Thêm kết quả...

Doanh nghiệp

“Dù có đi vay mượn cũng phải lo cái Tết cho người lao động”

Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến tất cả các ngành nghề và đời sống người lao động. Trong khó khăn đó, nhiều doanh nghiệp vẫn luôn trăn trở tới những người lao động đã đồng cam cộng khổ.

Không để người lao động “mất” Tết

Theo ông Nguyễn Trọng Việt, Giám đốc Công ty CP may xuất khẩu MTV (xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), thời điểm dịch Covid-19 bùng phát trên địa bàn vào đầu tháng 6/2021, công ty của ông buộc phải dừng sản xuất để phòng, chống dịch bệnh. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, cũng như việc thực hiện các hợp đồng với đối tác.

Hiện nay, sau khi dịch Covid-19 trên địa bàn đã tạm ổn định, hoạt động sản xuất của đơn vị đã bình thường trở lại. Tuy nhiên, việc sản xuất, kinh doanh của đơn vị không thể thuận lợi như những năm khác.

“Hàng hóa bị đứt quãng, tình hình dịch còn phức tạp, nên các đầu mối đơn hàng lớn trong năm tiếp theo chưa có, mà chỉ có những đơn hàng nhỏ lẻ. Làm may mặc mà đơn nhỏ lẻ thì chỉ có lỗ”, Giám đốc Công ty CP may xuất khẩu MTV cho biết.

Dù có đi vay mượn cũng phải lo cái Tết cho người lao động - 1

Tuy nhiên, vị giám đốc này cũng chia sẻ thêm, dù có khó khăn, thậm chí vay mượn cũng phải đảm bảo tối đa quyền lợi cho người lao động. Trong đó, việc động viên, thưởng Tết cho người lao động được đơn vị chú trọng.

“Dịch đã ảnh hưởng đến tất cả các ngành nghề, đời sống nhiều người, nhất là người lao động. Trong suốt cả năm qua, người lao động đã đồng cam, cộng khổ với mình. Họ đã vất vả cả năm trời rồi, không thể để cho người lao động không có Tết được. Nên dù có đi vay mượn cũng phải lo cái Tết cho người lao động. Cái này vừa thể hiện trách nhiệm, cũng như là để giữ chân người lao động”, Giám đốc Công ty CP may xuất khẩu MTV nói, và cho biết sẽ đảm bảo mức thưởng Tết tối thiểu là 5 triệu đồng/lao động.

Mong hết dịch để đi làm

Theo chị Nguyễn Thị Quyên, nhân viên kinh doanh tại Công ty CP Lữ hành Thành Sen (Hà Tĩnh), trong suốt một năm qua dịch khiến công việc bị ngưng trệ hoàn toàn và mất đi khoản thu nhập ổn định hàng tháng.

“Hơn 2 năm nay, tôi phải “ăn bám” chồng. Thi thoảng tôi có tìm thêm một số công việc phụ để có thêm thu nhập. Tôi làm bên ngành du lịch, nên để bắt đầu với công việc khác là rất khó. Phía công ty có hỗ trợ đóng bảo hiểm và chi phí điện thoại”, chị Quyên chia sẻ.

Những năm chưa có dịch Covid-19, vào dịp cuối năm, chị Quyên cũng như những nhân viên nơi đây háo hức chờ đến ngày để nhận thưởng Tết. Nhưng năm nay, chị không hy vọng nhiều. Chị chỉ mong muốn dịch Covid-19 sớm chấm dứt để được trở lại với công việc.

“Những năm chưa có dịch, các chế độ đều ổn định. Vào dịp cuối năm ngoài tiền lương tháng 13, thì còn có các khoản tiền theo doanh thu, tiền thưởng nóng cho nhân viên xuất sắc. So với các ngành khác thì ngành du lịch như chúng tôi cũng tạm ổn. Nhưng năm nay, đơn vị hầu như không hoạt động được, không có doanh thu, nên chúng tôi không hy vọng vào thưởng Tết. Chúng tôi chỉ mong hết dịch để quay trở lại với công việc”, chị Quyên chia sẻ thêm.

Là người có hơn 10 năm hoạt động trong ngành du lịch, lữ hành, nhưng chưa bao giờ ông Nguyễn Tiến Trình – Giám đốc Công ty CP Lữ hành Thành Sen, đồng thời là Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Hà Tĩnh cảm thấy khó khăn như năm nay. Từ chỗ có 40 lao động với mức thu nhập ổn định, nhưng vì không có việc nên đến giờ, đơn vị này chỉ còn 9 lao động.

“Hai năm qua, dịch Covid-19 hoành hành, nhiều ngành nghề, trong đó có du lịch, lữ hành hầu như “đắp chiếu”. Chính vì không thể hoạt động, nên cũng phải cắt giảm, tạm dừng hợp đồng lao động đối với nhiều người”, ông Nguyễn Tiến Trình cho biết.

Hỗ trợ, chăm lo cho 700.000 lượt người nghèo dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu - Báo Nhân Dân

Ông Trình trăn trở khi cuộc sống của người lao động trong doanh nghiệp bị ảnh hưởng, khó khăn vì đại dịch. Nhất là vào thời điểm cuối năm, Tết đến Xuân về.

“Chưa bao giờ thấy anh em phải bươn chải đủ nghề để mưu sinh như thế này. Vì quá khó khăn nên anh em cũng không háo hức chờ đến ngày thưởng Tết như những năm trước. Là người đứng đầu đơn vị, tôi hiểu cảm giác, tâm lý của họ. Dù đang phải đi vay tiền để cầm cự, nhưng Tết đến Xuân về, mình cũng phải có chút tinh thần là cành đào, hay két bia để cảm ơn người lao động đã đồng hành”, ông Nguyễn Tiến Trình chia sẻ.

Vị giám đốc trẻ cũng hy vọng, dịch sẽ sớm được khống chế để các hoạt động được trở lại bình thường. Đồng thời mong muốn trong năm tới, Chính phủ sẽ có những chính sách dài hơi và có chiều sâu hơn đối với các ngành nghề bị ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài như ngành du lịch, lữ hành. Từ đó có những chính sách dành riêng cho các ngành nghề, giúp họ có thể vực dậy được sau đại dịch.

“Ví dụ ngành nghề bị ảnh hưởng nặng, bị ảnh hưởng lâu dài thì sẽ hỗ trợ khác với những ngành nghề chỉ ảnh hưởng nhẹ. Như ngành du lịch, lữ hành nếu không có các chính sách dài hơi thì trong năm tới đây sẽ rất khó tồn tại”, ông Nguyễn Tiến Trình chia sẻ thêm.

Nguồn: dantri.com.vn

10 Tháng Mười Hai, 2021 / by / in ,
Phập phồng “ngóng” mức thưởng Tết năm Covid-19

Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, người lao động ở Đà Nẵng càng hồi hộp hơn khi chờ đợi mức thưởng Tết, để có thêm khoản trang trải dịp cuối năm.

1. Phập phồng chờ thưởng

Càng tới gần cuối năm, công nhân và người lao động lại thấp thỏm “ngóng” thưởng Tết. Trong khi đó, dịch Covid-19 đã khiến nhiều công ty, doanh nghiệp, xí nghiệp sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn.

Tại Đà Nẵng, việc thành phố “đóng cửa” trong gần một tháng khiến công việc của nhiều người lao động bị ảnh hưởng. Đa phần người lao động đều trông ngóng một phần thưởng Tết để có khoản chi tiêu trong dịp cuối năm và đầu năm mới.

Có thâm niên làm việc hơn 4 năm tại một công ty ở khu công nghiệp Hòa Cầm (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng), chị Trần Thị Hiếu (sinh năm 1988, ở huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) vẫn thấp thỏm nghe ngóng thông tin về việc thưởng Tết.

Như mọi năm, chị Hiếu được thưởng tháng lương thứ 13. Cùng với đó, công đoàn công ty sẽ tặng thêm một phần quà Tết gồm: Chai nước mắm, dầu ăn, bánh kẹo…

Tuy nhiên, năm nay, Đà Nẵng phải “đóng cửa” vì dịch Covid-19 nên công ty chỉ tổ chức hoạt động “3 tại chỗ” với 30% nhân lực. Thêm một tuần sau đó không có giấy đi đường, chị Hiếu nghỉ làm tròn một tháng.

“Tôi có 2 con nhỏ, chồng đi làm xa nên không biết xoay sở như thế nào để “3 tại chỗ”. Mọi năm, những ai đi làm “chuyên cần” mới được thưởng lương tháng 13. Năm nay, tình hình dịch bệnh như thế này, tôi cũng không biết công ty sẽ thưởng như thế nào”, chị Hiếu chia sẻ.

Phập phồng ngóng mức thưởng Tết năm Covid-19 - 1

Đang làm việc tại Khu công nghiệp Hòa Khánh (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng), chị Coor Din (23 tuổi, quê ở tỉnh Quảng Nam) cũng chưa nghe ngóng được gì về thưởng Tết.

Năm ngoái, chị Din được thưởng một tháng lương cơ bản và một phần quà gồm: Bia, nước ngọt, bánh kẹo… Khoản thưởng Tết cũng vừa đủ để cô gái trẻ biếu bố mẹ.

Nhưng năm nay, càng đến cuối năm, Din càng hồi hộp. “Giờ em cũng thấp thỏm, nếu không có thưởng Tết thì càng khó khăn hơn vì mọi khoản đều phải chi, nhất là giá cả dịp Tết cao hơn ngày thường”, Din kể.

2. “Làm một năm trông cả vào thưởng Tết”

Những ngày nay, chị Din cùng các đồng nghiệp thường dò hỏi, nghe ngóng thông tin về khoản thưởng. “Lương cơ bản một tháng của em chỉ hơn 4 triệu đồng nên mọi việc đều phải chắt bóp, tằn tiện. Làm một năm trời trông cả vào thưởng Tết để dư ra một khoản sắm sửa cái này, cái kia”, chị Din cho hay.

Chưa có gia đình, cũng không quá chật vật vì các khoản chi, nhưng Phạm Bình Thu Sương (sinh năm 1999, quê ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) cũng háo hức đợi thông tin thưởng Tết.

Sương mới làm được 9 tháng tại một công ty ở Khu Công nghiệp Hòa Khánh với thu nhập cơ bản hơn 4 triệu đồng/tháng, còn nếu tăng ca là từ 6-7 triệu đồng/tháng. Thu nhập trên đủ cho Sương trang trải cuộc sống, cũng như dành dụm. Nhưng thời gian dài dịch bệnh, khoản tiền tiết kiệm cũng vơi dần.

Phập phồng ngóng mức thưởng Tết năm Covid-19 - 2

“Năm ngoái em chưa vào làm nên cũng không biết thưởng Tết như thế nào. Em cũng hỏi thăm các anh chị thâm niên thì biết công ty thưởng được một tháng lương cơ bản”, Sương nói.

Dù việc sản xuất của công ty bị ảnh hưởng vì dịch Covid-19 nhưng Sương vẫn hy vọng công ty sẽ thưởng “kha khá” để có tiền mua quà về quê và lì xì cho các em.

“Đi làm hơn một năm xa quê mà Tết không có gì mang về thì cũng buồn. Em cũng muốn có một khoản để tặng ba mẹ sắm sửa ít đồ Tết, cho các cháu trong nhà. Hy vọng năm nay thưởng Tết cũng ổn, để em dễ xoay xở hơn”, Sương bày tỏ.

Cũng như Sương, mỗi năm, số tiền thưởng Tết của công ty là khoản tài chính quan trọng cho chị Hiếu để lo Tết, từ sắm sửa quần áo cho con, mua hoa quả, bánh kẹo đến lo quà cho bên nội, bên ngoại…

Khoản thu nhập hàng tháng ít ỏi đã khiến chị Hiếu “đau đầu” cân đối để lo sinh hoạt phí trong gia đình và lo việc học cho 2 con nhỏ.

“Nhận được khoản thưởng, xoay sở cũng xong cái Tết. Nếu không có thì chật vật hơn. Tết năm nay chắc tôi cũng phải chắt bóp, tính toán hơn nhiều so với trước, bởi nếu có thưởng cũng không hy vọng được nhiều như trước”, chị Hiếu nói.

Nguồn: dantri.com.vn

9 Tháng Mười Hai, 2021 / by / in ,
Giá xăng dầu có thể giảm rất mạnh vào ngày mai 10/12

Nhận định về kỳ điều chỉnh giá ngày mai (10/12), lãnh đạo một doanh nghiệp xăng dầu dự báo giá xăng dầu trong nước sẽ giảm rất mạnh theo xu hướng thế giới.

Ngày mai (10/12), Liên Bộ Tài chính – Công Thương sẽ điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ. Tại kỳ này, giá xăng dầu được dự báo sẽ tiếp tục giảm giá.

Theo dữ liệu Bộ Công Thương, giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 6/12 cho thấy: Xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 về mốc 80,06 USD/thùng; còn xăng RON 95 là 82,57 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu diesel là 81,13 USD/thùng.

Có thể thấy, giá xăng dầu thế giới tiếp tục xu hướng giảm khá mạnh với chu kỳ trước. Tại chu kỳ 15 ngày trước ngày điều chỉnh hôm 25/11, giá bình quân xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 là 91,98 USD/thùng; 94,44 USD/thùng xăng RON 95; 91,49 USD/thùng dầu diesel; 89,4 USD/thùng dầu hỏa; 453,685 USD/tấn dầu mazut.

Giá xăng dầu có thể giảm rất mạnh vào ngày mai? - 1

Trao đổi với Dân trí, lãnh đạo một doanh nghiệp xăng dầu ở Hà Nội nhận định giá xăng trong nước ở kỳ điều chỉnh ngày mai có thể sẽ tiếp tục giảm theo xu hướng thế giới.

Mức giảm bao nhiêu còn phụ thuộc vào việc trích lập quỹ bình ổn. Tuy nhiên theo vị này, mức giảm sẽ khoảng 1.100 đồng/lít với xăng RON 95, khoảng 1.050 đồng/lít xăng E5. Với giá dầu, mức giảm sẽ nhẹ hơn khoảng 800 đồng/lít.

Trước đó, tại kỳ điều chỉnh gần đây nhất hôm 25/11, giá xăng dầu bắt đầu hạ nhiệt sau nhiều kỳ tăng liên tiếp. Cụ thể, mỗi lít xăng E5 RON 92 giảm 750 đồng, xăng RON 95 giảm 1.090 đồng. Các loại dầu cũng giảm từ 330 – 440 đồng mỗi lít.

Theo Bộ Công Thương, thị trường xăng dầu thế giới thời gian vừa qua chịu ảnh hưởng của việc dịch bệnh Covid-19 có xu hướng phức tạp tại một số nước châu Âu, Mỹ, Trung Quốc. Nguồn cung dầu được dự báo tăng do nhiều nước (như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản…) bắt đầu tính đến việc sử dụng kho dự trữ dầu chiến lược để giảm giá xăng dầu. Cùng với đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định thu hẹp chương trình kích thích kinh tế để kiềm chế lạm phát và được kỳ vọng sẽ sớm tăng lãi suất đồng USD… đã tác động đến giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới trong giai đoạn vừa qua.

Trước phiên giảm giá hôm 25/11, thị trường xăng dầu “nóng” lên khi trải qua 5 lần tăng liên tiếp, kể từ ngày 10/9. Trong đó, phiên tăng mạnh nhất là ngày 26/10 khi mỗi lít xăng E5 RON 92 tăng 1.430 đồng; RON 95 tăng 1.460 đồng/lít. Các loại dầu cũng tăng cao, trong đó dầu diesel tăng 1.170 đồng/lít; dầu hỏa tăng 1.010 đồng/lít.

Nguồn: dantri.com.vn

9 Tháng Mười Hai, 2021 / by / in ,
Doanh nghiệp kêu trời vì các hãng tàu thu phí ‘mất cân bằng vỏ container’ quá cao

TTO – Mức phí bình thường chỉ 40 USD/container 20 feet nhưng ngày càng tăng và nay lên đến 100 – 120 USD/container 20 feet.

Tại hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức chiều nay 8-12, nhiều doanh nghiệp kêu trời vì bị các hãng tàu thu phí “mất cân bằng vỏ container” với mức thu rất cao.

Phí mất cân bằng container với tên tiếng Anh là Container Imbalance Charge (CIC) hoặc Equipment Imbalance Surcharge. Đây là một loại phụ phí vận tải biển do hãng tàu thu nhằm mục đích bù đắp chi phí vận chuyển container rỗng về nơi có nhu cầu xuất hàng.

Đại diện doanh nghiệp Hanaka cho biết doanh nghiệp bị các hãng tàu thu phí “mất cân bằng vỏ container” với mức ngày càng tăng chóng mặt. Các hãng tàu giải thích rằng do Việt Nam có lượng hàng xuất ít hơn nhập nên hãng tàu phải tính phí chở container rỗng đi. Do đó, người nhập khẩu phải chịu phí chở container rỗng này. Trước kia, mức chỉ 40 USD/container 20 feet nhưng càng ngày càng tăng và nay lên đến 100 – 120 USD.

“Nhưng làm sao xác minh được hãng tàu chở container đi. Doanh nghiệp không thể đàm phán được hãng tàu. Việt Nam không có hãng tàu nào chở hàng từ Mỹ, châu Âu hay Trung Quốc về Việt Nam. Đây như là thông lệ, doanh nghiệp Việt Nam cứ nhập khẩu về là phải trả phí container rỗng. Rất vô lý”, ông này nói.

Về phản ánh của doanh nghiệp, ông Mai Xuân Thành – phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan – thừa nhận ngoài giá cước contairner tăng lên thì phí cân bằng container cũng trở thành vấn nạn.

“Gần như họ thu một cách ngang nhiên chiếm đoạt của doanh nghiệp Việt Nam”, ông nói và cho rằng doanh nghiệp đưa vấn đề này ra hội nghị logistics. Bản thân cơ quan hải quan sẽ thống kê tàu vào Việt Nam chở bao nhiêu hàng và ra Việt Nam chở bao nhiêu container rỗng, container hàng. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ đấu tranh để có tiếng nói chung.

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai trả lời rằng phí hãng tàu thuộc về quản lý giá của Bộ Giao thông vận tải. “Bộ Tài chính sẽ phối hợp để có ý kiến. Nếu doanh nghiệp có ý kiến vướng mắc thì gửi đến Bộ Giao thông vận tải để bộ này chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên quan để giảm chi phí cho doanh nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển”, bà Mai nói.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một doanh nghiệp nói rằng không phải hãng tàu nào cũng mất cân bằng vỏ, không phải thời điểm nào hãng tàu cũng có container rỗng vì hàng có đi có về, do vậy việc các hãng tàu thu loại phí này quanh năm là hết sức vô lý. Trong khi lẽ ra chỉ nên áp dụng một mức nhất định và có thể chỉ áp dụng vào từng giai đoạn cho từng chuyến hàng.

Nguồn: Tuổi trẻ

9 Tháng Mười Hai, 2021 / by / in ,
Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho doanh nghiệp start-up

(Chinhphu.vn) – Việc thực hiện bình đẳng giới, thúc đẩy vai trò của phụ nữ tại nơi làm việc đang là xu thế tiến bộ của thế giới và có vai trò quan trọng tới sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Chính vì vậy, đối với các doanh nghiệp start-up, việc nâng cao nhận thức về bình đẳng giới ngay từ lúc bắt đầu khởi nghiệp sẽ góp phần tạo dựng văn hóa doanh nghiệp và tiền đề cho quá trình xây dựng các chính sách của doanh nghiệp trong tương lai.

Bên cạnh cần xây dựng chiến lược để phát triển kinh tế, thì việc đầu tư cho các các chính sách con người, môi trường, trong đó có bình đẳng giới (BĐG) sẽ là một trong những đầu tư thông minh và hiệu quả của những doanh nghiệp (DN) start-up này nếu muốn nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Một nghị quyết mới về phát triển DN giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030 vừa được Chính phủ giao Bộ KH&ĐT chủ trì xây dựng. Theo đó, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ có tới 1,3-1,5 triệu DN, trong đó có 15-20 DN tư nhân có vốn hóa trên 1 tỷ USD. Trong khi đó, tính đến cuối năm 2020, cả nước mới có khoảng 810.000 DN đang hoạt động.

Như vậy, từ nay đến năm 2025, dự kiến sẽ có khoảng 500.000-700.000 DN mới thành lập và việc nâng cao nhận thức cho cho các DN mới thành lập này về BĐG sẽ có tác động quan trọng tới tiến trình thúc đẩy BĐG trong DN nói riêng và xã hội nói chung.

Trong khi đó, theo bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, hiện nay tại Việt Nam còn nhiều DN vừa và nhỏ, cũng như các DN mới khởi nghiệp chưa nhận thức đầy đủ vai trò của BĐG trong sự phát triển của DN mình. Điều đó được thể hiện qua tỷ lệ nam nữ lao động trong các DN này còn chênh lệch cao; nam nữ chưa thực sự bình đẳng về lương thưởng và phúc lợi; còn nhiều bất cập về các chính sách phát triển nhân sự, tuyển dụng…

Do đó, nâng cao nhận thức nhằm thay đổi tư duy về BĐG cho các doanh nhân khởi nghiệp không chỉ giúp DN start-up (những DN trẻ năng động, đội ngũ kế thừa và tạo ra những thay đổi tích cực cho xã hội) hoạt động hiệu quả hơn mà nó còn góp phần nâng cao năng lực, vị thế của DN đó cho phù hợp hợp với xu thế chung của thế giới.

Xây dựng văn hóa BĐG trong DN ngay từ đầu

Hiện nay, tình trạng “trọng nam, khinh nữ” vẫn đang là một hệ lụy tư tưởng lớn, không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của nữ giới mà còn hạn chế sự phát triển của xã hội. Chỉ khi thay đổi được nhận thức, xóa bỏ định kiến về giới thì mới thay đổi được cách hành xử. Điều này có ý nghĩa quan trọng tới sự phát triển của xã hội nói chung và DN nói riêng.

Theo ThS Lê Quang Bình, Giám đốc Doanh nghiệp xã hội ECUE cũng là người điều hành Phong trào thúc đẩy bình đẳng giới VGEM, để thúc đẩy văn hóa bình đẳng giới trong các DN start-up thì việc đầu tư vào chủ DN là cần thiết.

ThS Lê Quang Bình cho rằng: “Văn hóa DN thể hiện các giá trị của người khởi nghiệp. Vì vậy, nếu các nhà khởi nghiệp tôn trọng BĐG thì chắc chắn họ sẽ xây dựng một văn hóa làm việc bình đẳng cho cả nam và nữ. Tuy nhiên chúng ta đều biết các DN start-up thường gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu. Chính vì vậy, BĐG nên được tiếp cận lồng ghép vào các nội dung cần thiết khác, đặc biệt khía cạnh quản trị doanh nghiệp và văn hóa DN”.

ThS Lê Quang Bình cho rằng các chủ DN không phải là các chuyên gia về giới, chính vì vậy chỉ cần họ đặt các câu hỏi tại sao cho các khuôn mẫu giới đang làm phụ nữ không xuất hiện nhiều trong các việc liên quan đến công nghệ, xây dựng, hoặc quản lý cấp cao hay tại sao nam giới ít xuất hiện trong các ngành dịch vụ hoặc hành chính. Khi họ hỏi tại sao và tò mò, tìm câu trả lời cho những điều tưởng chừng như đương nhiên ấy, thì chắc chắn họ mới dần xóa bỏ được những định kiến về giới.

Để phát triển bền vững, các chủ DN start-up cần nhận thức được xu hướng thời đại đòi hỏi các công ty cần xây dựng văn hóa tôn trọng sự bình đẳng về giới. Đó là xây dựng văn hóa BĐG trong tuyển dụng, đánh giá công việc; thăng tiến và thực hành văn hóa BĐG trong ứng xử giữa nhân viên với nhau và nhân viên với quản lý/ lãnh đạo; tạo điều kiện để cơ hội phải ngang bằng cho tất cả các giới…

Đặc biệt, ngay từ khi mới thành lập các DN start-up nên phát triển sự đa dạng giới tính để giúp DN thu hút, giữ chân và tối ưu hóa nguồn nhân lực trong tổ chức bằng văn hóa đa dạng giới tính sẽ giúp DN gặt hái thành quả tốt hơn và góp phần vào lan tỏa rộng trong xã hội. Bởi vì, khi xu hướng hội nhập sâu rộng và cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì BĐG ở nơi làm việc ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của DN.

Chị Nguyễn Thị Lê An, Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần PLA 18, một trong start-up trẻ trung và năng động chia sẻ, muốn xây dựng văn hóa BĐG trong DN của mình bản thân các chủ DN cần hiểu rõ xóa bỏ định kiến về giới là điều cần thiết trong quá trình thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong DN. Ví dụ, ở gia đình không nên quan niệm người phụ nữ phải đảm đương công việc gia đình, chăm sóc cha mẹ, nuôi dạy con cái mà đó là trách nhiệm chung của cả phụ nữ và nam giới. Còn trong DN khi định hướng phát triển, các DN trẻ cần xây dựng chính sách dựa trên xem xét vai trò các yếu tố kinh tế, con người, xã hội cũng như trong quá trình phát triển cần sử dụng, đánh giá vai trò của lao động nam nữ như nhau để có những chính sách, cơ chế phù hợp nhằm thúc đẩy BĐG của DN mình.

Cùng chung quan điểm về việc đưa tiêu chí BĐG vào văn hóa công ty, bà Võ Thị Phương Lan, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn hỗ trợ khởi nghiệp phía nam, trực thuộc Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: “Văn hóa công ty là tài sản vô hình của mỗi DN. Văn hóa công ty sẽ duy trì sự phát triển của DN nhờ truyền được cảm hứng và động lực làm việc cho mỗi nhân viên. Để nâng cao nhận thức của các start-up về BĐG, cách hiệu quả nhất là tổ chức các khóa đào tạo về BĐG cho các chủ DN. Khi có nhận thức đúng về BĐG thì người lãnh đạo DN sẽ thấy được ý nghĩa của BĐG và họ sẽ đưa tiêu chí BĐG vào văn hóa công ty để cùng với các thành viên trong công ty cùng thực hiện, duy trì và phát triển văn hóa đó”.

Khi nhận thức và tôn trọng vai trò của BĐG thì chắc chắn, các nhà khởi nghiệp sẽ xây dựng văn hóa làm việc
bình đẳng cho cả nam và nữ. Ảnh: VGP/ Nguyễn Thủy

Đưa BĐG vào chiến lược phát triển của DN

Tại hội thảo về “BĐG phục hồi sản xuất” do Amcham Việt Nam tổ chức ngày 30/11 vừa qua, các diễn giả, nhà kinh tế, DN đều cho rằng trải qua những khó khăn và khủng hoảng vừa qua của đại dịch COVID- 19 càng minh chứng các DN cần có tư duy chiến lược để có thể đối mặt với tất cả mọi tình huống dù khó khăn nhất. Các DN phát triển bền vững sẽ xây dựng mục tiêu một cách có chiến lược với tầm nhìn lâu dài, trong đó tôn trọng yếu tố con người song song với yếu tố kinh tế, đặc biệt coi trọng BĐG và trao quyền cho phụ nữ. Điều đó đã được chứng minh qua thời gian vừa qua trước những thách thức của đại dịch COVID-19 về sự thiếu hụt lao động và thay đổi đơn hàng nhưng những DN có mục tiêu và tầm nhìn dài hạn vẫn duy trì và phát triển được hoạt động của mình.

Những DN nào coi trọng yếu tố con người, có chính sách quan tâm, hỗ trợ cho người lao động trong thời gian diễn ra dịch bệnh thì số lượng người lao động sẽ quay lại DN đó cao hơn những DN không có sự hỗ trợ nào. Như vậy, những DN nào ngay từ đầu khi bắt đầu khởi nghiệp đã xây dựng được chiến lược phát triển bền vững – coi trọng con người, coi trọng sự BĐG trong DN mình sẽ có những giải pháp để ứng phó với khó khăn vừa qua.

Theo đánh giá của Hội đồng Tư vấn hỗ trợ khởi nghiệp phía nam, hiện nay đa số các start-up cũng đã có nhận thức về tầm quan trọng của các yếu tố môi trường, thực hiện trách nhiệm xã hội, BĐG… tới sự phát triển, nâng vị thế của DN. Có rất nhiều CEO trẻ đã quan tâm chú trọng BĐG là một trong những yếu tố không thể thiếu trong xây dựng chiến lược phát triển và đã đặt BĐG ở vị trí quan trọng tương đương như các chỉ tiêu về doanh số, doanh thu và lợi nhuận của công ty.

Theo chị Nguyễn Thị Lê An, muốn xây dựng các chính sách đúng, đủ và lâu dài về BĐG, các DN start-up cần nhận thức rõ các biện pháp thúc đẩy BĐG phải không bị coi là phân biệt đối xử về giới. Tức là, cần hiểu rõ những biện pháp thúc đẩy BĐG được áp dụng đối với cả hai giới nam và nữ nhằm bảo vệ quyền lợi của cả hai giới, đem lại kết quả tích cực cho các bên chứ không chỉ là biện pháp áp dụng riêng đối với phụ nữ để bảo vệ quyền, lợi ích của riêng phụ nữ.

Anh Huỳnh Thanh Vạn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty S Furniture tại Bình Dương (chuyên sản xuất và xuất khẩu nội thất từ gỗ) mới thành lập được gần 5 năm cho biết, S Furniture không chỉ đã vượt qua được giai đoạn “sống sót” của một DN start-up, nhất là 2 năm vừa qua khi phải đối mặt với đại dịch COVID-19 mà còn bứt phá với doanh thu năm 2021 tăng gấp 2 lần năm trước.

Theo anh Huỳnh Thanh Vạn, mặc dù là DN về gỗ nhưng lực lượng lao động nữ chiến gần 50% và có tới hơn 50% lãnh đạo của S Furniture là nữ, chiếm gần như tất cả các vị trí quan trọng của công ty.

Ngay từ khi thành lập công ty, anh Huỳnh Thanh Vạn đã coi trọng nâng cao vai trò và thúc đẩy vai trò của phụ nữ. Vì vậy, các chính sách, cơ chế, quy định của công ty theo định hướng xây dựng các chính sách về phát triển sự nghiệp, về cơ hội thăng tiến, về thu nhập dựa trên năng lực cá nhân, không phân biệt nam hay nữ.

Cần sự phối hợp của nhiều bên

Để quá trình BĐG trong xã hội hay ở nơi làm việc, đặc biệt là các DN start-up đạt được hiệu quả cao đòi hỏi sự cam kết của cả tổ chức và các cá nhân, đồng thời có sự tham gia, phối hợp của nhiều bên.

Về phía Nhà nước, lần đầu tiên Chính phủ đã ban hành một Nghị quyết Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới. Nghị quyết số 28/NQ-CP phê duyệt Chiến lược quốc gia về BĐG giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu tổng quát “Tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước”. Tuy nhiên, để thúc đẩy quá trình thực hiện chiến lược này cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các bên liên quan, đó là sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa Nhà nước, DN và các tổ chức xã hội.

Cần tạo điều kiện để các tổ chức xã hội, DN và các địa phương xúc tiến, triển khai những chương trình, mô hình, hoạt động hiệu quả, thiết thực, có sức lan tỏa và từ đó đúc rút thành kinh nghiệm để nhân rộng ra toàn xã hội…

Ví dụ, những nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ là một sáng kiến chung của UN Women và Cơ quan hiệp ước toàn cầu của Liên Hợp Quốc (UN Global Compact) cung cấp các hướng dẫn thực hiện thúc đẩy BĐG trong DN từ năm 2014 được VCCI, Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (dưới sự hỗ trợ của UN Women) đã xây dựng Bộ tài liệu hướng dẫn vận dụng các nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ trong thực hiện BĐG của DN hoàn thiện và đưa vào áp dụng đại trà trong khu vực DN Việt Nam. Như vậy, với các nguyên tắc này, các DN start-up có thể tham chiếu từ lúc bắt đầu xây dựng chiến lược phát triển công ty từ đó giúp họ có thêm thông tin, kiến thức về vấn đề này.

Hay năm 2018, với tài trợ của Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT) thông qua Dự án Investing in Women, Nhóm chuyên gia của Economica đã thực hiện Báo cáo đánh giá tác động của chính sách bảo đảm, thúc đẩy BĐG của người lao động để tham vấn về vấn đề này trong sửa đổi Bộ luật Lao động của Việt Nam với 5 giải pháp cụ thể.

Về phía DN và các tổ chức xã hội, Hội đồng Tư vấn hỗ trợ khởi nghiệp phía nam cũng đã thường xuyên phối hợp các trường đại học, cao đẳng tổ chức các khóa đào tạo cho sinh viên, cho thanh niên về kinh doanh, về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Theo đó, bên cạnh các kiến thức cơ bản như xây dựng kế hoạch marketing, kế hoạch tổ chức sản xuất, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính cho DN, chương trình cũng đã chú trọng tới nội dung về kinh doanh liêm chính, kinh doanh tạo tác động xã hội, trách nhiệm xã hội của DN và BĐG hay thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong DN.

Để đẩy mạnh hoạt động về truyền thông dinh dưỡng cũng như xây dựng mô hình phụ nữ làm chủ kinh tế,  Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Nestlé Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình “Nestlé đồng hành cùng phụ nữ”. Giai đoạn đầu của chương trình diễn ra trong 3 năm (2020-2022) và sau đó sẽ tiếp tục mở rộng mô hình trên tất cả các tỉnh trong cả nước nhằm hướng tới tăng cường chất lượng cuộc sống và quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ tại khu vực nông thôn giúp nhiều mô hình khởi nghiệp cho chị em phụ nữ phát triển.

Minh Thi – Nguyễn Thủy

Nguồn: baochinhphu.vn

9 Tháng Mười Hai, 2021 / by / in ,
Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Israel

(Chinhphu.vn) – Bộ Công Thương cho biết, Hội nghị giao thương trực tuyến xúc tiến thương mại và hợp tác doanh nghiệp Việt Nam – Israel 2021 dự kiến được tổ chức vào ngày 22 và 23/12/2021.

Thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2021, nhằm hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã cung ứng các sản phẩm thực phẩm, tiêu dùng của Việt Nam cập nhật thông tin thị trường Israel, tăng cường tìm kiếm, kết nối các cơ hội kinh doanh và xuất khẩu sang thị trường Israel, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Israel tổ chức chương trình Hội nghị giao thương trực tuyến xúc tiến thương mại và hợp tác doanh nghiệp Việt Nam – Israel 2021.

Chương trình được tổ chức theo hình thức trực tuyến, thời gian dự kiến vào ngày 22 và 23/12/2021. Tham gia Chương trình có khoảng 60 – 70 doanh nghiệp Việt Nam và Israel với các ngành hàng chuyên ngành thực phẩm, hàng tiêu dùng.

Các doanh nghiệp sẽ được miễn phí tham dự. Doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu, quan tâm tham dự hội nghị đăng ký tại đường dẫn: http://event.vietrade.gov.vn/b2bisrael. Thời hạn đăng ký 12h00 thứ Năm, ngày 17/12/2021.

Doanh nghiệp khi tham gia chương trình có nghĩa vụ hoàn thành hồ sơ đăng ký tham gia chương trình. Sau khi kết thúc chương trình, trong vòng 10 ngày, các doanh nghiệp tham dự chương trình gửi báo cáo kết quả về Ban tổ chức. Thông tin liên hệ: Cục Xúc tiến thương mại; địa chỉ 20 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Bộ Công Thương cho biết, với quy mô dân số chỉ khoảng 9,3 triệu người nhưng Israel lại là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam tại khu vực Trung Đông (sau UAE và Thổ Nhĩ Kỳ). Chính vì vậy, Israel có vị thế là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam ở khu vực Trung Đông.

Quan hệ thương mại Việt Nam – Israel tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây. Năm 2020, trao đổi thương mại hai nước đạt xấp xỉ 1,6 tỷ USD, dự kiến năm 2021 tiếp tục tăng và đạt khoảng 1,9 tỷ USD. Israel hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 và là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam tại khu vực Trung Đông.

Trong thời gian gần đây, với diễn biến khó lường của dịch COVD-19 và tình hình thị trường Israel biến động phức tạp nhưng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là một số mặt hàng nông sản, thực phẩm như hạt điều, thủy sản, hàng tiêu dùng dệt may, giày dép,… vẫn có sự tăng trưởng đáng kể. Rất nhiều doanh nghiệp Israel đánh giá Việt Nam là một trong những nguồn cung quan trọng tại Châu Á.

Nguồn: Baochinhphu.vn

 

8 Tháng Mười Hai, 2021 / by / in ,
Lộ diện 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất năm 2020

Ngày 7.12, thông tin từ Tổng cục Thuế cho biết vừa công bố danh sách V1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất trong năm 2020.

Theo Tổng cục Thuế, căn cứ số liệu nộp thuế trên hệ thống thông tin quản lý, Tổng cục Thuế đã thực hiện tổng hợp dữ liệu các doanh nghiệp nằm trong danh sách bảng xếp hạng theo các tiêu chí cụ thể, rõ ràng, minh bạch.

Đứng đầu danh sách V1000 này là Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội. Theo sau là Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam; Công ty Honda Việt Nam; Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam; Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thông Việt Nam; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam…

Theo Tổng cục Thuế, doanh nghiệp được lựa chọn đưa vào danh sách xếp hạng là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài, các tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh và có thu nhập. Trường hợp doanh nghiệp có các chi nhánh, đơn vị trực thuộc thì số nộp tính cho doanh nghiệp bao gồm số nộp của trụ sở chính và số nộp của các chi nhánh, đơn vị trực thuộc.

Danh sách V1000 năm 2020 cũng được bổ sung 300 doanh nghiệp. Đa phần là các doanh nghiệp có số nộp ngân sách phát sinh từ các hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng vốn, hoặc phải nộp theo quyết định truy thu của các cơ quan có thẩm quyền. Có doanh nghiệp đã hết thời gian hưởng ưu đãi, miễn giảm thuế, thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trở lại.

Theo thống kê của Tổng cục Thuế, tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp của các doanh nghiệp trong bảng xếp hạng 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (V1000) năm 2020 là 145.934 tỉ đồng, chiếm 62,4% tổng thu ngân sách nhà nước về thuế thu nhập doanh nghiệp, bằng 103,74% so với số đã nộp của các doanh nghiệp trong danh sách V1000 năm 2019.

Đây là năm thứ 5 liên tiếp, Tổng cục Thuế xây dựng danh sách 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất. Qua 5 năm thực hiện công khai V1000 (2016-2020), có 423 doanh nghiệp 5 năm liên tiếp thuộc danh sách V1000 các năm 2020, 2019, 2018, 2017 và 2016.

Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có 180 doanh nghiệp với số nộp thuế thu nhập doanh nghiệp chiếm 32,91% tổng số nộp thu nhập doanh nghiệp năm 2020 của 423 doanh nghiệp.

CAO NGUYÊN – Lao động
8 Tháng Mười Hai, 2021 / by / in ,
Doanh nghiệp Việt “gõ cửa” thị trường ASEAN giàu tiềm năng
VOV.VN – Các nước ASEAN đang có nhu cầu lớn trong nhập khẩu hàng hóa sau dịch, đây là cơ hội cho các DN Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá vào khu vực này.

ASEAN là thị trường xuất khẩu đứng thứ 4 của Việt Nam sau Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU). ASEAN có lợi thế là thị trường gần gũi giúp doanh nghiệp (DN) xuất khẩu của Việt Nam tiết kiệm chi phí vận chuyển, lưu kho bãi, đồng thời có nhiều lựa chọn phương thức vận chuyển hàng hóa như vận tải đường biển, đường bộ, hàng không.

Nhiều mặt hàng xuất khẩu tiềm năng

Bước vào giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19, các nước ASEAN đang có nhu cầu lớn trong nhập khẩu hàng hóa, là cơ hội cho các DN Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá vào khu vực này. Theo ông Nguyễn Phúc Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương), hiện các nước ASEAN đẩy nhanh triển khai các biện pháp phục hồi kinh tế sau đại dịch như các cam kết về mở cửa thị trường, đảm bảo các chuỗi cung ứng. “Thuận lợi hóa thương mại sẽ là điều kiện hết sức thuận lợi để các DN Việt Nam khai thác hơn nữa tiềm năng khu vực thị trường này, trong đó điển hình là các thị trường Thái Lan và Singapore”, ông Nam gợi ý.

Thời gian qua, Thái Lan là đối tác thương mại lới nhất của Việt Nam tại khu vực ASEAN. Bà Trần Thị Thanh Mỹ, Tham tán thương mại Việt Nam tại Thái Lan dẫn số liệu từ Cơ quan Hải quan Thái Lan cho hay, trong 10 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của quốc gia này đạt trên 443 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Thái Lan là nguyên liệu đầu vào, nhiên liệu phục vụ sản xuất trong nước chứng tỏ ngành sản xuất Thái Lan phục hồi mạnh sau ảnh hưởng dịch Covid-19.

“Hiện nay, Việt Nam là đối thác thương mại lớn thứ 2 của Thái Lan trong khu vực ASEAN và thứ 5 trên thế giới. Mặt hàng tăng trưởng cao là dầu thô, xăng dầu, quặng, than đá, kim loại, thuỷ sản… Việt Nam và Thái Lan còn nhiều tiềm năng đẩy mạnh hợp tác thương mại. Mặt hàng có nhiều tiềm năng nhất là thực phẩm, thuỷ sản, một số sản phẩm nông sản thế mạnh của Việt Nam như hạt điều, cà phê, tiêu, rau củ…”, bà Trần Thị Thanh Mỹ nói.

Trong khu vực ASEAN, Singapore cũng là thị trường để hàng hoá Việt Nam có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới. Bà Trần Thu Quỳnh, Tham tán thương mại Việt Nam tại Singapore cho biết, Singapore đang có nhu cầu tìm kiếm nhà xuất khẩu mới như Việt Nam. “Hiện nay, Singapore rất quan tâm tới vấn đề hợp tác sản xuất lương thực, thực phẩm tại Việt Nam để xuất khẩu sang Singapore, bởi nước này đặt mục tiêu tự chủ 30% lương thực vào năm 2030”, bà Trần Thu Quỳnh nói.

Thông tin thị trường cần được cập nhật liên tục

Mặc dù được đánh giá là thị trường giàu tiềm năng, song Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-châu Phi – ông Nguyễn Phúc Nam cũng cho rằng, đến nay vẫn còn nhiều DN Việt Nam chưa dành sự quan tâm đúng mức cho thị trường này, hoặc chưa nắm bắt được thông tin về thị trường cụ thể, nhất là từ khi dịch Covid-19 bùng phát.

Nhằm ứng phó với dịch bệnh cũng như phục hồi kinh tế, hỗ trợ sản xuất trong nước, các nước ASEAN đã ban hành nhiều chính sách, quy định mới liên quan đến kinh tế thương mại, xuất nhập khẩu, thông quan, phòng dịch, ảnh hưởng đến hàng hóa XK của Việt Nam. Một số quy định về phòng dịch có thể thay đổi rất nhanh, đột ngột, gây khó khăn cho DN nếu như không nắm bắt được thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác… là những điều DN cần đặc biệt lưu ý.

Xuất khẩu vải thiều Việt Nam sang thị trường Singapore. (Ảnh: Báo Công Thương)Xuất khẩu vải thiều Việt Nam sang thị trường Singapore. (Ảnh: Báo Công Thương)

Theo bà Trần Thị Thanh Mỹ, thời gian gần đây, trong bối cảnh dịch bệnh không thể trao đổi trực tiếp với đối tác, Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan nhận được kiến nghị cao gấp 2, 3 lần so với trước dịch liên quan đến tình trạng DN gặp lừa đảo cả 2 chiều xuất và nhập khẩu. Trong đó nhiều hơn là trường hợp DN Việt Nam bị lừa đảo khi ký đơn hàng nhập khẩu nông sản, giấy A4 từ Thái Lan.

“Khi nào DN có các giao dịch cảm giác không thực sự yên tâm, không xác minh được, DN có thể trao đổi với Thương vụ Việt Nam tại các nước để nhận được sự hỗ trợ kịp thời như xác minh DN, tư vấn giảm thiểu tối đa rủi ro DN có thể gặp”, bà Trần Thị Thanh Mỹ khuyến cáo.

Lưu ý đối với thị trường Singapore, Tham tán thương mại Việt Nam tại Singapore Trần Thu Quỳnh cho rằng, sản phẩm của Việt Nam còn rất kém cạnh tranh về giá so với sác sản phẩm cùng loại của Malaysia, Trung Quốc, Indonesia… DN vừa và nhỏ Việt Nam cũng ít quan tâm đến công tác giới thiệu sản phẩm. Bên cạnh đó, các DN Việt chưa dành nhiều quan tâm cũng như nguồn lực thích đáng cho việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường, cơ hội ngành hàng.

“Để tồn tại được, DN không thể bỏ qua khâu nghiên cứu thị trường. Thương vụ Việt Nam tại Singapore cũng như các thị trường khác sẵn sàng giúp DN nghiên cứu thông tin về đối thủ cạnh tranh cũng như cơ cấu thị trường”, bà Trần Thu Quỳnh khẳng định./.

Năm 2020, do tác động từ dịch Covid-19, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam-ASEAN có giảm nhẹ 6,8% so với năm 2019, đạt 53,6 tỷ USD. Tuy nhiên, năm 2021, thương mại Việt Nam-ASEAN đã phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam-ASEAN trong 10 tháng năm 2021 đạt 56,6 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2020, cao hơn mức tăng trưởng xuất nhập khẩu trung bình của Việt Nam với thế giới là 22,6%./.

8 Tháng Mười Hai, 2021 / by / in ,
Mở cửa du lịch, doanh nghiệp vẫn gặp khó

Việc mở cửa lại bay quốc tế và du lịch tại VN không thể chậm trễ thêm nữa, nếu không sẽ để lỡ cơ hội cạnh tranh điểm đến với các nước trong khu vực…

Mở cửa du lịch, nhưng đường bay quốc tế thương mại chưa mở, một số địa phương áp dụng phần mềm khai báo riêng, chưa có hướng dẫn cho du khách F0, F1… là những vấn đề được các chuyên gia, doanh nghiệp du lịch phản ánh tại tọa đàm “Mở cửa du lịch, phục hồi kinh tế” do Báo Thanh Niên tổ chức sáng qua (7.12).

Được mở đón khách còn khổ hơn

Phát biểu khai mạc tọa đàm, nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng biên tập Báo Thanh Niên, cho biết thời điểm hiện nay vấn đề được Đảng, Nhà nước quan tâm nhất là phục hồi kinh tế. Với tầm quan trọng, du lịch là ngành được lên kế hoạch mở cửa sớm nhất, ngay từ trong những tháng ngày dịch bệnh diễn biến phức tạp nhất hồi tháng 7.

Từ ngày 10.9, Thủ tướng cơ bản đồng ý với đề xuất của Bộ VH-TT-DL về phương án thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc. Đây được xem là nỗ lực lớn của ngành du lịch VN khi từng bước phục hồi thị trường khách quốc tế, đồng thời khẳng định là một trong những điểm đến an toàn, hấp dẫn trong khu vực Đông Nam Á. Thế nhưng, vì rất nhiều lý do, đến ngày 20.11 vừa qua, Phú Quốc mới đón đoàn khách quốc tế đầu tiên. Và cho đến thời điểm này, VN mới chỉ có 5 địa phương được đón khách quốc tế với số lượng rất hạn chế.

“Năm 2019, doanh thu từ du lịch chiếm gần 10% GDP của nước ta. Năm 2021, GDP của Thái Lan dự kiến tăng trưởng 1,2%, cao hơn nhiều so với các dự đoán trước đó nhờ mở cửa trở lại ngành du lịch. Việc mở cửa lại bay quốc tế và du lịch tại VN không thể chậm trễ thêm nữa, nếu không sẽ để lỡ cơ hội cạnh tranh điểm đến với các nước trong khu vực và ảnh hưởng tới chương trình phục hồi kinh tế mà Đảng và Nhà nước đang quyết liệt thực hiện bằng nhiều giải pháp”, Tổng biên tập Báo Thanh Niên nhấn mạnh.

Là một trong các doanh nghiệp (DN) du lịch hàng đầu, Sun Group thuộc nhóm đầu trong danh sách các DN tham gia thí điểm đón khách quốc tế tới Phú Quốc, chính thức triển khai từ 20.11. Thế nhưng, bà Trần Nguyện, Trưởng ban Kinh doanh Khối Sun World (Tập đoàn Sun Group), cho biết đến giờ này Sun Group vẫn chưa đón được một vị khách nào. Dù DN nóng lòng, sẵn sàng mở cửa ngay sau khi Chính phủ thí điểm đón khách quốc tế sử dụng hộ chiếu vắc xin, nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều yếu tố bất cập, cản trở, khiến công cuộc đón khách chưa thể nào hiệu quả được.

Đơn cử, việc cấp phép bay cho các thị trường quốc tế vẫn đang giới hạn. Đến Phú Quốc tháng 11 vừa qua mới có 1 đoàn khách từ Hàn Quốc, du lịch golf. Một số đoàn khách Nhật Bản, Hàn Quốc tới đây trong tháng 12 cũng là du lịch golf. Trong khi đó, Sun Group hướng đến đối tượng khách Nga, bởi nhu cầu của thị trường này khá phù hợp với các trải nghiệm, dịch vụ mà tập đoàn đang có tại Nam đảo nhưng thị trường Nga vẫn chưa được cấp phép bay đến Phú Quốc. Do đó, dù các cơ sở của Sun Group đã sẵn sàng thì cũng không thể đón khách.

Trong khi đó, các kế hoạch truyền thông quảng bá về du lịch VN tới các thị trường quốc tế trọng điểm như Đông Bắc Á, Đông Nam Á, châu Âu, Nga, Úc… đến nay vẫn chưa thực sự được triển khai sâu rộng, để du khách quốc tế biết được các chính sách sandbox (tạm hiểu là hệ thống đón khách quốc tế khép kín – NV) của VN có gì khác với Thái Lan, Singapore? Hay các điểm đến VN hiện có những dịch vụ trải nghiệm gì mới so với trước? Chưa kể chính sách giá, kích cầu khi mở cửa trở lại chưa thống nhất, chưa có sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, nên vẫn mạnh ai nấy làm.

“Đặc biệt, đợt dịch thứ tư, cũng như tình hình các biến chủng mới như Omicron đang ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của du khách. DN dù rất sẵn sàng nhưng cũng chưa thể mở cửa đồng loạt được, bởi lượng khách không thể đảm bảo chi phí vận hành”, bà Nguyện thông tin.

DN chưa được mở thì trông chờ từng ngày, DN được mở đón khách cũng khổ đủ đường. Là DN được “chọn mặt gửi vàng” đón tiếp đoàn khách đầu tiên “phá băng” du lịch Phú Quốc, Vinpearl đã sớm chủ động kết hợp cùng đối tác chiến lược tìm kiếm nguồn khách hộ chiếu vắc xin tại thị trường Hàn Quốc.

“Dù đón đoàn chỉ hơn 200 khách, nhưng chúng tôi mở cửa gần như toàn bộ hoạt động nghỉ dưỡng – vui chơi giải trí trong quần thể hơn 1.000 ha để đảm bảo phục vụ tốt nhất cho du khách, mang đến cho họ những kỳ nghỉ dưỡng 5 sao với chuỗi hoạt động hấp dẫn, thú vị và an toàn”, bà Nguyễn Thu Phương, Tổng giám đốc Vinpearl Luxury, cho hay.

Đây thật sự là thách thức không hề nhỏ về chi phí bởi siêu quần thể Phú Quốc United Center có hệ thống cơ sở lưu trú lên tới 7 khu nghỉ dưỡng 5 sao biệt lập cùng hàng trăm mini, boutique hotel… có công suất hơn 12.000 phòng khách sạn và biệt thự.

Cũng vì chi phí duy trì quá lớn, nên dù được đánh giá là một trong những sản phẩm giải trí về đêm hấp dẫn nhất của Phú Quốc United Center, nhưng Tổ hợp Chợ đêm Phú Quốc Grand World, Saigon SeaFood Hub Market và NightZone 68 của Công ty Ngôi sao biển Sài Gòn vẫn chưa thể mở lại cùng nhịp. Ông Huỳnh Văn Sơn, Tổng giám đốc Công ty Ngôi sao biển Sài Gòn, nhận định với số lượng 200 khách lọt thỏm như vậy, mở ra rồi gánh chi phí còn khốn khổ hơn.

“Chúng tôi khảo sát 500 tiểu thương ở Phú Quốc tại 2 khu chợ đêm, nhưng chỉ có khoảng 10% tiểu thương muốn mở lại. Mỗi ngày trôi qua là mỗi ngày chi phí đè nặng, bòn rút chút sức lực cuối cùng của DN. Chúng tôi tha thiết kỳ vọng cơ quan quản lý làm càng sớm càng tốt, mở cửa du lịch đúng nghĩa. Khó ở đâu, DN sẵn sàng đồng hành gỡ tới đó. Mở cửa, hoặc là chết”, “ông trùm” chợ đêm nhấn mạnh.

Mở cửa du lịch, doanh nghiệp vẫn gặp khó - ảnh 2Một đoàn khách quốc tế đến Việt Nam và tham quan phố cổ Hội An theo dạng hộ chiếu vắc xin

Nguồn: thanh niên

8 Tháng Mười Hai, 2021 / by / in ,
Bàn luận về vốn hoá và quỹ đất của các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản

Doanh nghiệp bất động sản tích luỹ được nhiều quỹ đất có nhiều lợi thế cạnh tranh càng có lợi bởi giá đất gia tăng theo thời gian, đặc biệt trong bối cảnh nguồn cung dần hồi phục nhờ nới lỏng pháp lý, trong khi nguồn cầu được thúc đẩy mạnh mẽ nhờ mặt bằng lãi suất thấp và đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông.

Đà tăng ấn tượng từ cổ phiếu bất động sản

Xu hướng thực tế cho thấy, trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, Chính phủ vẫn đang tiếp tục thực hiện các chính sách nới lỏng dòng tiền. Bên cạnh việc kích cầu kinh tế, môi trường lãi suất thấp và lạm phát cao đã khiến dòng tiền chảy vào các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản (BĐS).

Diễn biến nổi bật gần đây là các cổ phiếu bất động sản có đà tăng rất ấn tượng, kỳ vọng chính đến từ việc sẽ có thêm các gói kích thích kinh tế (nhờ môi trường lãi suất thấp, lạm phát trong tầm kiểm soát tốt), tập trung tăng chi tiêu đầu tư công vào phát triển cơ sở hạ tầng giao thông – có tác động trực tiếp tới thị trường BĐS, sẽ trở thành động lực tăng trưởng chính của BĐS trong các năm tới. Bởi vậy, dòng tiền thông minh ngay lập tức lùng sục các doanh nghiệp có quỹ đất lớn, có vị trí đẹp, giá cổ phiếu của những doanh nghiệp (DN) này lập tức có sự tăng giá ấn tượng.

Ở các DN có tên tuổi hàng đầu trên thị trường bất động sản, đã minh chứng về quỹ đất sạch hiện hữu, có thương hiệu về dự án và có các đối tác song hành, tiềm lực vốn tốt… cũng ghi nhận sự tăng giá cổ phiếu rất tốt – trong đó góp phần không nhỏ là dòng tiền dồi dào của các nhà đầu tư cá nhân gia nhập thị trường chứng khoán.

Điển hình có thể kể đến như DIG, đã tăng từ 18.900/cổ phiếu từ tháng 2/2020 lên mức 68.300đ/cổ phiếu tại ngày 02/12/2021, tương ứng với mức tăng 361% – đây là doanh nghiệp bất động sản có quỹ đất lớn hàng đầu, trải dài nhiều tỉnh thành, vị trí rất tiềm năng và quan trọng hơn là giá vốn rẻ khi DN này đã tích luỹ quỹ đất hàng chục năm nay.

Cổ phiếu NLG cũng đã tăng từ vùng giá 29.750đ từ đầu năm 2021 lên mức 57.400đ/cổ phiếu tại ngày 24/11 nhờ tình hình kinh doanh tăng trưởng tốt qua các năm, liên tục nhiều thông tin gia tăng quỹ đất sạch và hợp tác cùng đối tác ngoại để thực hiện các dự án khu đô thị.

Hay như cổ phiếu PDR cũng đã tăng từ mức 32.200đ/cổ phiếu lên 94.800đ/cổ phiếu trong từ ngày 4/1/2021 tới ngày 26/11/2021. Phát Đạt được biết đến với thương hiệu dự án căn hộ The Everich và các dự án ngoài khu vực Hồ Chí Minh, cụ thể là phát triển các dự án ở Nhơn Hội, Bình Định; các dự án ở Bình Dương…

Giá trị cổ phiếu bất động sản – định giá như thế nào cho đúng?

Trong khi đó, cũng được biết đến là đơn vị có tên tuổi hàng đầu trong ngành, cổ phiếu DXG của Tập đoàn Đất Xanh lại có thị giá thấp hơn hẳn, chỉ bằng 1/3 – 1/2, thậm chí thấp hơn vài lần thị giá của các cổ phiếu kể trên, hiện chỉ đang ở mức thị giá 31.000 đồng/cp. Nếu so sánh với DIG – cổ phiếu thu hút dòng tiền rất lớn với câu chuyện quỹ đất, thì DXG cũng đang vẫn có một số điểm có lợi thế hơn. Chẳng hạn tồn kho DXG hiện gấp 3 lần DIG, tiền mặt cuối kỳ cũng gấp 3 lần nhưng vốn hoá DXG chỉ bằng khoảng 40% so với DIG.

Bất cập trong giá cổ phiếu

Bàn luận về vốn hoá và quỹ đất của các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản - Ảnh 1.

Giá một số cổ phiếu Bất động sản tại ngày 02/12/2021

Bàn luận về vốn hoá và quỹ đất của các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản - Ảnh 2.

Giá cổ phiếu và quỹ đất của một số doanh nghiệp

Như đã nói ở trên, bên cạnh thị trường bất động sản có những yếu tố tác động tích cực trong trung và dài hạn, qua đó các DN trong ngành cũng hưởng lợi, giá cổ phiếu cũng phản ánh các kì vọng này, thì dòng tiền dồi dào trên thị trường chứng khoán cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy giá cổ phiếu nhóm này tăng mạnh mẽ. Nhưng sự hưng phấn của dòng tiền cũng có nhược điểm là có tính đầu cơ cao hơn, chưa có sự tìm hiểu kỹ lưỡng về DN mà mua theo “phím hàng”, bởi vậy không hiểu rõ tính chất của DN, chẳng hạn DN có quỹ đất lớn nhưng pháp lý chưa ổn khiến dự án kéo dài cả thập kỷ, hay DN có quỹ đất nhưng chưa chắc có năng lực triển khai, bán hàng,… nên cũng chưa chắc đã có thể biến “đất” thành “vàng”. Vì vậy, nhiều nhà đầu tư đang có những “trả giá” chưa đúng ở nhiều cổ phiếu.

Chẳng hạn với QCG, có lợi thế quỹ đất, nhưng nhiều dự án lại chưa “thông thoáng pháp lý”, điển hình là chiếm tỷ trọng lớn nhất ở các dự án tại Phước Kiển, Nhà Bè (gồm dự án 91,6 ha và dự án 32ha) đã kéo dài nhiều năm, sức khoẻ tài chính của QCG ngày càng giảm sút… nhưng cổ phiếu vẫn có những đà tăng phi mã

Trái ngược lại, nhiều doanh nghiệp bất động sản niêm yết, có quỹ đất lớn nhưng bị định giá thấp. Thông thường, để định giá giá trị của cổ phiếu bất động sản, phương pháp RNAV để đánh giá lại các tài sản công ty đang nắm giữ được sử dụng thường xuyên. Như vậy, với phương pháp trên, doanh nghiệp càng có quỹ đất lớn thì giá cổ phiếu sẽ càng cao, ngược lại, công ty nào càng có ít quỹ đất thì giá trị vốn hóa càng thấp.

Ví dụ như DXG, với thị giá 31.000 đồng/cp, là hấp dẫn so với mặt bằng chung trên thị trường. Mới đây, trong buổi gặp gỡ các chuyên viên phân tích, quỹ đầu tư và nhà đầu tư của DXG, khi được hỏi về vấn đề vốn hoá công ty, lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết, năm 2022 kỳ vọng, giá trị thực của DXG sẽ được phản ánh đúng đắn hơn vào thị giá cổ phiếu, hướng đến vốn hoá ít nhất ngưỡng 2 tỷ USD.

Ánh Dương – Theo Nhịp sống kinh tế

8 Tháng Mười Hai, 2021 / by / in ,