu tốt trước những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết so với các dòng cửa thông thường.

  • Tính thẩm mỹ:

+ Cửa thép sơn tĩnh điện có độ bóng cao, bền màu. Đặc biệt, với cửa thép vân gỗ đòi hỏi tính thẩm mỹ cao, lớp vân gỗ bên ngoài giống y như vân gỗ thật, đảm bảo có thể làm hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính nhất.

  • Chu trình khép kín, tự động

+ Quy trình sơn tĩnh điện được tự động hóa và khép kín, có thể dễ dàng vệ sinh khi sơn bám trên người hoặc các thiết bị khác mà không cần sử dụng bất cứ loại dung môi nào như khi sử dụng sơn nước.

Nhược điểm :

– Với sơn tĩnh điện 1 màu (cửa thép chống cháy):

+ Cửa thép sơn tĩnh điện có độ bám dính rất cao nên rất khó bị trầy xước. Tuy nhiên, trong trường hợp do có tác động mạnh về lực, do bị vật nhọn rạch lên bề mặt của sản phẩm thì cửa vẫn có khả năng bị trầy xước, tuy vết xước không sâu.

+ Khi đã bị trầy xước, cách khắc phục nhanh nhất là khắc phục bằng cách quét sơn dầu tại chỗ, song màu sắc tối đa chỉ có thể giống được tới 80-90% so với màu sắc cũ của sản phẩm.

– Với sơn tĩnh điện vân gỗ:

+ Trong trường hợp bị trầy xước thì có thể sơn dầu màu đỏ gỗ hoặc màu tương ứng lên các vết xước để khắc phục. Tuy nhiên, trường hợp này rất hạn chế. Trên thực tế, hầu hết những công trình cửa thép vân gỗ GALAXY đã lắp đặt được đến 6, 7 năm vẫn bền màu như mới.

+ Không sơn được những chi tiết quá lớn (rất ít gặp) có độ dài chi tiết hơn 7m (trường hợp này hầu như không gặp, do chiều rộng hay chiều tối đa của cửa thép vân gỗ không bao giờ lên tới 7m).

18 Tháng Năm, 2021 / by / in
Tìm hiểu các loại van công nghiệp thường dùng hiện nay

Trong hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất công nghiệp ở nước ta hiện nay, không thể thiếu van, thiết bị khí nén, thủy lực. Chúng ta có thể bắt gặp bất kỳ một van công nghiệp trên đường ống để thực hiện đa dạng các nhiệm vụ khác nhau: điều chỉnh lưu lượng, đóng mở dòng chất, điều chỉnh áp lực… Chắc không ít khách hàng vẫn còn thắc mắc về thiết bị này. Loại van nào thông dụng, chức năng và cấu tạo cụ thể của từng van, ưu hoặc nhược điểm của nó có điều gì đáng chú ý. Đừng bỏ qua bài viết ngày hôm nay để cập nhật những thông tin bổ ích nhé.

Van công nghiệp là gì?

Tất cả chúng ta đều nhận ra được sự thay đổi mạnh mẽ của công nghiệp nước nhà với sản lượng cao, năng suất ổn định, tiết kiệm được chi phí, tăng lợi nhuận và giảm sử dụng nhân công. Để được điều đó, việc sử dụng hiệu quả các thiết bị, kỹ thuật hiện đại góp một phần không nhỏ.

Van công nghiệp bao gồm rất nhiều loại nhưng thông dụng nhất phải kể đến: Van kim, van bi, van bướm, van an toàn, van 1 chiều, van giảm áp, van phao, van an toàn hay các loại van màng.

Van là thiết bị cơ cấu của hệ thống khí nén hay hệ thống thủy lực. Nó thực hiện chức năng quan trọng đó là cung cấp, phân phối, điều khiển dòng lưu chất để phục vụ hệ thống. Tùy vào loại van cụ thể như van tiết lưu sẽ dùng chỉnh lưu lượng, van an toàn hay điều áp, giảm áp làm nhiệm vụ điều chỉnh áp suất, các van 1 chiều hay phân phối sẽ điều hướng dòng.

các loại van công nghiệp

Trong thực tế thì các van bi, van bướm hay van cổng sẽ dùng để đóng mở thủ công dòng lưu chất. Loại van công nghiệp này không chỉ dùng trong sản xuất công nghiệp mà những lĩnh vực đời sống như tưới tiêu, cấp thoát nước cũng lắp đặt và sử dụng.

Nếu như van trong hệ thống khí nén nhỏ gọn, đơn giản để cung cấp, phân phối dòng khí vào hệ thống hay phục vụ cho xi lanh để sinh công thì van trong hệ thống thủy lực có kích thước và trọng lượng lớn hơn. Những van đóng vai trò shut off sẽ chỉ được lắp tại đầu các nhánh của mạch. Những van dầu phân phối, van giảm áp… được bố trí tại các vị trí quan trọng nhằm bảo vệ bơm, hệ thống.

Với hệ thống nước tưới tiêu, sinh hoạt thì van on off đóng vai trò chủ chốt. Đối với hệ thống tưới tiêu thì chỉ cần cung cấp hoặc ngắt dòng nước, điều chỉnh lưu lượng nên sẽ không phải chú trọng đến việc sinh công, giảm áp, tăng áp, an toàn…

Phân biệt các loại van công nghiệp thường dùng

Nếu thực hiện phép tìm kiếm thì sẽ có hàng trăm, hàng ngàn loại van công nghiệp có chức năng, kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc, cỡ size và chất liệu khác nhau. Chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát một số loại tiêu biểu nhất, thường được người dùng tin tưởng lắp đặt trong các hệ thống máy móc. Việc hiểu về các loại van sẽ giúp chính bạn có thể dễ dàng tìm được thiết bị đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu vận hành, công suất.

Dựa vào tên gọi của van công nghiệp sẽ phân loại thành các van sau:

Van bi – Ball Valve

Chúng tôi có thể khẳng định, van bi là một trong những loại van công nghiệp được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Van bị có tên tiếng anh là ball valve, có chức năng đóng kín hoặc mở để ngăn chặn hay cung cấp dòng lưu chất ở trước và sau van.

Cấu tạo của van bị sẽ bao gồm các thiết bị như: lò xo nén, bi cầu, tay vặn, đường chảy, làm kín. Vỏ của thân van thường được các hãng chọn chất liệu thép không rỉ để chế tạo như SUS 316, SUS 304 hoặc cũng có thể là nhựa, đồng thau.

Van bi có buồng van và 2 mặt bích ở hai bên. Buồng van là nơi chứa thiết bị điều khiển, bi. Mặt bích làm chức năng cố định đường ống dẫn và van để tạo nên một dòng chảy kín. Đây cùng chính là nơi mà dòng chảy bị ngăn lại hoặc thông qua, phụ thuộc vào trạng thái của van.

van bi

Đối với loại van này, bi giống như một cánh cửa. Đặc biệt, trên thân của bi sẽ khoét một lỗ xuyên qua tâm. Nếu lỗ này dịch chuyển trùng với phương của ống thì dòng chất có thể đi qua. Nếu lỗ này dịch chuyển mà lệch với phương của ống thì tiết diện mở của van giảm và khi lỗ và phương của ống tạo thành góc 90 độ thì van đóng hoàn toàn. Bi được gia công tỉ mỉ, bền mặt có độ nhẵn và bóng cao, được làm từ thép không gỉ.

Trục của van nối thẳng với bi. Trụ kết nối với tay vặn hoặc tay cầm để điều khiển bi xoay 90 độ nhằm thiết lập trạng thái đóng mở của van theo yêu cầu.

Với cấu tạo chắc chắn của bi, van có thể dùng để lắp đặt trong trường hợp cần đóng mở dòng chất có lưu lượng lớn, áp suất lớn.Van có tuổi thọ trung bình cao, ít hư hỏng cũng như không gây tổn hao áp suất do thiết kế hình cầu nên khi xoay quanh để đóng mở cửa van, lực cản bị giảm tối đa.

Van bướm – Butterfly Valve

Sau van bi thì van bướm – tên tiếng anh là butterfly valve trở thành van thông dụng thứ 2 trong hệ thống khí nén, thủy lực. Nó chuyên dùng cho những hệ thống có lưu lượng chất qua van lớn, áp suất ở mức thấp hoặc trung bình.

Cấu tạo của van này được đánh giá là đơn giản tuy nhiên trông có vẻ yếu và mỏng. Phần đĩa van có độ dày nhất định. Do nằm giữa dòng chảy lại có hình dạng đĩa nên nó chỉ phù hợp với công việc có áp suất không cao. Thân van có độ mỏng nhất định, gắn chặt với đĩa van.Thân van được làm bằng đồng thau hoặc thép không gỉ. nếu so sánh với van bi thì thân của van bướm ngắn hơn. Nguyên nhân là do đĩa van dẹt.

van bướm

Ưu điểm của van này đó là cấu tạo đơn giản, đường kính đĩa van lớn. Khả năng mở hết cỡ của van có thể tạo nên tổn thất áp suất lớn do không có lỗ xuyên tâm và chỉ xoay ¼ vòng.

Van cổng (Van cửa) – Gate Valve

So với van bi hay van bướm thì van cổng hay còn gọi là gate valve hơi khác biệt khi thực hiện việc mở- đóng dòng lưu lượng. Đó là sự chuyển động tịnh tiến khi đóng mở cửa van. Các van còn lại là chuyển động xoay tròn quanh trục.

Van là sự lựa chọn của rất nhiều khách hàng khi cần van on – off trong môi trường có áp suất đa dạng từ nhỏ đến lớn. Vì khi mở cửa hoàn toàn, van hoạt động ổn định, không làm tổn thất áp suất.

van cổng

Nguyên lý hoạt động của van: Khi xoay tay xoay trên thì phần chặn của van sẽ đóng lại từ từ. Khi ta dùng tay xoay quay tròn thì phần chặn van gắn với trục tạo nên thanh bu lông để chuyển động lên xuống. Từ đó, ta có thể điều chỉnh việc hạ thấp hoặc nâng cao để cho dòng chất đi qua hoặc đóng lại. Kiểu truyền động của van là đai ốc trục vít.

Cấu tạo của van cổng bao gồm các bộ phận sau: mặt bích, tay quay, trục van, đĩa van, đế van, tay quay, đệm làm kín…

Khi có nhu cầu, khách hàng có thể tìm đến các hãng sản xuất như: ARV, Rinco, Avk, Aut hoặc Meiji… để chọn van cổng chất lượng.

Van kim – Needle Valve

Khi bạn cần một van đóng mở dùng cho hệ thống có áp suất cao, lưu lượng nhỏ thì van kim là một gợi ý rất phù hợp.

Cấu tạo của van có một thanh trụ nhỏ dài nên được gọi là van kim. Cửa van nhỏ thanh trụ làm nhiệm vụ đóng mở. Chính vì vậy mà lưu lượng chất qua van rất nhỏ, nhỏ hơn so với van bướm, van bi.

van kim

Khi cần điều chỉnh lưu lượng chất qua van với thông số lưu lượng chính xác gần như tuyệt đối thì người ta sử dụng van kim.

Van màng – Diaphragm Valve

Nếu van bi, van kim hay van bướm có chất tạo chất liệu là kim loại thì van màng không giống như vậy. Lớp màng là cao su, có độ đàn hồi, mềm và dẻo dai.

Việc chặn dòng hay mở dòng lưu lượng sẽ được thực hiện thông qua việc tạo ra một lực đủ mạnh để đẩy và áp sát màng van xuống thành ống đối diện. Sự chuyển động của màng là chuyển động tịnh tiến.

van màng

hoạt động của van màng

Van an toàn – Safety Valve

Cấu tạo của 1 van an toàn cơ bản sẽ bao gồm: Nắp, lỗ thông hơi, thân trục quay, lò xo, bu lông điều chỉnh, thân van, vòi phun, vòng điều chỉnh, đĩa, bề mặt đế.

Van an toàn chỉ hoạt động khi áp suất đã đạt đến ngưỡng được cài đặt từ trước. Điều đó cũng có nghĩa là khi hệ thống đến một mức áp nhất định, cao vượt ngưỡng thì van an toàn sẽ tự động mở để dầu hay lưu chất có thể chảy về bể chứa.

Van cầu – Globe Valve

Van cầu có cấu tạo bao gồm các chi tiết, bộ phận như: đế van, đệm, nút van, nắp, thân van. Van có 3 dạng vỏ: Van hai thân, van góc, van chữ Y.

Van chữ Y có ty van nằm nghiêng so với trục nằm ngang của cổng vào, cổng ra. Van góc cho phép dòng chất đổi hướng di chuyển từ thẳng đứng sang chiều nằm ngang. Van hai thân có vỏ chia làm 2 mảnh và được nối với nhau bằng bu lông.

Với hình dạng vỏ bầu tròn nên mọi người đặt tên là van cầu.Van được dùng để đóng mở và điều chỉnh dòng chất nên có thể gọi là van điều tiết, van hơi.

van cầu

Với van cầu, dòng lưu chất sẽ bị chuyển hướng. Phần đáy của cửa van được thiết kế nằm song song. Cửa van sẽ không di chuyển dọc theo vòng làm kín. Khi có dòng chảy thì tiếp xúc của vòng làm kín và van cầu kết thúc.Van hoạt động sẽ làm đĩa, ty và đĩa xoay hoạt động. Ren ngoài của ty ăn khớp răng trong của cổ van. Mặt đệm và vị trí tương đối của van sẽ quyết định đến lượng chất qua van và độ mở của van.

Chính vì sự ma sát giữa cửa van và vòng làm kín nhỏ nên với những hệ thống hoạt động thường xuyên, liên tục thì van cầu thích hợp hơn.

Van cầu được dùng khi điều tiết dòng chảy vì khi đó cửa van sẽ nằm trong dòng chảy, độ ăn mòn đồng đều hơn nên vòng làm kín và cửa van vẫn sẽ đóng kín sau một thời gian dài hoạt động.

Van giảm áp – Pressure Reducing Valve

Chức năng của van giảm áp đó là giảm áp sao cho áp suất đầu ra luôn luôn nhỏ hơn áp suất đầu vào. Ngoài ra, do việc van hoạt động tự động nên nó còn có tên khác là van an toàn áp suất.

van giảm áp

Van 1 chiều – Check Valve

Van một chiều dùng trong khí nén hay thủy lực đều có thiết kế rất đặc biệt để có thể lắp đặt trong hệ thống và thực hiện nhiệm vụ cho dòng lưu chất đi theo 1 chiều duy nhất.

Vì thế mà thiết bị này có thể bảo vệ bơm, tránh thất thoát lưu chất trong đường ống, kiểm soát dòng chảy tốt và hiệu quả hơn

Ứng dụng của van một chiều nổi bật nhất là trong các hệ thống thông gió, hệ thống phòng cháy chữa cháy, cấp thoát nước…

Van phao – Float Valve

Trong các hồ chứa, bể chứa hay thùng chứa, van phao được sử dụng rất nhiều. Chức năng van phao đó là xác định mực nước và thông báo và kiểm soát mức nước trong bể kịp thời.

Khi nước trong bể đạt đến một mức nhất định, van phao sẽ nâng lên hoặc hạ xuống để đóng hoặc mở dòng chảy của chất.

van phao

Van y lọc – Y-strainer Valve

Tên van cũng phần nào cho thấy hình dạng của van. Van dạng chữ Y và thực hiện lọc tạp chất, cát sỏi, rác, mảnh vỡ…khỏi dòng lưu chất trong đường ống. Do vậy mà khi cần lắp đặt các đồng hồ, máy bơm hoặc đầu vào của van, người ta chọn van Y lọc.

van y lọc

Van điện từ – Solenoid Valve

Khi cần kiểm soát và điều khiển lưu lượng của chất lỏng hoặc khí, người ta sử dụng van điện từ. Hoạt động của van phụ thuộc vào cơ chế tác động điện. Khách hàng có thể thay thế coil 12v, 24v, 110v, 220v để sử dụng.

Van chân rọ hút – Foot Valve

Van rọ hút hay còn gọi là van chân có thiết kế rất đặc biệt. Đó là sự kết hợp của chõ bơm, van 1 chiều. Chõ bơm là bộ phận lọc và giữ lại chất rắn, rác thải.

Van sử dụng nhiều trong công việc bơm hút nước công trình, nước giếng.

van chân van rọ hút

Van chặn – Stop Valve

Van thực hiện việc ngăn chặn có hiệu quả sự rò rỉ của dòng lưu chất. Nếu cần thiết, van có thể mở 100% công suất để lưu thông chất.Van được làm bằng thép, đồng, gang, inox dùng trong môi trường nước sạch, hóa chất, nước thải.

Van búa nước – Water Hammer Arrister

Thiết bị còn có tên gọi khác là van chống va, búa nước giảm chấn.Van được lắp vào hệ thống thủy lực với mục đích ngăn ngừa hiện tượng búa nước, giảm áp lực đường ống tăng đột ngột.

van búa nước

Van xả khí – Air Vent Valve

Khi có lượng khí dư thừa trong đường ống thì việc cần làm là lắp ngay 1 van xả khí. Nó sẽ xả khí và cần bằng ổn áp trong đường ống. Điều này là cần thiết khi xuất hiện các túi khí bên trong đường ống, áp suất tăng, đe dọa an toàn đường ống.

van xả khí

Van xả áp – Blowoff Valve

Van được dùng khi áp suất hệ thống tăng lên một cách đột ngột, van sẽ xả nước. Chính vì thế mà van được lắp vào hệ thống phòng cháy của chung cư, tòa nhà cao tầng.

Van xả tràn – Deluge Valve

Đặc điểm của nó là mở tự động và rất nhanh. Van điều khiển được áp suất tại cửa vào.Trong hệ thống phòng cháy chữa cháy, khi nhận tín hiệu thì van sẽ tự động mở cửa nước cung cấp cho đầu phun.

Van dao – Knife Valve

Vì thiết kế lá van có hình dạng giống lưỡi dao nên gọi vn dao. Van có hoạt động trục dịch chuyển lên hoặc xuống theo chiều tay quay.

Trong ngành công nghiệp đóng tàu, sản xuất giấy, xử lý rác thải, sản xuất mía đường, xi măng, van dao được lắp đặt nhiều.

van dao

Van tiết lưu – Thermostatic Valve

Van tiết lưu dùng để điều chỉnh lưu lượng của dòng chất qua van. Từ đó, người dùng có thể thay đổi vận tốc và thời gian của chấp hành, bộ phận hoặc thậm chí cả hệ thống.

Cách vận hành và sử dụng van công nghiệp hiệu quả

Van công nghiệp các loại có cách vận hành mỗi loại khác nhau. Nếu van nhỏ, size bé DN 15 đến DN 100 thì chủ yếu vận hành bằng tay. Nếu van có size lớn hơn thì việc vận hành bằng tay không chỉ khó khăn mà còn hiệu quả không cao, rủi ro lớn. Đặc biệt hơn, với môi trường làm việc khắc nghiệt về nhiệt độ, áp suất, độc hại thì con người không thể nào tác động để đóng mở cánh cửa van khổng lồ.

cách vận hành van công nghiệp

Và con người đã linh hoạt sử dụng nhiều cách vận hành van khác nhau để phù hợp với từng điều kiện công việc như:

+ Với các hệ thống máy móc làm việc ở lòng đất hoặc chìm trong nước thì các cần của van sẽ được thiết kế khác nhằm giúp dễ dàng kết nối với đường ống. Thông qua đó, người dùng có thể điều khiển, điều chỉnh một cách gián tiếp.

+ Mỗi nơi sẽ có một điều kiện làm việc. Với các van công nghiệp loại lớn hay yêu cầu tự đông ở phía trên trụ van được lắp đặt ở vị trí mà con người có thể tiếp xúc thì cần phải có động cơ.

Động cơ hay motor điều khiển điện sẽ giúp van có thể đóng cửa- mở cửa van đúng với thời gian, tần số đã được cài đặt, thiết lập sẵn.

+ Tất nhiên, có những công việc cần lắp đặt van ở những nơi mà con người khó hoặc không thể tiếp cận, ví dụ như: đường ống xả lũ, hệ thống chứa hóa chất, đập thủy điện, hệ thống xử lý nước thải… Và lúc đó con người cần sử dụng những van thiết kế kiểu bánh răng thay cho kiểu cần tay truyền thống. Bánh răng sẽ được ăn khớp và kết nối với dây đai truyền động hoặc dây xích lắp vào hệ thống truyền động để thực hiện việc đóng mở cửa van.

14 Tháng Năm, 2021 / by / in