Sơn tĩnh điện
-
Độ phủ là một chỉ số quan trọng, đáng được quan tâm nhiều hơn trong lĩnh vực sơn nói chung, sơn tĩnh điện không gỉ nói riêng. Vậy tiêu chuẩn độ phủ sơn tĩnh điện là gì? Tiêu chuẩn chính xác nào là nền tảng để đối chiếu cho một sản phẩm sơn hoàn hảo, đạt chất lượng, đáp ứng yêu cầu người sử dụng ?
Tiêu chuẩn độ phủ sơn tĩnh điện không gỉ là gì?
Độ phủ của sơn là số mét vuông mà 1 lít hoặc 1 kg sơn có thể phủ kín bề mặt và đạt độ dày theo tiêu chuẩn đề ra của nhà sản xuất.
Phương pháp xác định lượng sơn cần dùng:
Trước tiên, cần phải xác định chính xác diện tích bề mặt cần sơn.
Sau đó, tra cứu thông tin về độ phủ loại sơn sử dụng. Thông tin này đã được nhà sản xuất ghi trong hướng dẫn sử dụng.
Từ đó, tính được lượng sơn cần dùng.
Nên sử dụng sơn bột vì chúng có độ phủ cao. Với 1kg sơn bột sẽ cho độ phủ bề mặt sơn rộng hơn nhiều lần so với các sản phẩm sơn thông thường. Từ đó sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí đầu tư cho việc sơn. Đặc biệt là với các dự án có diện tích sơn lớn. Hơn nữa, độ phủ của sơn cao thì dòng sơn thường có chất lượng vượt trội và sơn càng cao cấp thì độ phủ càng lớn.
Bảng độ phủ sơn tĩnh điện tiêu chuẩn
Công thức tính độ phủ sơn trên lý thuyết:
Độ phủ (m2/kg)= 1000 / (tỷ trọng x chiều dày màng sơn).
Chú ý: do là công thức trên lý thuyết nên chưa tính đến sự thiếu hụt hay mất mát trong quá trình phun. Sự mất mát tùy thuộc vào từng hệ thống phun sơn cụ thể. Để xác định được chính xác độ phủ của từng loại sơn, bạn nên tham khảo kỹ tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất.
Dưới đây là bảng độ phủ bột sơn (m2/kg) theo tỷ trọng và chiều dày màng sơn:
bảng độ phủ sơn tĩnh điện không gỉ
Trên thị trường hiện nay, xuất hiện rất nhiều loại sơn khác nhau. Vì vậy, việc lựa chọn được một loại sơn phù hợp với chất lượng tốt là một điều không hề dễ dàng gì. Bạn phải thật cẩn thận khi lựa chọn đơn vị sơn uy tín cho mình. Công ty HP Việt Nam là đơn vị gia công các sản phẩm sơn uy tín, chất lượng tốt nhất hiện nay. Với giá cạnh tranh nhất thị trường, HP Việt Nam được nhiều khách hàng trên toàn miền Bắc lựa chọn thi công cho các công trình sơn tĩnh điện hiện nay.
Nguồn: sontinhdiencongnghiep.com
-
Ngày nay, sự phát triển các ngành gia công kim loại đã lên một tầm cao mới. Chúng ta bắt gặp rất nhiều các sản phẩm kim loại được sơn tĩnh điện trang trí trong các tòa nhà, khách sạn, căn hộ. Hay đâu đó ở các công trình nhà ga, sân bay, hội trường…. Điều đó chứng tỏ tầm quan trọng không thể thiếu của kim loại tấm trong vấn đề trang trí nội thất. Để đảm bảo được kỹ thuật và mỹ thuật cũng như màu sắc trang trí theo yêu cầu của chủ đầu tư thì khâu ” sơn tĩnh điện” các sản phẩm đó là không thể bỏ qua. Nó gần như là khâu quan trọng nhất quyết định đến mỹ quan của công trình.
Để hiểu rõ hơn về mảng ” sơn tĩnh điện” chúng tôi xin giới thiệu với các bạn bài viết { 5 sản phẩm sơn tĩnh điện nhiều nhất hiện nay } để chúng ta nắm được và áp dụng cho từng công trình cụ thể.
1. Sơn tĩnh điện các sản phẩm trong ngành điện
Trong ngành điện thì chúng ta không thể bỏ qua các sản phẩm như tủ bảng điện và thang máng cáp sơn tĩnh điện. Đây là 2 sản phẩm chính của ngành M&E nói riêng và ngành điện công nghiệp nói chung. Với tầm quan trọng của nó nên các sản phẩm khi sản xuất xong phần gia công cơ khí, thì sẽ chuyển sang phần sơn tĩnh điện để phủ lớp sơn lên bề mặt vật liệu giúp tăng độ bền và phối các màu sắc theo yêu cầu của chủ đầu tư.
Dưới đây là các công đoạn để sơn tĩnh điện:
Ngâm tẩy qua 7 bể xử lý bề mặt
Sấy khô các sản phẩm sau khi tẩy rửa
Vệ sinh bề mặt các sản phẩm để tránh bụi bẩn sau khi tẩy rửa
Treo sản phẩm lên dây chuyền
Dùng súng phun bột sơn tĩnh điện ( Có thể tự động hoặc người phun )
Đưa các sản phẩm sau khi phun sơn vào buồng đốt nhiệt
Set các chỉ số nhiệt độ, thời gian dựa vào tiêu chuẩn của nhà cung cấp chỉ định
Ra lò, kiểm tra và xuất xưởng các sản phẩm đạt yêu cầu
Sau khi thực hiện các bước trên chúng ta đã hoàn thành phần sơn tĩnh điện và giao hàng cho khách lắp đặt và hoàn thiện sản phẩm. Khâu này cũng áp dụng chung cho tất cả các sản phẩm sơn tĩnh điện khác. Đôi khi các sản phẩm phi truyền thống thì cách sơn có đôi chút khác biệt.
2. Sơn tĩnh điện các sản phẩm trong ngành gia công kim loại tấm
Ngày nay đi đâu chúng ta cũng gặp sự kết hợp hài hòa giữa mảng kim loại tấm cùng các vật liệu truyền thống trong lĩnh vực xây dựng. Với lợi thế linh hoạt trong gia công, cách tạo hình đơn giản, các chi tiết được cắt gấp tinh xảo tạo nên những đường nét mới trong kiến trúc hiện nay.
Nhưng để đạt được sự hoàn mỹ cho công trình thì phần sơn tĩnh điện cho sản phẩm gia công kim loại tấm là không thể thiếu. Nó quyết định từ màu sắc tới độ bền cho công trình. Sẽ thật tẻ nhạt nếu chỉ 1 màu kim loại khi bạn trang trí căn phòng của mình phải không? Chính vì điều đó nên chúng tôi sẽ giúp bạn điểm tô cho công trình những gam màu tươi mới nhờ sản phẩm sơn tĩnh điện của HP Việt Nam.
3. Sơn các sản phẩm thiết bị văn phòng, trường học, công sở
Nói thì bảo là quá nhưng nhìn quanh chúng ta gần như 90% các đồ dùng đều có liên quan tới sơn tĩnh điện. Từ cái bàn làm việc, cái ghế, cái khung giá sách hay cái kệ tivi. Tất cả đều có dấu vết của sơn tĩnh điện.
Điều đó thể hiện rằng tầm quan trọng không thể thiếu của nó đối với đời sống hàng ngày. Tôi xin điểm qua các sản phẩm mà HP Việt Nam đang sơn tĩnh điện cho các đối tác trong lĩnh vực này để khách hàng dễ tham khảo
Bàn ghế, khung xương trong trường học
Giường tầng trong ký túc xá
Bàn làm việc
Bàn nội thất trang trí
Giá kệ sách
4. Sơn hệ thống dàn không gian, kết cấu thép trong lĩnh vựa xây dựng
Ngày nay, hệ thống kết cấu thép được sử dụng trong các công trình xây dựng rất nhiều và rộng khắp. Với khả năng chịu lực tốt, được sơn tĩnh điện bảo vệ lớp phủ bên ngoài giúp cho khả năng chống chịu lại sự khắc nghiệt của môi trường chung quanh.
Một số sản phẩm chính mà công ty HP Việt Nam đang sơn cho các tối tác trong nước cũng như nước ngoài như sau:
Dàn không gian cho các công trình ngoài trời: Sân bóng, nhà thi đấu, mái vòm
Hệ kết cấu thép Zamil cho các nhà xưởng, xí nghiệp
5. Sơn hệ thống dàn giáo, coppha trong ngành xây dựng
Trước đây trong ngành xây dựng chủ yếu làm hệ thống dàn giáo được làm bằng các vật liệu như tre, nứa, gỗ. Khả nẳng chịu nước kém và nhanh hỏng thì hiện nay đã được thay bằng các loại thép hộp, tấm được sơn tĩnh điện. Vừa đảm bảo độ bền đẹp, vừa chịu được tác động của môi trường chung quanh.
Một số loại đang được HP Việt Nam sơn cho khách hàng:
Hệ dàn giáo tiệp, chân tăng chống
Xà gồ sắp, coppha ván sàn
Vách ngăn, vách cho các cấu kiện coppha trượt
Trên đây là { 5 sản phẩm sơn tĩnh điện nhiều nhất hiện nay } được HP Viêt Nam gia công và phân phối ra thị trường.
Nguồn: sontinhdiencongnghiep.com
-
Trên thị trường hiện nay không khó để bắt gặp các thông tin về thanh lý dây chuyên sơn tĩnh điện, các thiết bị sơn, súng phun sơn…Nhưng mua lại các hệ thống đã qua sử dụng thì liệu có đảm bảo hay không?
Tiêu chí nào để đánh giá hệ thống đã qua sử dụng nhưng vẫn có thể dùng với một công suất tối đa, mang đến những hiệu quả sơn tốt nhất? Cuối cùng là lợi ích của việc mua lại các dây chuyên sơn đã được thanh lý là gì?
Thanh lý dây chuyền sơn tĩnh điện – Tiêu chí đánh giá
Dây chuyền đã qua sử dụng có thể chất lượng không bằng với những hệ thống mới hoàn toàn. Tuy nhiên nếu hội tụ đầy đủ các yếu tố dưới đây thì vẫn có thể lựa chọn để giảm chi phí đầu tư ban đầu:
Không có hiện tượng bị bào mòn nhiều hay rỉ sét thiết bị
Dây chuyền hoạt động tốt trong mọi bộ phận không gây ra tiếng ồn quá lớn.
Còn bảo hành hoặc được bảo hành, dùng thủ là tốt nhất.
Thông số kỹ thuật, xuất xứ, đơn vị cung cấp rõ ràng.
Được cam kết bằng hợp đồng rõ ràng.
Lợi ích việc mua dây chuyền sơn tĩnh điện thanh lý
Như bạn đã biết việc định giá một dây chuyền sơn sẽ dựa vào từng bộ phận cấu tạo nên một dây chuyền hoàn chỉnh. Thông thường giá dây chuyền sơn tĩnh điện sẽ dựa vào các bộ phận sau:
Buồng phun sơn tĩnh điện
Hệ thống lò sấy sơn
Hệ thống băng tải
Trong các thiết bị lớn này lại có vô vàn những thiết bị nhỏ hơn để hình thành nên chính nó. Vì thế một hệ thống hoàn chỉnh và mới hoàn toàn sẽ có chi phí không phải quá rẻ. Đặt ra chi phí đầu tư chưa thu về lợi nhuận ngay cho các xưởng sơn nhỏ. Nhưng nếu mua được danh chuyền đã qua sử dụng đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về mặt chất lượng thì sẽ đạt được những lợi ích sau:
Chi phí đầu tư ban đầu nhỏ, nhanh chóng lấy lại vốn
Vẫn đảm bảo chất lượng mặt sơn, công suất hoạt động
Tiết kiệm thời gian, sức lao động
Thân thiện môi trường, thu hồi tới 90% bột sơn thừa
Nếu thông tin thanh lý dây chuyền sơn tĩnh điện đáp ứng đầy đủ các tiêu chí còn hoạt động tốt trong thời gian dài, có bảo hành đầy đủ. Đồng thời lại có mức giá hợp lý thì sẽ rất phù hợp cho các cơ sở vừa và nhỏ. Không mất chi phí đầu tư ban đầu quá lớn. Tuy nhiên, việc kiểm tra đánh giá dây chuyền nên có sự hỗ trợ từ các nhân viên có chuyên môn, kinh nghiệm. Để tránh các thiết bị dây chuyền bị tráo đổi các thiết bị quan trọng nằm bên trong máy.
Nguồn: sonthinhphat.com.vn
-
Gia công kim loại theo mô hình công nghiệp luôn đòi hỏi các bước được phối hợp rất chặt chẽ với nhau theo một quy trình khép kín. Để mang đến chất lượng sản phẩm sơn đạt được yêu cầu : “bền – đẹp – an toàn”. Như vậy một quy trình sơn chuẩn sẽ bao gồm có 5 bước như sau để tạo ra thành phẩm đạt yêu cầu trước khi tới tay khách hàng.
5 quy trình gia công sơn tĩnh điện hiệu quả:
Trước khi bước vào chi tiết các quy trình sơn tĩnh điện. Thì khách hàng cần nói rõ với xưởng các yêu cầu mà mình mong muốn như màu sơn, hãng sơn, sơn trong nhà hay ngoài trời, độ phủ sơn trên bề mặt là bao nhiêu…Đó là những yêu cầu thỏa thuận để khi hoàn thiện sản phẩm có thể làm hài lòng và đáp ứng nhu cầu của Quý khách hàng.
Xử lý bề mặt sản phẩm sơn tĩnh điện:
Sản phẩm kim loại trước khi sơn cần được làm sạch dầu mỡ, bụi bẩn, rỉ sét trên toàn bộ bề mặt sơn. Thường trong công nghiệp sản phẩm kim loại được đưa qua các bể xử lý theo thứ tự như sau:
1. Bể hóa chất tẩy dầu mỡ
2. Bể rửa nước sạch
3. Bể chứa axit tẩy rỉ sét
4. Bể rửa nước sạch
5. Bể chứa hóa chất định hình
6. Bể chứa hóa chất Photphat hóa bề mặt
7. Bể rửa nước sạch
Sấy khô bề mặt :
Tiếp theo là giai đoạn sấy khô bằng lò sấy sơn. Mục đích để làm khô sản phẩm nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Để thực hiện quá trình phun sơn, hầu hết các lò sấy sơn được tạo ra nguồn nhiệt bằng các đầu đốt gas. Sản phẩm được đưa vào lò sấy thông qua xe goòng hoặc hệ thống băng tải.
Bắt đầu phun, gia công sơn tĩnh điện
Sơn bắt đầu được phun ra thông qua hệ thống súng phun, máy phun sơn và được thực hiện trong khu vực buồng phun sơn. Mục đích của việc thiết kế buồng phun sơn riêng biệt là để hạn chế lượng bụi xâm nhập khi sơn. Đồng thời giúp cho việc thu hồi sơn diễn ra thuận lợi và đơn giản hơn.
Sấy định hình sản phẩm
Sau phun sơn, sản phẩm tiếp tục được đưa vào lò sấy dưới nhiệt độ 180 – 200 độ C. Và được ủ trong 10 – 15 phút tùy thuộc vào độ dầy của sản phẩm với một mức nhiệt độ ủ thích hợp.
Kiểm tra và đóng gói sản phẩm hoàn thiện:
Cuối cùng, sản phẩm sơn nguội các công nhân tiến hành lấy sản phẩm và kiểm tra chất lượng bề mặt sơn. Nếu không đạt yêu cầu như mong muốn sẽ được xử lý và sơn hoàn thiện từ đầu.
Muốn có sản phẩm tốt nên đến những địa chỉ uy tín luôn đưa ra những quy trình gia công sơn tĩnh điện rõ ràng theo cách chuyên nghiệp. Đó chính là những tiêu chí giúp bạn mang về những sản phẩm chất lượng nhất mà lại có giá thành hợp lý nhất.
Nguồn: sonthinhphat.com.vn
-
1. Về máy móc sơn tĩnh điện
Một quy trình phun sơn tĩnh điện cho thành phần thường phải trải qua các bước rất nghiêm ngặt trong phòng sơn kín giúp xử lý bề mặt, làm khô sản phẩm. Quy trình này thường do máy móc thực hiện để tránh những sai sót, giúp sản phẩm được hoàn thiện với giá trị, chất lượng cao nhất. Các hệ thống máy móc trong quy trình phun sơn tĩnh điện gồm:
- Dây chuyền treo hàng cần sơn số lượng 1
- Phòng sơn có 2 thợ chuyên để phun sơn
- Lò chuyên sấy và hấp hiện đại
Dây chuyền máy móc sơn tĩnh điện hiện đại
2. Nguyên liệu sử dụng
Trong suốt hơn 10 năm kinh doanh các sản phẩm kệ lưu trữ, kệ siêu thị chúng tôi nhận ra nước sơn của sản phẩm có tầm quan trọng vô cùng lớn. Nó sẽ bảo vệ giá kệ khỏi các tác động bên ngoài, tạo ra sự khác biệt đẹp mắt so với các sản phẩm khác.
Khách hàng luôn đánh giá sản phẩm qua vẻ bề ngoài (lớp sơn) của mỗi sản phẩm. Chính vì vậy nên cần chú trọng cho khâu sản xuất này để mang lại sản phẩm có chất lượng tốt nhất tới tay khách hàng.
Trong bột sơn Jotun và bột sơn Akzonobel không chứa những dung môi do vậy phát sinh rất ít mùi làm ô nhiễm môi trường.
3. Quy trình sơn tĩnh điện các bộ giá kệ
Bước 1 : Xử lý bề mặt
Trước khi tiến hành phun sơn tĩnh điện, các sản phẩm kệ chứa hàng bắt buộc phải được xử lý bề mặt. Bởi quá trình gia công cơ khí trước đó đã làm cho sản phẩm bị dính các loại dầu mỡ công nghiệp, nên nếu chúng ta bỏ qua giai đoạn này thì màu sắc sắc được phun sơn lên sẽ không được chuẩn. Ngoài ra, các nguyên liệu để sản xuất kệ là sắt nên chúng ta nhất định phải loại bỏ dầu nhớt để tránh sắt thép bị gỉ sét.
Thực hiện bước này chúng tôi dùng các chất hóa học trong bể hóa chất để xử lý bề mặt. Những thành phần hóa học bao gồm: loại hóa chất dùng để tẩy dầu mỡ, các loại hóa chất axit tẩy rỉ sét như HCl hay H2SO4, chất định hình bề mặt, bể chứa các loại photphas hóa bề mặt.
Bước 2 : Làm khô
Sau khi đã được xử lý bề mặt, kệ siêu thị sẽ được làm khô. Mục đích của bước này là làm khô hơi nước dính trên bề mặt để đưa vào sơn.
Các cây sắt thép sẽ được treo ở trên và đẩy vào lò sấy với nhiệt độ của lò bằng nhiệt độ của các loại bếp hồng ngoại.
Bước 3 : Phun Sơn
Tiếp đến sản phẩm sẽ được đưa trực tiếp vào buồng phun và thu hồi sơn. Công nghệ sơn tĩnh điện sử dụng loại sơn bột, không phải dạng sơn nước thông thường, vì vậy đặc tính của chúng là bám dính nhờ lực tĩnh điện. Chúng đặc biệt có chức năng tự thu hồi sơn phun và trộn thêm vào sơn phun mới để tái sử dụng, giúp tiết kiệm chi phí nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Bước 4 : Sấy trong lò
Đây là bước cuối cùng của công đoạn sơn tĩnh điện, nhiệt độ chuẩn của lò sấy là từ 1800 độ C đến 2000 độ C. Thời gian sấy phải đảm bảo từ 10 đến 15 phút để định hình màu sơn lại trên sản phẩm.
Đầu tiên các bộ phận của kệ sẽ được xử lý qua hóa chất như ngâm dầu, rửa nước, ngâm nước định hình, ngâm photphat, sau đó xịt sạch phơi khô. Trong trường hợp các bộ phận này bị gỉ sét thì phải ngâm axit.Các thợ sơn sẽ sử dụng súng phun sơn để sơn lên bề mặt kệ. Phải đảm bảo nguyên liệu thật sự được rửa sạch trước khi đưa vào phòng phun sơn. Bột sơn mang điện tích dương còn giá kệ cần sơn mang điện tích âm. Khi phun sơn lên giá kệ chúng lập tức bám dính vào nhau rất chắc chắn (tĩnh điện).Lò sấy có nhiệt độ tối thiểu là 200 độ C, đây là nơi sấy khô giá kệ sau khi được sơn. Giá kệ sau khi sấy khô sẽ được kiểm tra độ dày, độ đều, độ bóng trước khi xuất hàng. Nếu sản phẩm không đạt sẽ được xử lý lại từ đầu. Dây chuyền sẽ hoạt động và tiến hành sơn những đợt tiếp theo thành dây chuyền.
4. Kiểm định chất lượng đầu ra
Khi tiến hành phun sơn tĩnh điện phải luôn phải để ý từng công đoạn từ xử lý hóa chất, đến khi đưa giá kệ vào lò sấy, nghiêm ngặt và khó tính trong mọi khâu sản xuất để tạo ra những sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng.
Nguồn: vinatech.net.vnI am text block. Click edit button to change this text. Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.I am text block. Click edit button to change this text. Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.
-
Một trong những ngành công nghệ phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất ( đặc biệt là sắt sơn tĩnh điện) hiện nay chính là công nghệ sơn tĩnh điện. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến sơn tĩnh điện là gì? Và những ưu điểm mà công nghệ sơn tĩnh điện mang lại.
Sơn tĩnh điện là gì?
Sơn tĩnh điện là việc phủ một lớp chất dẻo lên bề mặt các chi tiết cần che phủ, có 2 loại chất dẻo phổ biến trong sơn tĩnh điện chính là nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt cứng. Nhựa nhiệt dẻo chính là chất hình thành một lớp phủ mà không cần phải trải qua quá trình biến đổi cấu trúc phân tử (như polyetylen, polypropylene, nylon, polyvinyclorua và nhựa nhiệt dẻo polyester), còn nhựa nhiệt rắn được xếp chéo qua nhau tạo ra một lớp màng vĩnh cửu chịu nhiệt và sẽ không bị tan chảy lại (epoxy, hybrit, uretan polyester, acrylic, polyester triglycidyl isoxyanuric).Bên cạnh đó, sơn tĩnh điện còn được gọi là sơn khô vì tính chất phủ ở dạng bột và khi đưa vào sử dụng nó sẽ được tích một loại điện tích dương (+), khi đi qua một thiết bị được gọi là sung sơn tĩnh điện, đồng thời vật sơn cũng sẽ được tích một điện tích âm (-) để tạo ra hiệu ứng giữa bột sơn và vật được sơn.
Bột sơn tĩnh điện là gì?
Khái niệm
Bột sơn tĩnh điện là nguyên liệu được sử dụng trong công nghệ sơn tĩnh điện, gồm 3 thành phần: nhựa, bột màu và các chất phụ gia khác.
Phân loại bột sơn tĩnh điện
Hiện nay bột sơn tĩnh điện có 4 loại phổ biến: bóng (gloss), mờ (matt), cát (texture), nhăn (wrinkle). Các loại bột sơn được sử dụng cho hai điều kiện trong nhà và ngoài trời.
Điều kiện bảo quản bột sơn tĩnh điện
Bột sơn tĩnh điện rất an toàn vì không sợ cháy nổ do nó ở dạng bột khô và không chứa dung môi. Chỉ cần đáp ứng đúng những điều kiện sau là chúng ta có thể bảo quản bột sơn an toàn và hiệu quả:
– Để bột nơi khô ráo và thoáng mát
– Bảo quản ở nhiệt độ dưới 33oC (phù hợp với khí hậu của Việt Nam)
– Khi chất bột sơn không nên để quá 5 lớp.
Ưu điểm vượt trội của công nghệ sơn tĩnh điện
Hầu hết các nhà khoa học trên thế giới đều công nhận một điều: Rất hiếm có một công nghệ hiện địa nào như sơn tĩnh điện, được phát minh và đưa vào sử dụng phục vụ sản xuất, thay thế cho công nghệ cũ mà lại cho chất lượng cao, hạ được giá thành sản phẩm trong khi chi phí đầu tư vẫn như công nghệ cũ,
Ưu điểm về kinh tế
– Không cần phải sử dụng đến sơn lót khi phun sơn bằng công nghệ sơn tĩnh điện
– 99% sơn được sử dụng triệt để, trong quá trình phun sơn nếu sơn không bám vào sản phẩm có thể dễ dàng thu hồi và tái sử dụng cho các lần sau.
– Tiết kiệm thời gian hoàn thiện sản phẩm
– Nếu phun sơn không đạt yêu cầu hoặc những khu vực khác bị ảnh hưởng có thể lau chùi dễ dàng.
Ưu điểm về đặc tính sử dụng
– Do dung hệ thống phun sơn bằng súng tự động nên quy trình sơn có thể được thực hiện tự động hóa dễ dàng
– Khi bột sơn bám lên người có thể dễ dàng lau chùi, không cần dùng dung môi hay chất tẩy rửa để làm sạch.
Ưu điểm về chất lượng
– Sơn tĩnh điện bền, bóng, mịn tuyệt đối
– Không bị gỉ mặc dù thường xuyên tiếp xúc với những tác động xấu từ thời tiết ngoài trời, nên bạn có thể vô tư để tạo nên những sản phẩm ngoài trời.
– Màu sơn tĩnh điện đa dạng và phong phú.
Ngoài những ưu điểm trên thì sơn tĩnh điện còn có rất nhiều những ưu điểm khác có lợi cho người tiêu dùng và nhà sản xuất. Hy vọng những thông tin mà chanhairpin.com cung cấp bên trên về sắt sơn tĩnh điện sẽ giúp mọi người hiểu hơn, đặc biệt là áp dụng để phục vụ trong cuộc sống của mình một cách hiệu quả nhất.
Nguồn: chanhairpin.com
-
1. Máy móc gia dụng
Bột sơn tĩnh điện được sơn trên mặt trước và mặt tấm của các thiết bị như: tủ lạnh, máy giặt, máy sấy, máy nước nóng, kệ rửa chén, và lò vi ba. Sơn tĩnh điện cũng được sử dụng để thay thế men sứ trên nhiều máy giặt và máy sấy.
2. Ô tô
Các ngành công nghiệp ô tô sử dụng sơn tĩnh điện trên bánh xe, thiết bị giảm xóc, nắp chụp trục bánh xe, tay nắm cửa, viền trang trí và các bộ phận bê xe tải, bộ tản nhiệt, bộ lọc, và nhiều bộ phận động cơ khác. Một lớp phủ bột đã được phát triển để bảo vệ thân xe tự động. BMW và Volvo đang sử dụng nó trên mẫu xe mới của họ, và GM, Ford và Chrysler đã thành lập một liên minh để kiểm tra kỹ thuật này trên dây chuyền sản xuất của họ.
3. Kiến trúc / Xây dựng
Bột sơn tĩnh điện thường được sử dụng trong kiến trúc và xây dưng trên các khung cửa sổ, cửa ra vào và các đồ nội thất. Nhiều đường cao tốc và các dự án xây dựng sử dụng sơn tĩnh điện trên cột đèn, lan can, cọc đường, và hàng rào.
4. Sản phẩm hàng ngày
Bột sơn tĩnh điện được sử dụng trong vô số sản phẩm hàng ngày như: đèn, ăng-ten, và các thiết bị điện. Nông dân sử dụng bột sơn tĩnh điện trong máy kéo và các thiết bị nông nghiệp. Chủ cửa hàng thường sơn tĩnh điện trên các kệ trưng bày, kệ giá, cửa hàng đồ đạc, và các máy bán hàng tự động. Nhân viên văn phòng sử dụng đồ nội thất bằng kim loại, tủ máy tính, đinh bấm, và phụ kiện bàn khác được sơn tĩnh điện. Tất cả đều được hưởng lợi từ bột sơn tĩnh điện.
Nguồn: kitsappowdercoating.com
-
Quy trình phun sơn tĩnh điện đối với cửa thép
Quy trình phun sơn tĩnh điện đối với cửa thép chống cháy và cửa thép vân gỗ được thực hiện qua từng khâu, hết sức bài bản, nhằm đảm bảo sản phẩm cuối cùng phải có được chất lượng tốt nhất:
– Bước thứ nhất, xử lý bề mặt: Vật được sơn được xử lý bề mặt trước khi sơn bằng cách: Tẩy dầu, tẩy gỉ, định hình, phosphat kẽm.
– Bước thứ hai, hấp khô vật được sơn sau khi xử lý bề mặt.
– Bước thứ ba, phun sơn: Bộ điều khiển trên súng phun sơn giúp có thể điều chỉnh lượng bột phun ra hoặc điều chỉnh chế độ phun sơn theo hình dáng vật được sơn.
– Bước thứ bốn, sấy: Vật được sơn sau khi sơn sẽ được đưa vào buồng sấy. Tại giai đoạn này, tùy theo chủng loại, thông số kỹ thuật của bột sơn mà đặt chế độ sấy tự động thích hợp (nhiệt độ sấy từ khoảng 150oC – 190oC, thời gian sấy trong vòng 10 – 15 phút).
– Cuối cùng là khâu kiểm tra và đóng gói thành phẩm.
Trên thực tế, có 2 loại sơn tĩnh điện:
– Sơn tĩnh điện một màu:
+ Được sử dụng đối với cửa thép chống cháy. Màu sơn thường được sử dụng là những màu đơn sắc như ghi sáng sần, trắng sần, ghi bóng, đen mờ, vàng kem…
– Sơn tĩnh điện vân gỗ:
+ Được sử dụng đối với cửa thép vân gỗ. Ưu điểm là tính thẩm mỹ cao. Màu sơn được tạo thành là những màu vân gỗ y như thật, từ tông màu trầm tối cho đến những tông màu sáng, phù hợp với gu thẩm mỹ của từng đối tượng người dùng.
Ưu – nhược điểm của sơn tĩnh điện trong sản xuất cửa thép
Ưu điểm :
Tính kinh tế:
+ Sử dụng công nghệ sơn tĩnh điện trong sản xuất cửa thép khiến bột dư trong quá trình phun sơn được thu hồi để sử dụng lại, do đó đến 99% sơn được sử dụng triệt để, không bị hao mòn trong quá trình sản xuất.
+ Mặt khác, công nghệ này không đòi hỏi phải sơn lót (tiết kiệm chi phí), có thể làm sạch dễ dàng những khu vực bị ảnh hưởng khi phun sơn hay do phun sơn không đạt yêu cầu, tối ưu thời gian hoàn thiện sản phẩm.
+ Việc tiết kiệm các chi phí vật tư và vận hành giúp giảm tối đa các chi phí sản xuất, từ đó giảm giá thành sản phẩm, khiến cho sản phẩm cuối cùng đến tay người dùng có chất lượng tốt với mức giá tốt nhất.
Về độ bền:
+ Cửa thép áp dụng công nghệ sơn tĩnh điện khiến cho cho tuổi thọ sản phẩm lâu hơn, độ bóng cao, giúp tôn lên vẻ đẹp của sản phẩm.
+ Nhờ khả năng chống ôxy hóa, chống ăn mòn cực tốt nên cửa thép được sơn tĩnh điện có khả năng chống chịu tốt trước những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết so với các dòng cửa thông thường.
Tính thẩm mỹ:
+ Cửa thép sơn tĩnh điện có độ bóng cao, bền màu. Đặc biệt, với cửa thép vân gỗ đòi hỏi tính thẩm mỹ cao, lớp vân gỗ bên ngoài giống y như vân gỗ thật, đảm bảo có thể làm hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính nhất.
Chu trình khép kín, tự động
+ Quy trình sơn tĩnh điện được tự động hóa và khép kín, có thể dễ dàng vệ sinh khi sơn bám trên người hoặc các thiết bị khác mà không cần sử dụng bất cứ loại dung môi nào như khi sử dụng sơn nước.
Nhược điểm :
– Với sơn tĩnh điện 1 màu (cửa thép chống cháy):
+ Cửa thép sơn tĩnh điện có độ bám dính rất cao nên rất khó bị trầy xước. Tuy nhiên, trong trường hợp do có tác động mạnh về lực, do bị vật nhọn rạch lên bề mặt của sản phẩm thì cửa vẫn có khả năng bị trầy xước, tuy vết xước không sâu.
+ Khi đã bị trầy xước, cách khắc phục nhanh nhất là khắc phục bằng cách quét sơn dầu tại chỗ, song màu sắc tối đa chỉ có thể giống được tới 80-90% so với màu sắc cũ của sản phẩm.
– Với sơn tĩnh điện vân gỗ:
+ Trong trường hợp bị trầy xước thì có thể sơn dầu màu đỏ gỗ hoặc màu tương ứng lên các vết xước để khắc phục. Tuy nhiên, trường hợp này rất hạn chế. Trên thực tế, hầu hết những công trình cửa thép vân gỗ GALAXY đã lắp đặt được đến 6, 7 năm vẫn bền màu như mới.
+ Không sơn được những chi tiết quá lớn (rất ít gặp) có độ dài chi tiết hơn 7m (trường hợp này hầu như không gặp, do chiều rộng hay chiều tối đa của cửa thép vân gỗ không bao giờ lên tới 7m).
-
-
Công nghệ sơn tĩnh điện không còn quá xa lạ và đang dần thay thế được các dòng sơn thường trong nhiều lĩnh vực công nghiệp đa dạng. Nhờ sở hữu được đặc tính mang nhiều lợi thế, cùng với đó là hệ thống bảng màu sơn tĩnh điện vô cùng đa dạng.
Tạo ra nhiều màu khác độc đáo, lạ mắt mà không hệ gây ảnh hưởng đến môi trường hay đến sức khỏe con người. Chính vì vậy, sơn tĩnh điện sẽ là một dòng sơn có hướng đi phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam và trên thế giới. Cùng tìm hiểu các thông tin về dòng sơn này ngay dưới đây.
Hệ thống bảng màu sơn tĩnh điện
Tính đến thời điểm này thì hiện tại bảng mã màu sơn tĩnh điện có hơn 1000 màu sơn có sẵn. Được phân chia thành nhiều loại khác nhau với độ bóng tạo ra nhiều cấp độ khi quan sát bằng mắt thường. Tuy nhiên, có một số mã màu được sử dụng phổ biến nhất trong bảng màu sơn tĩnh điện như:
Màu Crôm: Loại bột cho khả năng phản chiếu giống y như bạc, cực kỳ sáng bóng
Màu vàng Candy: phối hợp với nhiều màu sắc và có phần ánh vàng với hiệu ứng mờ
Bột sơn chuyên dùng cho các bề mặt lồi lõm, sần sùi: loại sơn này tạo ra một lớp sơn dày có kết cấu có thể cảm nhận bằng tay. Làm tăng độ bền và độ dẻo của vật sơn.
Đặc tính của dòng bột sơn tĩnh điện
Bột sơn tĩnh điện được phân chia thành 4 loại như sau:
Epoxy: có khả năng chịu lực và va đập nhẹ.
Polyester: Sơn có độ bền cao, dùng được ở ngoài trời và được sử dụng phổ biến nhất.
Acrylic: Được dùng làm lớp sơn trong.
Fluoropolymer: Được dùng phổ biến nhất trong ngày công nghiệp sơn tĩnh điện.
Ưu điểm của dòng bột sơn tĩnh điện
Có tuổi thọ lâu dài, không bị ăn mòn bởi hóa chất hay tác nhân hóa học.
Không cần sơn lót hay dung môi pha trộn.
99% sơn được sử dụng triệt để nhờ tính năng thu hồi sau quá trình phun sơn.
Độ bóng, độ bám dính lên vật sơn rất cao.
Dễ dàng vệ sinh khi bột sơn bám vào người hay các thiết bị khác.
Thân thiện với môi trường.
Nói chung hệ thống bảng màu sơn tĩnh điện có sự đa dạng đáp ứng được mọi yêu cầu về màu sắc cho nhiều thiết bị, sản phẩm khác nhau. Không những thế lại hội tụ đầy đủ những ưu điểm tuyệt vời mà các dòng sơn thường không thể đáp ứng được. Chính vì vậy, mà sự thay thế và phát triển như vũ bão của dòng bột sơn tĩnh điện không phải là điều quá ngạc nhiên.
Nguồn: sonthinhphat.com.vn