Thêm kết quả...

Doanh nghiệp

Doanh nghiệp cho nhân viên vay tiền mua nhà cuối năm

Bên cạnh việc duy trì thưởng Tết và lương tháng 13 cho nhân viên, có doanh nghiệp còn trích ngân sách cho nhân viên vay tiền mua nhà dịp cuối năm.

Chia sẻ với Zing, ông Phan Minh Thông – Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group – cho biết vừa cho 2 nhân viên vay tiền mua nhà trong bữa tiệc tất niên công ty vừa qua. Mỗi nhân viên được vay 1 tỷ đồng trong vòng 10 năm không tính lãi suất. Trong đó, từ năm thứ 6 trở đi, nhân viên bắt đầu trả tiền, cấn trừ trực tiếp từ lương hàng tháng.

“Chúng tôi tính toán 1 tỷ đồng là đủ để các bạn đặt cọc cho một căn chung cư ở TP.HCM. Đây sẽ là món quà ý nghĩa sau một năm các bạn nỗ lực cùng công ty”, ông Phan Minh Thông chia sẻ.

Mức thưởng Tết tăng cùng lợi nhuận công ty

Thực tế, năm 2017, Phúc Sinh đã cho 7 nhân viên quản lý vay tiền mua nhà. Đây là những người làm việc lâu năm và đạt hiệu quả công việc cao.

“Khi công ty kinh doanh tốt, tôi muốn chia sẻ niềm vui này cùng các bạn nhân viên. Sau lần đầu tiên triển khai chương trình năm 2017, các năm 2018-2020 chúng tôi gặp nhiều khó khăn, do đó phải đến năm nay, khi lợi nhuận tăng gấp 3 lần năm ngoái, tôi mới quyết định tiếp tục chương trình này”, ông Phan Minh Thông nói thêm.

4 loại hồ sơ cần nhớ nằm lòng khi vay tiền mua nhà

Song song với đãi ngộ này, nhân viên tại Phúc Sinh năm nay cũng được chia thưởng Tết cao hơn các năm trước, và đặc biệt được công ty hỗ trợ đóng thuế cho khoản tiền thưởng.

Tương tự, với Công ty TNHH 3D Hub Global, bà Lý Thanh Phong, giám đốc, cho biết tổng ngân sách thưởng Tết năm nay dự kiến khoảng 2 tỷ đồng, tăng so với mọi năm nhờ các đơn hàng xuất khẩu vẫn ổn định, với giá trị mỗi đơn hàng ngày một lớn hơn.

“Chúng tôi thưởng theo bậc lương và chức vụ của nhân viên. Đối với nhân viên dưới một năm, công ty thưởng theo số tháng họ làm với mức trung bình 1 triệu đồng/tháng làm việc, tức nếu làm 10 tháng thì nhận được 10 triệu đồng. Như vậy, ai cũng được nhận thưởng Tết”, bà Lý Thanh Phong cho biết.

Còn tại Công ty May 10, dù đại dịch kéo dài, mức thu nhập bình quân của người lao động trong năm qua vẫn tăng 8,5% so với năm ngoái. Tổng giám đốc Thân Đức Việt cho hay đã có kế hoạch thưởng Tết cho khoảng 13.000 nhân công, tính cả đơn vị liên doanh, liên kết, bình quân 1,5 tháng lương mỗi người.

“Chính sách lương thưởng cho nhân viên luôn nằm trong kế hoạch phát triển của công ty, dù mấy năm nay dịch bệnh nhưng không thể vì thế mà bỏ quên việc ‘tri ân’ với những người đồng hành. Họ là nhân tố sống còn.

Nhất là trong lúc hoảng loạn vì dịch bệnh thế này thì thưởng Tết sẽ là cái lộc, là nguồn động viên quý giá”, ông Lưu Văn Thái, Giám đốc Công ty thực phẩm Tâm Minh nói với Zing.

Xoay xở thưởng Tết để giữ chân người lao động

Mặc dù vậy, đối diện với kết quả kinh doanh không mấy khả quan suốt năm qua, nhiều doanh nghiệp vẫn đang cân nhắc, chưa thể quyết định mức thưởng Tết cho người lao động.

Một mặt, tình hình tài chính của doanh nghiệp không cho phép. Nhưng mặt khác, họ lo ngại không thể giữ chân người lao động sau Tết này, trong bối cảnh nhiều người mong muốn về quê sinh sống và làm việc do e ngại dịch bệnh bùng phát.

Doanh nghiep cho nhan vien vay tien mua nha-Hinh-2

Chia sẻ với Zing, bà Thanh Tâm, CEO ATZ Life, cho biết vẫn đang cân đối ngân sách, chưa có con số thưởng Tết cụ thể. Dù vậy, bà khẳng định doanh nghiệp sẽ trích một phần quỹ dự phòng để thưởng Tết cho nhân viên, song song với các món quà hiện vật là các sản phẩm chăm sóc sức khỏe của công ty.

“Trong suốt 20 năm kinh doanh, tôi luôn chủ trương thưởng tháng 13 cho người lao động, vừa tạo niềm vui, động lực và cũng là để giúp nhân viên và gia đình có một cái tết trọn vẹn hơn”, bà Thanh Tâm nhấn mạnh.

Tương tự, ông Nguyễn Thanh Tuấn – Giám đốc VAM Furniture – cũng cho biết việc thưởng Tết năm nay buộc phải tiết giảm do hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng bởi Covid-19. “Chúng tôi chỉ hướng tới 2 mục tiêu chính là giúp công nhân viên có thêm nguồn thu nhập để chi tiêu dịp Tết, đồng thời giữ chân, thu hút họ tiếp tục quay trở lại làm việc sau này”, ông nói.

Đó là lý do bên cạnh mức thưởng bình quân tương đương một tháng thu nhập năm, công ty này cũng tặng quà cho những người lao động có hoàn cảnh khó khăn và mua vé xe cho người lao động quay lại làm việc sau Tết.

Với Công ty TNHH TMDV XNK Phát Linh TAB, bà Võ Thị Thùy Trang, giám đốc, cũng nhấn mạnh dù khó khăn vẫn phải duy trì thưởng Tết như mọi năm, vừa để cảm ơn đội ngũ nhân viên đã đồng hành cùng doanh nghiệp, vừa nhằm giữ chân họ, vì sợ sau Tết nhiều người không quay lại làm việc nữa.

Tương tự, bà Bùi Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Chocolate Legendary Việt Nam, cho bhay mức thưởng Tết năm nay dự kiến bằng hoặc nhỉnh hơn năm ngoái, và bằng khoảng 50-60% các năm trước dịch.

“Đây là nỗ lực rất lớn của ban lãnh đạo công ty để chăm lo đời sống công nhân viên, cũng như mong muốn có sự gắn kết lâu dài với người lao động. May mắn thời điểm cuối năm đơn hàng về nhiều, nhà máy quá tải nên các bạn được tăng ca khá nhiều, tăng phần nào thu nhập”, bà Hạnh chia sẻ.

Nguồn: zing.vn

28 Tháng Mười Hai, 2021 / by / in ,
Thưởng Tết năm 2022: Thưởng bằng hiện vật có sai quy định?

Thưởng Tết cuối năm là khoản tiền mà người lao động mong chờ nhất.

Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về thưởng như sau: Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Vì thế, doanh nghiệp không có nghĩa vụ bắt buộc phải thưởng cho người lao động. Thay vào đó, tùy vào tình hình kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc… mà doanh nghiệp có xem xét thưởng cuối năm nhiều hay ít, hoặc không thưởng.

Thưởng Tết 2022 thế nào? | VTV.VN

Thưởng Tết có thể bằng hiện vật

Ngoài thưởng Tết 2022 bằng tiền mặt, doanh nghiệp có thể thưởng cho nhân viên bằng hiện vật.

Theo quy định thưởng Tết tại Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019, doanh nghiệp có thể thưởng cho người lao động bằng tài sản hoặc các hình thức khác ngoài tiền. Ví dụ, thưởng vé du lịch, vé tàu xe để về quê; hoặc các hiện vật có giá trị như: đồ gia dụng, xe máy, ôtô…

Ngoài khoản tiền thưởng Tết, người lao động cũng mong chờ, tò mò khoản tiền lương tháng thứ 13 năm 2022 ra sao? Thực tế, không có văn bản pháp luật nào quy định doanh nghiệp phải trả tiền lương tháng thứ 13. Tuy nhiên, trong các hợp đồng lao động, hai bên người sử dụng lao động và người lao động có ký kết nội dung thưởng tiền tháng 13 thì bạn sẽ được nhận khoản tiền này.

Khoản tiền lương tháng thứ 13 được tính theo mức bình quân tiền lương trong năm, hoặc theo mức lương tháng thứ 12 của người lao động.

Ngoài ra, một tin vui cho người lao động trong Tết Nhâm Dần 2022 là được nhận khoản tiền thăm hỏi trị giá 300.000 đồng từ quỹ tài chính của công đoàn.

Cụ thể, theo Kế hoạch 146/KH-TLĐ nêu rõ, Tết 2022, người lao động có đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tại doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập có đóng kinh phí công đoàn; cán bộ, công chức, viên chức có hoàn cảnh khó khăn được chăm lo, thăm hỏi từ nguồn tài chính công đoàn với mức 300 nghìn đồng/người.

Theo đó, hai đối tượng được hưởng tiền thăm hỏi gồm, người lao động có đóng BHXH tại doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập có đóng kinh phí công đoàn. Cán bộ, công chức, viên chức có hoàn cảnh khó khăn.

Nguồn: dantri.com.vn

27 Tháng Mười Hai, 2021 / by / in ,
Thưởng Tết 2022: Nhân viên ngân hàng trên 100 triệu đồng

Theo chuyên gia, lợi nhuận của các ngân hàng năm nay tăng khoảng 10%. Do vậy, mức thưởng nhân viên vẫn ở mức cao, Tết Dương lịch từ 1-3 tháng lương, Tết Nguyên đán ở mức cao hơn, từ 2-6 tháng lương.

Những ngày cuối năm, tại các diễn đàn việc làm, vấn đề thưởng Tết đang là chủ đề “nóng” với hàng ngàn chia sẻ mỗi ngày. Đặc biệt, sau khi một ngân hàng thương mại thông báo mức thưởng Tết Dương lịch là một tháng lương thực lãnh, tương đương gần 30 triệu đồng.

Theo chị Trần Thị Thúy (nhân viên ngân hàng tại quận Tân Bình, TPHCM), mức thưởng Tết 30 triệu đồng là “quá bình thường”. Ngân hàng nơi chị Thúy làm việc chưa công bố mức thưởng Tết nhưng dự kiến cũng không thấp hơn 30 triệu đồng.

“Dịch Covid-19 khiến nhiều ngành nghề chịu ảnh hưởng khá nặng nề nhưng tôi nghĩ ngành ngân hàng chịu tác động không lớn. Giao dịch trong thời gian giãn cách có giảm nhưng những ngày sau đó đều tăng đột biến. Chúng tôi vẫn phải làm việc miệt mài từ sáng tới khuya, làm thêm cả dịp cuối tuần”, chị Thúy chia sẻ.

Năm 2021, mức thưởng Tết của chị Thúy trên 100 triệu đồng. Dựa vào tình hình kinh doanh hiện tại, chị dự kiến mức thưởng Tết vẫn duy trì ở mức 6-7 tháng lương. Hiện, các nhân viên ngân hàng có mức lương, trợ cấp từ 15-45 triệu đồng/tháng.

Thưởng Tết 2021: Rất khó để có mức thưởng cao

“Chưa có thông báo chính thức nhưng các sếp cũng chia sẻ trong các cuộc họp rằng mức lương sẽ không thấp hơn năm ngoái. Không riêng thưởng Tết, trợ cấp những tháng gần đây cũng tăng. Tôi nghĩ sẽ ở mức 150 triệu đồng”, cô gái kinh nghiệm 12 năm làm ngành ngân hàng tâm sự.

Không riêng chị Thúy, nhiều ngân viên ngân hàng cũng tự tin mức thưởng năm nay sẽ tăng mạnh. Tuy vậy, mức thưởng còn phụ thuộc vào đánh giá, xếp hạng của từng nhân viên và từng ngân hàng.

“3 năm nay thưởng, phụ cấp Tết đều trên 100 triệu đồng nên năm nay chắc cũng vậy. Năm nay công việc mình vẫn rất nhiều. Càng gần Tết thì càng phải tăng ca nhiều, có những đêm ngủ lại ở cơ quan luôn mới làm hết công việc”, Huỳnh Thu Ngân (nhân viên ngân hàng ở Tân Phú) cho hay.

Theo ông Đinh Văn Tiệp – Chuyên gia kinh tế tại TPHCM, lợi nhuận của khối ngân hàng năm nay sẽ tăng khoảng 5-10%. Mức thưởng Tết cũng tùy thuộc vào cơ chế từng ngân hàng nhưng nhìn chung sẽ không thấp hơn năm 2021, trung bình khoảng 6-8 tháng lương.

Ông Đinh Văn Tiệp nhận định: “Những nhân viên quản lý rủi ro, nhân viên kinh doanh, nhân viên tín dụng, chuyên viên phân tích tài chính… sẽ có mức thưởng cao trên 150 triệu đồng. Những nhân viên khác cũng sẽ duy trì ở mức 100 triệu đồng. Tuy vậy, nếu nhân viên bị kỷ luật, không hoàn thành nhiệm vụ sẽ không có thưởng cao”.

Thưởng Tết Canh Tý 2020 có gì mới? - Báo Tây Ninh Online

Trái lại với sự sôi nổi từ các nhân viên ngân hàng, nhân sự tại các ngành may mặc, dịch vụ, thương mại, du lịch… khá buồn khi nghĩ đến thưởng Tết. Không ít người đã bỏ việc trước Tết vì “thưởng cũng như không”.

“Rất ít doanh nghiệp có thưởng Tết Dương lịch. Tết Nguyên đán các doanh nghiệp hiện vẫn đang bàn và chưa thể quyết định. Tình hình này chắc phải qua tháng 1/2022 các doanh nghiệp mới có báo cáo về thưởng Tết”, một lãnh đạo LĐLĐ quận Bình Tân thông tin.

Theo lãnh đạo LĐLĐ quận Bình Tân, các doanh nghiệp trên địa bàn vừa mới quay lại sản xuất nên vẫn còn rất nhiều khó khăn. LĐLĐ cũng đã và đang phối hợp với các công đoàn cơ sở để đảm bảo thưởng Tết cơ bản cho người lao động.

“Họ vừa quay lại sản xuất, chưa ổn định mà mình đặt nặng vấn đề lương thưởng quá cũng kẹt cho doanh nghiệp. Khảo sát thì họ đều nói sẽ có, khoảng 1 tháng lương nhưng cụ thể bao nhiêu thì doanh nghiệp chưa thể tính được lúc này. Dự kiến, năm nay lương, thưởng Tết sẽ thấp hơn năm 2021 nhiều”, đại diện LĐLĐ Bình Tân nói thêm.

Nguồn: dantri.com.vn

27 Tháng Mười Hai, 2021 / by / in ,
Cáp quang biển đứt trung bình 10 lần/năm, mỗi lần kéo dài một tháng

Internet Việt Nam có mức giá trung bình thấp, nhưng chất lượng, tốc độ vẫn chưa được đảm bảo và còn nhiều thách thức để có thể đạt mục tiêu về hạ tầng số vào năm 2025.

Tại sự kiện Ngày Internet Việt Nam 2021, Cục Viễn thông, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông và các doanh nghiệp đã công bố các số liệu quan trọng về tốc độ và chất lượng truy cập Internet tại Việt Nam.

Chất lượng Internet Việt Nam cần cải thiện

Đại diện của Viettel Networks cho biết trong 5 năm gần đây, các tuyến cáp quang biển Việt Nam ra khu vực bị đứt trung bình 10 lần mỗi năm, mỗi lần trục trặc kéo dài một tháng. Do vậy, các doanh nghiệp chỉ sử dụng được khoảng 3/4 các tuyến cáp.

internet day 2021 anh 1

Trong phần trình bày của mình, ông Hoàng Đức Dũng, đại diện của Viettel Networks cũng nhận định Việt Nam hiện chỉ có 7 tuyến cáp quang biển nối với quốc tế. Số lượng ít so với các nước trong khu vực như Thái Lan (10 tuyến), Malaysia (22 tuyến) hay Singapore (30 tuyến) khiến mức độ đảm bảo về hạ tầng quốc tế phục vụ Internet cho người dùng Việt Nam thấp nhất trong khu vực.

Theo ông Nguyễn Phong Nhã, Phó cục trưởng Cục Viễn thông, các vấn đề của cáp quang biển chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới chất lượng truy cập Internet. Ông Nhã cho rằng vẫn có những cách để đảm bảo chất lượng cho người dùng Internet trong nước.

Phương án dễ thấy nhất là đặt dung lượng dự phòng lớn hơn so với nhu cầu thông thường. Bên cạnh đó, cần có những giải pháp lâu dài như tăng tiêu dùng dữ liệu trong nước, xây dựng trung tâm dữ liệu trong nước để giúp giảm ảnh hưởng khi cáp quang bị đứt.

Đại diện của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) cho rằng việc đẩy mạnh sử dụng các sản phẩm công nghệ trong nước cũng giúp giảm ảnh hưởng khi kết nối quốc tế có vấn đề. Đây cũng là hướng đi bền vững để phát triển những sản phẩm công nghệ Việt Nam.

Theo số liệu của Cục Viễn thông, dải tốc độ phổ biến nhất của thuê bao Internet băng rộng cố định tại Việt Nam là 30-50 Mb/s, chiếm 47,14%. Dải tốc độ 50-100 Mb/s chiếm 35,21%, và lượng thuê bao trên 100 Mb/s chiếm 16,86%. Lượng nhỏ còn lại là các thuê bao có tốc độ dưới 30 Mb/s.

Theo số liệu của Ookla công bố vào tháng 9, tốc độ trên Internet băng rộng cố định tại Việt Nam đạt 84,12 Mb/s tải xuống, xếp thứ 58/181 quốc gia. Xét trong khu vực, tốc độ mạng tại Việt Nam đứng sau Singapore, Thái Lan và Malaysia.

Trong khi đó, tốc độ Internet di động tại Việt Nam theo thống kê của Ookla là 78,34 Mb/s tải xuống, xếp thứ 59/138 quốc gia khảo sát. Theo Ookla, Việt Nam vẫn đứng sau Singapore và Thái Lan trong khu vực về tốc độ mạng di động.

Theo ông Nguyễn Phong Nhã, Phó cục trưởng Cục Viễn thông, để đạt được mục tiêu vào top 30 thế giới về hạ tầng số vào năm 2025, tốc độ mạng tại Việt Nam phải cải thiện rất nhiều.

Lưu lượng Internet Việt Nam tăng mạnh thời gian qua

Hiện có 89,42% thuê bao mạng di động tại Việt Nam sử dụng trên hạ tầng mạng 4G. Mạng 3G vẫn chiếm 10,05%, trong khi mạng 5G chỉ chiếm 0,54%.

Từ tháng 2/2020-10/2021, tổng lưu lượng Internet băng rộng tại Việt Nam đã tăng tới 40%. Con số này còn tăng cao hơn trong một số thời điểm giãn cách xã hội tăng cao như vào tháng 8 vừa qua.

Theo số liệu của ITU được Cục Viễn thông dẫn lại, giá cước Internet băng rộng cố định tại Việt Nam vẫn ở mức thấp so với thế giới. Cụ thể, đơn giá Internet cố định trên bình quân thu nhập đầu người của Việt Nam bằng 41% so với trung bình thế giới, 71% so với khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Đối với giá cước Internet di động, số liệu của ITU cho thấy đơn giá Internet di động trên bình quân thu nhập đầu người của Việt Nam bằng 1/3 trung bình thế giới.

Cục Viễn thông cho biết hiện lượng thuê bao cáp quang đã chiếm 95,34%. Lượng nhỏ còn lại trong mảng Internet băng rộng cố định được cung cấp qua hình thức xDSL và cáp truyền hình.

Chia sẻ tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ TTTT Phạm Đức Long cũng nhắc lại chủ trương của ngành trong việc phát triển hạ tầng mạng. Cụ thể, theo mục tiêu của Bộ, Việt Nam sẽ lọt top 30 thế giới về hạ tầng số vào năm 2025. Để làm được điều đó, phải đạt được tiêu chí mỗi người dân một smartphone, mỗi hộ gia đình một đường Internet cáp quang.

“Đó là cơ sở để thực hiện chuyển đổi số. Nếu chúng ta phát triển, xây dựng các ứng dụng số, nền tảng số mà không có kết nối số cho người dân thì việc xây dựng và phát triển kinh tế số trở nên vô nghĩa, người dân không được hưởng lợi. Đó là chính sách để thu hẹp khoảng cách số”, ông Long cho biết.

Nguồn: zing.vn

16 Tháng Mười Hai, 2021 / by / in ,
Sát cánh cùng người lao động “vượt khó” mùa dịch

2021, nhiều chính sách hỗ trợ người lao động vượt qua đại dịch đã được thực thi. Giải đáp chính sách là nội dung được tập trung trong tọa đàm báo điện tử Dân trí tổ chức sáng ngày 15/12/2021 vừa qua.

“Nguồn hỗ trợ” giúp người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch

Một trong những nguồn hỗ trợ để người lao động sớm ổn định cuộc sống, quay trở lại thị trường lao động, giúp người lao động yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước là Nghị quyết 116/NQ-CP (ngày 1/7/2021) của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Sát cánh cùng người lao động vượt khó mùa dịch - 1

Theo Nghị quyết 116, Chính phủ sử dụng 30.000 tỷ đồng từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp năm 2020 để hỗ trợ cho người lao động đang tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19.

Có thể nói, đây là “nguồn động viên” lớn nhất từ trước đến nay, gói chi trả lớn nhất từ khi có Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động.

Theo nội dung Nghị quyết, đối tượng được hưởng hỗ trợ từ Nghị quyết 116 trải rất rộng: Người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2021 (không bao gồm người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên); Người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 30/9/2021 có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, không bao gồm người hưởng lương hưu hàng tháng.

Đặc biệt, người lao động thất nghiệp, đã làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp vẫn được hỗ trợ tiền từ gói 30.000 tỷ.

Anh Doãn Văn Hải (Thạch Thất, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp 13 tháng ở Công ty dệt may trên địa bàn Hà Nội. Vì dịch bệnh, năm 2021, tôi có 2 tháng phải nghỉ làm. Tôi rất mừng vì thuộc đối tượng được hỗ trợ tiền từ Nghị quyết 116 với mức hỗ trợ 2,1 triệu đồng. Đây thực sự là nguồn động viên, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, không để người lao động nào ở lại phía sau”.

Đáng chú ý, Nghị quyết 116 còn dành nguồn lực hỗ trợ các đơn vị, tổ chức không thuộc các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên; đơn vị có tham gia bảo hiểm thất nghiệp trước ngày 1/10/2021 để họ đủ sức vượt dịch. Từ đó, đơn vị, doanh nghiệp vực dậy sản xuất, kinh doanh, tiếp tục tạo môi trường làm việc cho người lao động. Chính sách giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp dành cho người sử dụng lao động này trị giá 8.000 tỷ.

Chung tay vì người lao động gặp khó

Ngoài quyết sách mạnh mẽ, kịp thời của Chính phủ, các cấp, ngành cũng đã tích cực triển khai thực hiện để người lao động sớm ổn định cuộc sống cũng được triển khai nhanh chóng, đồng bộ.

Trường Cao đẳng Nghề công nghệ cao Hà Nội là một trong những cơ sở dạy nghề uy tín của TP Hà Nội là một đơn vị tham gia việc đào tạo nghề. Để hỗ trợ người lao động có định hướng và lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn, hạn chế tình trạng thất nghiệp, trường tích cực tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các trang web của trường và phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị… để có những lời khuyên phù hợp, thiết thực giúp người lao động chọn được đúng nghề mà thị trường đang rất cần.

Nhà giáo ưu tú, TS.Phạm Xuân Khánh, cán bộ phụ trách nhà trường cho biết, sau khi mất việc, không ít người đã tranh thủ đi học thêm một nghề ngắn hạn để nhanh chóng kiếm lại việc làm trong bối cảnh mới.

Những ngành nghề được nhiều người đăng ký nhất là thực hành khai và báo cáo thuế, ứng dụng excel trong kế toán, tiếng Anh cho dịch vụ khách hàng, lắp đặt điện công nghiệp dân dụng, lắp ráp – cài đặt máy tính và tin học văn phòng; sửa chữa ô tô (động cơ, gầm, điện), đồng sơn (sơn ô tô); bếp, pha chế, thương mại điện tử, hướng dẫn viên du lịch, đồ họa, điện, điện tử, mỹ thuật ứng dụng, thiết kế quảng cáo, những nghề liên quan đến làm đẹp…

Nhà trường cam kết ngay từ đầu là 100% học sinh, sinh viên học nghề tại trường sẽ có việc làm ngay khi ra trường; đặc biệt nhiều trường hợp có việc làm khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Trường cũng tích cực liên kết với doanh nghiệp, đơn vị uy tín trong và ngoài nước để đào tạo kiến thức đáp ứng tình hình thực tế; cơ sở vật chất hiện đại; thầy cô giáo có tay nghề cao, có kỹ năng giảng dạy, truyền đạt; thường xuyên phối hợp với các nước để cử học sinh sinh viên ra học hỏi, giao lưu…

Sinh viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn theo học đều được tạo điều kiện miễn hoặc giảm học phí. Nhà trường chủ động xây dựng nhiều chương trình học theo nhu cầu đặt hàng của doanh nghiệp để đảm bảo người học có việc làm, ngăn nguy cơ thất nghiệp trong tương lai…

Đơn vị khác có vai trò trực tiếp trong việc triển khai chính sách hỗ trợ người lao động là các Trung tâm Dịch vụ việc làm của các tỉnh, thành phố. Các trung tâm đã tạo điều kiện thuận lợi tối đa; chủ động đưa giải pháp để người lao động vừa đảm bảo quyền lợi, vừa không mất thời gian và công sức, để yên tâm với hướng đi mới trong thời gian tới.

Tại tọa đàm, ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết: “Ngoài việc tuyên truyền chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, chúng tôi tạo điều kiện để người lao động được đảm bảo mọi quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp, như việc làm thủ tục chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động; giải đáp, tư vấn thắc mắc liên quan đến gói hỗ trợ 30.000 tỷ của Chính phủ; chính sách liên quan đến Nghị quyết 68…”.

Sát cánh cùng người lao động vượt khó mùa dịch - 2

Đặc biệt, bên cạnh việc hỗ trợ người lao động vượt qua đại dịch trước mắt, lâu dài, để họ có việc làm bền vững, Trung tâm tiếp tục tổ chức các phiên giao dịch việc làm, phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao động, hỗ trợ pháp lý, kết nối người lao động, người sử dụng lao động trong, ngoài thành phố về nhu cầu tuyển dụng lao động. Trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp, Trung tâm chú trọng hình thức giao dịch online, tức là lập ra nhiều trang thông tin để người lao động dễ dàng tiếp cận thông tin việc làm. Trên các trang thông tin việc làm, Trung tâm thu thập những tư liệu về các đơn vị sử dụng lao động, khi người lao động truy cập và có nhu cầu thì sẽ liên hệ để Trung tâm Dịch vụ Việc làm kết nối.

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp cũng tuyển dụng lao động qua hình thức trực tuyến. Trung tâm đang phát triển các trang thông tin trên mạng xã hội. Đây là những kênh mà người lao động dễ dàng kết nối tìm việc, nhất là trong tình hình dịch bệnh.

Với những các chính sách nâng đỡ, hỗ trợ, nỗ lực triển khai của các cấp, các ngành và nội lực của chính mình, người lao động có thể yên tâm vượt qua khó khăn do đại dịch gây ra, sớm ổn định việc làm, cùng khôi phục, phát triển thị trường lao động bền vững tại Việt Nam.

Nguồn: dantri.com.vn

16 Tháng Mười Hai, 2021 / by / in ,
VietinBank đoạt giải thưởng Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc Việt Nam năm 2021

Chiều ngày 09/12/2021 tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) tổ chức trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam (Vietnam Digital Awards). Giải thưởng được tổ chức với sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông để tôn vinh các tổ chức, cá nhân có những thành tựu, đóng góp giá trị trong công cuộc chuyển đổi số. VietinBank tự hào được vinh danh là Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc Việt Nam năm 2021.

Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam là giải thưởng thường niên của VDCA được tổ chức từ năm 2018. Tính đến nay, qua 4 mùa tổ chức, Giải thưởng đã tiếp cận được hơn 10 nghìn đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trên 63 tỉnh thành; thu hút hơn 1000 hồ sơ tham dự; vinh danh hơn 260 sáng kiến chuyển đổi số tiêu biểu và tổ chức chuyển đổi số xuất sắc. Năm 2021, VietinBank cùng với 52 doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ, cơ quan nhà nước đã xuất sắc vượt qua hơn 300 hồ sơ tham dự, trải qua quá trình thẩm định kỹ lưỡng, minh bạch và công bằng ở 04 hạng mục: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp chuyển đổi số xuất sắc; Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc; Sản phẩm, Giải pháp chuyển đổi số tiêu biểu; Sản phẩm, giải pháp thu hẹp khoảng cách số.

Trong những năm qua, chuyển đổi số đã trở thành một trong những trọng tâm chiến lược phát triển của VietinBank. Ngân hàng đã liên tục triển khai các giải pháp công nghệ số hiện đại để cung cấp ra thị trường các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp tài chính toàn diện, phù hợp với nhu cầu của các phân khúc khách hàng giúp VietinBank có bước tiến dài trên hành trình chuyển đổi số của mình. Một số giải pháp công nghệ mà VietinBank đã ứng dụng trong những năm gần đây bao gồm: (1) Giải pháp công nghệ nhận diện sinh trắc học – hệ thống “Kiosk xếp hàng thông minh nhận diện sinh trắc học tại quầy giao dịch” của ngân hàng vừa mang lại cho khách hàng sự tiện dụng, trải nghiệm mới khi đến quầy giao dịch, vừa giúp rút ngắn thời gian giao dịch phục vụ khách hàng từ 20-30%; (2) Giải pháp chatbot – giải pháp công nghệ ứng dụng công nghệ học máy (machine learning) và trí tuệ nhân tạo để tương tác với con người; (3) Giải pháp công nghệ Robotics với mục tiêu đưa các robot phần mềm vào thực hiện các công việc tác nghiệp thay cho con người; (4) Giải pháp công nghệ điện toán đám mây, VietinBank đã tối ưu được tài nguyên, hiệu năng hệ thống sử dụng và lưu trữ hạ tầng, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng trong thời gian cao điểm đối với dịch vụ ngân hàng điện tử phiên bản web; (5) Giải pháp công nghệ open API, VietinBank đã có thể dễ dàng kết nối với các đối tác, giúp VietinBank xây dựng và mở rộng hệ sinh thái. Năm 2020 VietinBank vinh dự được tạp chí uy tín The Asisan Banker trao giải “Triển khai nền tảng API và ngân hàng mở tốt nhất”.

VietinBank ưu tiên “số hoá” trong 4 lĩnh vực: (i) Chuyển đổi số để nâng cao trải nghiệm khách hàng (trải nghiệm tại quầy giao dịch, trên điện thoại thông minh và tại các ứng dụng. VietinBank mong muốn trên bất cứ ứng dụng nào mà khách hàng sử dụng hằng ngày thì đều có thể sử dụng dịch vụ của VietinBank; (ii) Chuyển đổi số để nâng cao năng suất lao động nhờ áp dụng các công nghệ: AI, Big Data, Machine Learning…; (iii) Kết hợp với các đối tác xây dựng hệ sinh thái lấy khách hàng làm trọng tâm và (iv) Tập trung phân tích và làm giàu dữ liệu để hiểu hơn về khách hàng.

Với chiến lược phát triển VietinBank giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn năm 2045 trở thành ngân hàng đa năng, hiện đại, hiệu quả hàng đầu tại Việt Nam với sứ mệnh là ngân hàng tiên phong trong phát triển đất nước trên cơ sở mang lại giá trị tối ưu cho khách hàng, cổ đông và người lao động, VietinBank đã chuyển mình mạnh mẽ trong hành trình chuyển đổi số, cung cấp sản phẩm, dịch vụ tiện ích, trải nghiệm mới mẻ và đem lại lợi ích thiết thực cho khách hàng, khẳng định sức mạnh là một ngân hàng chủ lực của nền kinh tế.

Nguồn: kinhtedothi.vn

14 Tháng Mười Hai, 2021 / by / in ,
Hà Nội đứng đầu cả nước về tiết kiệm năng lượng

Sáng 11/12, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức Lễ trao danh hiệu cơ sở, công trình xây dựng sử dụng năng lượng xanh năm 2021.

Phát biểu tại lễ trao giải, Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, Lễ công bố, trao danh hiệu cơ sở, công trình xây dựng sử dụng năng lượng xanh năm 2021 nhằm tôn vinh các cơ sở, doanh nghiệp sử dụng năng lượng xanh cũng như phổ biến, nhân rộng các giải pháp tiết kiệm năng lượng tiêu biểu. Qua đó để các cơ sở có mô hình tương tự áp dụng, giúp thúc đẩy công tác quản lý, sử dụng năng lượng hiệu quả, nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của TP Hà Nội.

Hà Nội thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả

Từ đầu năm đến nay, Sở Công Thương Hà Nội đã hỗ trợ kiểm toán năng lượng cho 53 cơ sở, doanh nghiệp; Đánh giá hiệu quả năng lượng cho 12 cơ sở tòa nhà, công trình xây dựng; Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng cho 14 cơ sở; Mô phỏng năng lượng cho 4 cơ sở tòa nhà, công trình xây dựng; Hỗ trợ 32 cơ sở ứng dụng dự báo hiệu quả năng lượng trong tòa nhà, công trình xây dựng; Phát triển 41 mô hình sử dụng năng lượng xanh TP Hà Nội, với trên 1.000 các giải pháp kỹ thuật tiêu biểu.
Các giải pháp này đang được doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng đổi mới quy trình vận hành sản xuất, đầu tư trang thiết bị công nghệ nhằm giảm chi phí về năng lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp đã thực hiện mô hình quản lý năng lượng, các giải pháp kỹ thuật, đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ có hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, thực hiện các giải pháp kỹ thuật theo nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp.
Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) Trịnh Quốc Vũ cho biết, theo kết quả đánh giá sơ bộ của 17 tỉnh, thành phố trong cả nước, tổng năng lượng tiết kiệm được năm 2021 là 284,1 kTOE (đơn vị quy đổi năng lượng). Trong đó, TP Hà Nội là địa phương có mức tiết kiệm năng lượng cao nhất với 122,4 kTOE, đạt 1,57% mức tiêu thụ năng lượng so dự báo nhu cầu.
TIẾT KIỆM ĐIỆN TRONG TRƯỜNG HỌC DỄ DÀNG HIỆU QUẢ
Là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong việc triển khai các chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Nguyễn Thanh Hải cho biết, năm 2021, Thành phố đã triển khai đồng bộ các hoạt động của Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Chương trình đã bám sát các mục tiêu đặt ra, đồng hành cùng doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng; phát triển, phổ biến các trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp. Hỗ trợ tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cho 65 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tòa nhà, công trình xây dựng…
Bên cạnh đó, Hà Nội đã tổ chức Hội chợ triển lãm quốc tế: Công nghệ Năng lượng – Môi trường Hà Nội năm 2021, kết hợp giữa triển lãm truyền thống và triển lãm trực tuyến đảm bảo phù hợp và hiệu quả trong tình hình mới. Đồng thời công nhận 1.050 hộ gia đình tiêu biểu sử dụng tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng; cộng nhận danh hiệu cơ sở sử dụng Năng lượng xanh theo tiêu chí của Thành phố cho 41 cơ sở.
Tại lễ trao giải chương trình, 41 cơ sở có số điểm đánh giá cao nhất đã được Sở Công Thương Hà Nội trao đạt danh hiệu Năng lượng xanh Hà Nội 2021.
Giáo dục về tiết kiệm năng lượng thế nào?
Nguồn: kinhtedothi.vn
13 Tháng Mười Hai, 2021 / by / in ,
70 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia tuần hàng Việt huyện Thanh Trì

Tối 11/12, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức Tuần hàng Việt Thành phố tại xã Ngũ Hiệp (huyện Thanh Trì).

Tuần hàng Việt tại huyện Thanh Trì với quy mô 100 gian hàng đã thu hút 70 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng Việt, thuộc các nhóm ngành hàng: Tiêu dùng, sản phẩm công nghiệp, sản phẩm làng nghề, các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, thực phẩm an toàn, hữu cơ, sản phẩm OCOP, hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích.

Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, thông qua chương trình Tuần hàng Việt, ngành công thương Hà Nội đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu thương hiệu sản phẩm, tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm, kích cầu tiêu dùng, đưa hàng Việt đến với người dân và du khách. Qua đó người tiêu dùng có thêm cơ hội tiếp cận, mua sắm tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa chất lượng do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất.
Nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, Sở Công Thương Hà Nội yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia chuẩn bị đầy đủ hàng hóa, bảo đảm chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tuyệt đối không kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Đưa hàng Việt chất lượng đến người tiêu dùng Thủ đô

Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Nguyễn Văn Hưng chia sẻ, Tuần hàng Việt TP Hà Nội không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện tiêu thụ sản phẩm, mà còn tạo cơ hội cho những đơn vị này xây dựng mối liên kết sản xuất, quảng bá sản phẩm, qua đó đẩy mạnh phát triển những ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thế mạnh của huyện như sản phẩm đúc đồng Đại Áng, sản phẩm OCOP.

Tiếp nối chương trình Tuần hàng Việt tại huyện Thanh Trì, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp tổ chức Hội chợ nông sản thực phẩm an toàn TP Hà Nội, quy mô gần 150 gian hàng (11- 13/12) tại Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp, số 489 Hoàng Quốc Việt; Tuần hàng Việt tại quận Long Biên với quy mô khoảng 100 gian hàng (dự kiến 16-20/12); Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo TP Hà Nội năm 2021 tại huyện Phú Xuyên; Triển lãm chuyên đề các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngành sơn mài – khảm trai, ngành mây tre đan – sừng mỹ nghệ, sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2021; Khai trương, giới thiệu những điểm bán sản phẩm OCOP trên địa bàn các quận, huyện, thị xã…
100 gian hàng tại Tuần hàng Việt huyện Thanh Trì: Đưa hàng Việt đến với  người
Nguồn: kinhtedothi.vn
13 Tháng Mười Hai, 2021 / by / in ,
10 nhóm giải pháp giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Ngày 10/12, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo ATGT trên địa bàn TP giai đoạn 2021 – 2025. Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Trần Hữu Bảo về Chương trình này.

Ông đánh giá như thế nào về Chương trình mục tiêu giảm UTGT đã được Hà Nội thực hiện trong giai đoạn vừa qua và thời gian sắp tới?
– Hà Nội đã hoàn thành Chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo ATGT trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020. Từ năm 2016 đến nay, TP đã xử lý được 67 điểm “đen” UTGT; tai nạn giao thông bình quân mỗi năm giảm 135 vụ (giảm 9,5%), số người chết giảm 32 người (giảm 5,9%), số người bị thương giảm 153 người (giảm 14%).Đó là với những kết quả hết sức quan trọng, là tiền để để tiếp tục triển khai Chương trình trong giai đoạn 2021 – 2025, nhằm từng bước đẩy lui ùn tắc, đảm bảo trật tự, ATGT trên địa bàn Thủ đô.Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn không ít hạn chế như: Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông chưa đạt yêu cầu đề ra. Nhiều dự án giao thông, khớp nối hạ tầng còn chậm triển khai do thiếu vốn; vướng mắc giải phóng mặt bằng… Phương tiện giao thông cá nhân tăng nhanh, tỷ lệ đất dành cho giao thông, tỷ trọng vận tải hành khách công cộng còn thấp; việc ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác tổ chức, quản lý, điều hành, giám sát giao thông còn chậm và thiếu đồng bộ.Cao điểm Hà Nội sáng 26/7: Lại là QL5 qua Kim Thành (Hải Dương) – Cung đường thấp thỏm - VOV Giao thông

Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự ATGT có lúc, có nơi còn chưa thường xuyên, kiên quyết. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông hiệu quả chưa cao, ý thức tự giác chấp hành pháp luật về trật tự ATGT của một bộ phận người tham gia giao thông và DN vận tải còn hạn chế.

Giai đoạn 2021 – 2025 sắp tới, Hà Nội đặt mục tiêu như thế nào cho giao thông, thưa ông?

– Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 xác định tình trạng UTGT và ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP là một trong những tồn tại, cần tập trung khắc phục trong thời gian tới. Vừa qua, HĐND TP cũng đã nhất trí thông qua Nghị quyết về Chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo ATGT trên địa bàn TP giai đoạn 2021 – 2025. Phấn đáu mỗi năm xử lý từ 7 – 10 điểm “đen” UTGT, hạn chế phát sinh các điểm mới; không để xảy ra các điểm UTGT kéo dài trên 30 phút; giảm tai nạn giao thông hàng năm từ 5 – 10% trên cả ba tiêu chí (số vụ, số người chết và số người bị thương).

Giai đoạn 2021 – 2025, Hà Nội sẽ tập trung triển khai đồng bộ 10 nhóm nhiệm vụ và giải pháp để giảm ùn tắc, tai nạn giao thông. Trong đó, việc đầu tiên là nâng cao nhận thức và trách nhiệm của hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu chính quyền các cấp, các đơn vị chức năng trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự ATGT, giải quyết UTGT. Thứ hai là TP cũng sẽ nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách, hoàn thiện hơn nữa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực GTVT. Thứ ba là rà soát, xây dựng, hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải TP Hà Nội.

Thứ tư là đồng bộ, hiệu quả công tác quản lý quy hoạch xây dựng, huy động mọi nguồn lực, đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, tăng diện tích đất phục vụ giao thông. Đây là giải pháp cơ bản, mang tính đột phá, có vai trò cực kỳ quan trọng với chương trình. Thứ năm là quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng, tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, phát huy tối đa năng lực mạng lưới giao thông hiện có. Thứ sáu là mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống vận tải hành khách công cộng, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân. Giải pháp này còn có ý nghĩa rất lớn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường TP.
Giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội | baotintuc.vn

Thứ bảy là Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo, sát hạch cấp, đổi giấy phép lái xe, công tác đăng ký, đăng kiểm xe cơ giới, nâng cao chất lượng phương tiện và người lái xe cơ giới. Thứ tám là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành GTVT, từng bước xây dựng hệ thống giao thông thông minh. Thứ chín là tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giao thông, nâng cao ý thức cho người tham gia giao thông, từng bước xây dựng văn hóa giao thông văn minh. Thứ mười là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kiên quyết và có hiệu quả các vi phạm trong lĩnh vực GTVT.Về đầu tư phát triển hạ tầng, giảm thiểu phương tiện cá nhân, TP đã có định hướng như thế nào trong thời gian tới ?

– Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã xác định: “Tập trung phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông kết nối đô thị trung tâm với khu vực ngoại thành, các đô thị vệ tinh, các tỉnh, TP trong vùng Thủ đô” là một trong ba khâu đột phá. Với tinh thần đó, HĐND TP cũng đã ban hành Nghị quyết số 21 về kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 – 2025 của TP, trong đó có xác định phân kỳ đầu tư và ưu tiên trước nguồn lực cho 252 dự án. Nhóm được ưu tiên đầu tư gồm: Công trình chuyển tiếp giai đoạn 2016 – 2020; Công trình sử dụng nguồn vốn T.Ư hỗ trợ; Công trình khép kín hệ thống đường vành đai, hướng tâm, trục chính đô thị; cầu vượt sông hồng, sông Đuống; công trình đục thông kết nối các đoạn tuyến đường; các nút giao thông trọng điểm…

Các Đề án nhằm hạn chế xe cá nhân sẽ tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện, lấy ý kiến của các đơn vị liên quan và Nhân dân. Và quan trọng nhất là mỗi Đề án chỉ thực hiện khi đáp ứng được các điều kiện về kinh tế, kỹ thuật; đồng thời được đại đa số người dân Thủ đô đồng tình ủng hộ.

Nguồn: kinhtedothi.vn

13 Tháng Mười Hai, 2021 / by / in ,
Sau bão dịch có là bão giá?
Không kích thích kinh tế thì không có hy vọng kinh tế sớm phục hồi, nhưng kích thích thế nào để sau bão dịch không là bão giá? Đây là bài toán cân não mà Quốc hội, Chính phủ đang bàn cách giải và đáp số phải có vào mấy tuần tới khi Quốc hội triệu tập Kỳ họp bất thường.

Cố qua cơn “bạo bệnh”

Kết luận số 20-KL/TW ngày 16/10/2021 Hội nghị lần thứ Tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về kinh tế – xã hội năm 2021 – 2022 đã yêu cầu phải điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt, hiệu quả để phục vụ thực hiện Chương trình tổng thể phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Tại Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội (QH) đã ban hành Nghị quyết trong đó quy định rõ Chính phủ ngay trong năm 2021 phải xây dựng và đề xuất với cơ quan có thẩm quyền để ban hành, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Các Nghị quyết của QH cũng xác định trong các nhóm nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện Chương trình này, thì các chính sách tài khóa, tiền tệ có vai trò quan trọng.

Sau bão dịch có là bão giá?

heo các con số được đưa ra tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam diễn ra vào chủ nhật vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã bị đại dịch Covid-19 “thổi bay” khoảng 847 nghìn tỷ đồng, tương đương 37 tỷ USD trong 2 năm 2020, 2021. Và trong khi kinh tế thế giới phục hồi theo hình chữ V, khi kinh tế thế giới năm ngoái âm 3,1%, năm nay có thể tăng trưởng trong khoảng 5,6 đến 5.9% thì Việt Nam phục hồi theo hình chữ “U”, năm ngoái tăng 2,91, năm nay có thể đạt hơn 2%. Việt Nam hiện nay đang có nguy cơ rơi vào trạng thái tăng trưởng thấp và lạm phát thấp, cả tổng cung và tổng cầu bị suy giảm, muốn cải thiện tình hình, hỗ trợ cho phục hồi và phát triển kinh tế là rất cần thiết và muốn hỗ trợ thì phải trông cậy ở chính sách tài khóa và tiền tệ. Chủ trương đã rất rõ, con đường này không thể không đi.

“Từ áp lực tăng cao lạm phát ở trên thế giới buộc nền kinh tế Việt Nam phải lựa chọn chính xác về quy mô gói kích thích, phục hồi nền kinh tế sau đại dịch ở mức độ nào là phù hợp, là khả thi và không gây những bất ổn cho kinh tế vĩ mô sau này”- nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Việt Nam Trương Văn Phước nêu quan điểm – “cần có một số gói hỗ trợ tài chính đủ lớn, đủ rộng và dài để giúp doanh nghiệp và người dân trong nhiều địa bàn và lĩnh vực có thể phục hồi được cả thể chất, tinh thần và năng lực kinh doanh sau cơn “bạo bệnh” và không loại trừ khả năng có thêm những đợt bùng phát mới có thể còn khốc liệt hơn. Thiếu các gói hỗ trợ như vậy, có thể kinh tế Việt Nam sẽ rơi vào một thời kỳ trì trệ lâu dài, đánh mất nhiều lợi thế và cơ hội vươn tới các mục tiêu phát triển đã đề ra”.

Mong rực rỡ sau mưa

Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch QH Vương Đình Huệ “phải kiểm soát được rủi ro”, nhóm chuyên gia và Thường trực Ủy ban Kinh tế đã rất kỳ công soạn thảo trong 45 ngày liên tục vừa qua với 3 lần cập nhật các thông tin diễn biến mới tình hình trong nước và thế giới về những rủi ro có thể xảy ra khi tung ra các gói hỗ trợ. Đại diện cho nhóm chuyên gia, TS Cấn Văn Lực – chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV nói: “Rõ ràng tung ra những gói này thì ta đều hình dung ra rằng nợ công nó sẽ bị tăng lên, ngân sách sẽ bị tăng lên, nghĩa vụ trả nợ sẽ bị tăng lên, tỷ giá cũng có thể thay đổi và lạm phát có thể bị tác động”.

Sau bão dịch có là bão giá?

Theo nghiên cứu của nhóm chuyên gia và Thường trực Ủy ban Kinh tế, trên bình diện toàn cầu có thể thấy rất rõ lạm phát năm nay bùng lên tương đối nhanh và mạnh. Năm ngoái, lạm phát toàn cầu khoảng 2%, năm nay khoảng 3,2% dự báo, tăng 60% là mức độ rất nhanh. Năm 2022 dự báo lạm phát sẽ ở mức đi ngang, giá dầu, giá nguyên vật liệu, giá cả hàng hóa và kể cả tác động của cung tiền năm tới vẫn ở mức tương đương như năm nay, khoảng 3,3%. Đến năm 2023, tình hình sẽ dịu hơn, lạm phát về khoảng mức 2,6%.

Nhưng tại Việt Nam tình hình không nóng như vậy. Năm nay nhiều dự báo là tăng trưởng khoảng 2%, còn lạm phát ở mức độ khá là “dễ chịu”, dự báo chỉ tăng ở mức 2,1 đến 2,2% khi đến hết 11 tháng mới tăng bình quân khoảng 1,84% so với cùng kỳ. Nhóm nghiên cứu cho rằng trong năm tới tính tất cả các gói hỗ trợ (dự kiến có khoảng hơn 450 nghìn tỷ đồng đưa ra nền kinh tế) thì dự báo lạm phát tại Việt Nam cũng chỉ khoảng 3,4 đến 3,7% và có thể cao hơn một chút khoảng 3,8 đến 3,9%, vẫn ở dưới ngưỡng 4% mà QH cho phép.

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng nhận định năm 2022, áp lực lạm phát và giá cả (gồm cả giá dầu và nguyên liệu) toàn cầu dự báo còn tăng nhẹ cùng với đà phục hồi của nền kinh tế và sức cầu trong nước, độ trễ tác động của chính sách tiền tệ – tài khóa nới lỏng, khả năng điều chỉnh các mặt hàng do Nhà nước quản lý và mở rộng tài khóa, tiền tệ từ Chương trình phục hồi kinh tế sẽ làm lạm phát tăng cao hơn năm 2021, song vẫn trong khả năng kiểm soát. Tựu chung lại, các khuyến nghị hiện nay đều cho rằng khi đã tính đủ, tính kỹ thì cứ bình tĩnh về lạm phát để mạnh tay phục hồi kinh tế, có thế thì mới mong sớm đến lúc, nói như Chủ tịch QH “sau cơn mưa trời lại sáng và sẽ càng rực rỡ hơn”.

* Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ:

Giữ bằng được ổn định vĩ mô

“Chúng ta cần có gói hỗ trợ có quy mô đủ lớn, diện bao phủ rộng, liều lượng hợp lý, thời điểm phù hợp, có lộ trình khoảng 2 năm 2022 – 2023 và kéo dài sang những tháng đầu năm 2024 với những mục tiêu dài hạn. Phải vừa đáp ứng yêu cầu hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi kinh tế, vừa giữ được ổn định kinh tế vĩ mô và củng cố nền tảng cho giai đoạn phát triển mới. Như đại diện Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế đánh giá, rất khó và cần rất nhiều thời gian để giữ được ổn định vĩ mô, nhưng để mất ổn định vĩ mô thì rất nhanh, rất dễ. Chúng ta phải thấm thía điều này: Giữ bằng được ổn định vĩ mô vì để mất ổn định vĩ mô là mất hết”.

* Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc:

“Lựa chọn rất khắc nghiệt”

bảo hiểm mùa dịch: Hàng trăm khách hàng được VinMart/VinMart+ tặng bảo hiểm  sức khỏe đã được hỗ trợ chi phí

“Chúng ta phải lựa chọn rất khắc nghiệt giữa nỗi lo sợ lạm phát với con đường chúng ta đi. Không thể “ngồi yên” chờ kinh tế tự phục hồi được, bởi vậy, không còn cách nào khác là phải mạnh mẽ. Càng phải lựa chọn khắc nghiệt thì càng phải có những tính toán thận trọng, kỹ lưỡng, bài bản để có được những bước đi chắc chắn, vững chãi. Theo quan sát của tôi thì lạm phát sang năm của Việt Nam không quá căng thẳng. Như về khả năng nhập khẩu lạm phát thì tôi vừa có một bài viết gửi cho Ủy ban Kinh tế nêu về các thông tin cơ quan AIA của Mỹ dự báo tất cả các loại dầu của thế giới sẽ giảm từ 20 đến 25% trong năm 2022”.

* Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Thành Phong:

Áp lực lạm phát thế giới gia tăng

“Áp lực lạm phát thế giới gia tăng do giá năng lượng và hàng hóa cơ bản đang ở mức cao cùng với việc các nước phát triển thực hiện ồ ạt các gói kích thích kinh tế rất lớn, trong khi tổng cầu hồi phục nhanh đã làm cho lạm phát tăng nhanh tại các nước phát triển và một số các nước đang phát triển; đứt gãy chuỗi cung ứng container, thiếu lao động trong các hầm mỏ khai thác than tại Úc và các mỏ khoáng sản trên thế giới cũng góp phần làm cho lạm phát thế giới tăng… Tuy nhiên, nguy cơ lạm phát tăng mạnh ở Việt Nam hiện nay là chưa nhiều do nền kinh tế vẫn đang dưới sản lượng tiềm năng, chỉ trừ khi xu hướng giá xăng tiếp tục tăng trong năm 2022 thì cần thận trọng hơn với nguy cơ lạm phát ở Việt Nam”.

Nguồn: thoibaotaichinhvietnam.vn

10 Tháng Mười Hai, 2021 / by / in ,