Thêm kết quả...

hóa chất công nghiệp

Hóa chất công nghiệp hướng đến hiện đại, tuần hoàn

Những năm gần đây, ngành hóa chất công nghiệp trên địa bàn tỉnh thu hút được nhiều dự án quy mô lớn, hiện đại, an toàn theo hướng hóa học xanh và kinh tế tuần hoàn.

Nhà máy sản xuất hóa chất của Công ty TNHH hóa chất Hyosung Vina 

Nhiều dự án quy mô lớn

Cuối năm 2021, Công ty TNHH Hóa chất Hyosung Vina (TX. Phú Mỹ) đã khánh thành và đưa vào hoạt động dự án Nhà máy sản xuất Polypropylene (PP) và kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG). Đến nay, dự án đã sản xuất Polypropylene, Ethylene, Propylene… từ nguyên liệu đầu vào là khí hóa lỏng và kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng với sức chứa 240 ngàn tấn.

Ông Choi Young Gyo, Tổng Giám đốc Công ty cho biết, đây là sản phẩm hóa chất được sử dụng làm nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm ứng dụng đa dạng vào các lĩnh vực như: dệt may, film, dụng cụ y tế và vật liệu đóng gói bao bì. Polypropylene (PP) là vật liệu thân thiện với môi trường, được Tổ chức Hòa bình Xanh (Greenpeace) phân loại là một tài nguyên của tương lai, có thể tái sử dụng.

Trong khi đó, dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam cũng đã hoàn thành hơn 95% tiến độ. Đây là dự án có tổng vốn đầu tư 5,4 tỷ USD, được thiết kế để sản xuất đa dạng các sản phẩm hóa dầu, bao gồm những sản phẩm là nguyên liệu cần thiết cho ngành nhựa như polyetylen, polypropylen và các sản phẩm khác với công suất hơn 2,3 triệu tấn/năm. Các sản phẩm của tổ hợp này là nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác như bao bì, tơ sợi, ô tô, điện tử.

Tổ hợp Hóa dầu miền Nam là tổ hợp hóa dầu tích hợp đầu tiên tại Việt Nam có công suất sản xuất olefin đạt 1,6 triệu tấn/năm, góp phần thay thế và giảm dần việc nhập khẩu các sản phẩm hóa dầu, cung cấp nguồn nguyên nhiên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp sản xuất nội địa.

Theo Sở Công thương, đây là 2 dự án lớn, tạo sức lan tỏa tới sự phát triển của ngành công nghiệp hóa dầu, ngành công nghiệp nhựa và các ngành công nghiệp hạ nguồn khác.

Ưu tiên dự án thân thiện môi trường

Bà Rịa-Vũng Tàu là địa phương có nhiều lợi thế để phát triển ngành hóa chất công nghiệp. Đây cũng là ngành đóng góp quan trọng vào tăng trưởng công nghiệp chế biến chế tạo trong 10 năm qua, chỉ xếp sau 2 ngành chế biến nông lâm thủy sản và luyện kim. Công nghiệp sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất là ngành có hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư sôi nổi nhất trong cụm ngành hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 21 dự án FDI và liên doanh với tổng vốn đầu tư đăng ký 646,5 triệu USD thuộc lĩnh vực hóa chất công nghiệp đã đi vào hoạt động. Ngoài ra còn có 9 dự án vốn trong nước với 13.273 tỷ đồng. Các DN hoạt động trong hầu hết các phân ngành cấp dưới thuộc ngành sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất, như khí công nghiệp, khí y tế, chất nhuộm và chất màu, hóa chất vô cơ, hóa chất hữu cơ, phân bón, nhựa nguyên sinh (hạt).

Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở Công thương cho biết, quan điểm về đầu tư của tỉnh định hướng phát triển ngành hóa chất công nghiệp theo hướng thân thiện với môi trường, sử dụng công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao, không thâm dụng lao động. Việc thu hút các dự án hóa chất phải tuân theo quy định của pháp luật, cũng như quy chế, quy định của địa phương. DN lĩnh vực hóa chất công nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu tập trung trong các KCN, có hệ thống xử lý nước thải theo quy định. Đặc biệt, tỉnh đang hình thành các KCN hóa chất chuyên sâu, các tổ hợp công nghiệp hóa chất với quy mô lớn hiện đại, an toàn theo hướng hóa học xanh và kinh tế tuần hoàn.

“Định hướng của tỉnh là phát triển KCN hóa chất tập trung và trung tâm logistics về hóa chất tại các địa điểm xa dân cư, gần cảng nước sâu, thuận tiện kết nối giao thông đường bộ. Đồng thời, bảo đảm an toàn môi trường, nguồn nước, thu hút các dự án sản xuất và sử dụng hóa chất để sản xuất trong các lĩnh vực khác…”, ông Nguyễn Văn Đồng thông tin thêm.

 

7 Tháng Năm, 2024 / by / in ,
Cửa sáng cho lợi nhuận ngành hóa chất công nghiệp, phân bón

2024 sẽ là năm các doanh nghiệp ngành phân bón, hóa chất công nghiệp có sự bứt phá mạnh trong doanh thu và lợi nhuận.

Phân bón bước vào chu kỳ mới

Theo nhận định của nhiều CTCK, đến hết quý I/2024, sự phục hồi và tăng trưởng đối với ngành phân bón, hóa chất tại Việt Nam cơ bản đã đúng như các dự báo. Theo đó, hiện nay những căng thẳng ở khu vực Biển Đỏ, sự cố gián đoạn đường ống dẫn khí amoniac tại sân băng Bethpage và việc Nga, Trung Quốc hạn chế xuất khẩu phân bón đã khiến giá phân bón tăng liên tục.

Các chuyên gia tại CTCK Mirae Asset cho rằng, 2024 sẽ là năm các doanh nghiệp ngành phân bón, hóa chất công nghiệp có sự bứt phá mạnh trong doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể, giá phân urê đã tăng trưởng 11% trong quý I vừa qua có thể tiếp tục tăng trong các tháng tới, do tác động từ việc hạn chế nguồn cung của Nga và Trung Quốc.

Việc này sẽ khiến các doanh nghiệp lớn ngành phân đạm như Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP (DPM), CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM) tăng trưởng mạnh cả về doanh thu và lợi nhuận (Mirae Asset dự báo doanh thu năm 2024 của DPM sẽ tăng 24%, lợi nhuận sau thuế tăng 169%, DCM doanh thu tăng 24% và lợi nhuận sau thuế tăng 111% so với 2023). Các doanh nghiệp xuất khẩu phân bón số lượng lớn khác, cũng sẽ hưởng lợi lớn do mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với phân bón DAP, NPK đã giảm xuống 0% từ 15/7/2023.

Theo nhận định của giới phân tích, yếu tố giá thành và giá bán các loại phân bón hiện nay ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả kinh doanh của các nhóm doanh nghiệp ngành này. Vì thế các biến động về giá phân bón thế giới, nguồn cung nguyên liệu và các điều chỉnh trong chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu sẽ tác động mạnh đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Trong năm nay, các CTCK nhận định rằng cổ phiếu và định giá các doanh nghiệp ngành phân bón, hóa chất sẽ được hậu thuẫn mạnh mẽ bởi lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp tăng cao đột biến. Theo lịch trình họp của Quốc hội, việc sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) sẽ được thảo luận tại cuộc họp thứ 7 vào tháng 5/2024 và có thể được bỏ phiếu thông qua tại cuộc họp thứ 8 vào tháng 10/2024.

Nếu Luật này được thông qua, thì mặt hàng phân bón được phân vào nhóm chịu thuế GTGT 5%. Đồng nghĩa rằng các doanh nghiệp sẽ được áp dụng hoàn 7-10% thuế đầu vào. Đây là động lực tăng trưởng đáng kể cho các doanh nghiệp phân bón lớn.

Trứng vàng ở “cửa ngách” hóa chất

Không chỉ có nhiều động lực tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ở mảng sản xuất, xuất khẩu phân bón, với một số tập đoàn lớn ngành hóa chất công nghiệp, phân bón như Vinachem, Tập đoàn Hóa chất Đức Giang, trong năm nay, việc đầu tư vào sản xuất nguyên liệu cho ngành công nghiệp bán dẫn cũng đang được kỳ vọng là mảng kinh doanh có nhiều hứa hẹn.

Về phía Vinachem, trong năm nay tập đoàn này tập trung khá mạnh nguồn lực cho sản xuất một số nguyên liệu như acid phosphoric cho ngành bán dẫn, hydro xanh hoặc các hóa chất cơ bản phục vụ cho các ngành công nghiệp khác. Tập đoàn này cũng tái khởi động dự án muối mỏ kali tại Lào nhằm phát triển sản xuất các hóa chất nguyên liệu cho ngành điện tử, xe điện.

Đối với Tập đoàn Hóa chất Đức Giang, theo giới phân tích, hiện phốt pho vàng (nguyên liệu quan trọng trong việc sản xuất ra acid photphoric dùng trong sản xuất vi mạch điện tử, chất bán dẫn và màn hình LCD) đang là sản phẩm chủ lực khiến doanh thu của doanh nghiệp này tăng trưởng mạnh và sẽ tiếp tục là chìa khóa nắm giữ 50% doanh thu xuất khẩu của tập đoàn này trong các năm sắp tới.

VCBS nhận định, trong năm nay, giúp giá phốt pho vàng tăng cao. Các thị trường nhập khẩu lớn trên thế giới Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ gia tăng nhập khẩu để phát triển pin LFP và sản xuất chất bán dẫn cho các thiết bị 5G. Vì thế các doanh nghiệp đầu tư mạnh loại hóa chất này tại Việt Nam như Tập đoàn Hóa chất Đức Giang, CTCP Phốt pho Apatit Việt Nam (PAT) và CTCP DAP – Vinachem (DDV) sẽ là những doanh nghiệp hưởng lợi lớn với mức dự báo lợi nhuận ròng tăng trưởng 25-30% so với năm trước.

Với những diễn biến như kể trên, VCBS nhận định, trong các quý còn lại của năm 2024, nhóm cổ phiếu các doanh nghiệp ngành phân bón, hóa chất công nghiệp sẽ được giới phân tích khuyến nghị mua và nắm giữ. Trong đó, nhóm các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu phân bón, hóa chất chiếm thị phần lớn các loại phân ure, NPK, DAP như DPM, DCM, BFC, LAS… có nhiều kỳ vọng tăng trưởng mức định giá cao hơn mức P/E giai đoạn 2021-2022 là 6x nhờ lợi nhuận tăng mạnh.

Trong dài hạn, việc ngành nông nghiệp Việt Nam chuyển hóa nhanh từ sử dụng phân bón vô cơ nguồn gốc hóa học sang hữu cơ (dự kiến đạt 25% vào năm 2025) sẽ là động lực giúp các doanh nghiệp phân bón triển khai các chiến lược giảm phát thải khí carbon, đầu tư thương mại tín chỉ carbon. Từ đó duy trì đà tăng trưởng lợi nhuận, đồng thời hỗ trợ tăng giá cổ phiếu và mức định giá doanh nghiệp trên thị trường vốn.

Nguồn: thoibaonganhang
2 Tháng Năm, 2024 / by / in ,
Phát triển ngành hóa chất công nghiệp của Việt Nam xứng tầm

Hóa chất công nghiệp được xác định là một trong những ngành công nghiệp nền tảng, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc tháo gỡ khó khăn để công nghiệp hóa chất rộng đường phát triển cần tiếp tục nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng.

Động lực quan trọng của nền kinh tế cả nước

Theo Cục Hóa chất (Bộ Công thương), hiện nay tổng sản lượng hoá chất công nghiệp Việt Nam hàng năm chiếm khoảng 10-11% tổng giá trị GDP ngành công nghiệp.

Hóa chất công nghiệp cũng là ngành đem lại sản phẩm xuất khẩu có giá trị tỷ đô cho thương mại Việt Nam. Giá trị xuất khẩu hóa chất hiện đứng thứ 12 trong tổng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hóa chất tăng lên 23,1%, đạt 3,09 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm hóa chất đạt gần 2,51 tỷ USD, tăng 26,7%.

Các thị trường chủ yếu nhập khẩu hóa chất của Việt Nam là: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc; trong đó kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 664,24 triệu USD, đứng thứ 2 và 3 lần lượt là Ấn Độ, Nhật Bản với 585,8 triệu USD và 573,4 triệu USD.

Theo các chuyên gia dự báo, ngành công nghiệp hóa chất từ nay đến năm 2030 sẽ phát triển với tốc độ từ 10-11% và chiếm tỷ trọng từ 4-5% trong nền công nghiệp Việt Nam.

Ngành công nghiệp hóa chất từ nay đến năm 2030 sẽ phát triển với tốc độ từ 10-11%.

Phát triển hóa chất công nghiệp là động lực phát triển nhanh và bền vững cho không chỉ ngành hóa chất mà còn cho nhiều ngành công nghiệp khác. Trong Chiến lược phát triển công nghiệp hóa chất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 theo Quyết định số 726/QĐ-TTg ngày 16/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định phát triển công nghiệp hóa chất Việt Nam theo hướng là một ngành công nghiệp nền tảng, hiện đại với cơ cấu ngành tương đối hoàn chỉnh gồm 10 phân ngành: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa dược, hóa dầu, hóa chất cơ bản (gồm cả tiền chất thuốc nổ và vật liệu nổ công nghiệp), các sản phẩm cao su, điện hóa, chất tẩy rửa, sơn – mực in, khí công nghiệp.

Còn nhiều “lực cản” trong phát triển

Hiện nay, các doanh nghiệp hóa chất trong nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là nhu cầu hóa chất trên thế giới giảm khiến đơn hàng sụt giảm, xuất khẩu chững lại, phải hạ giá bán trong khi chi phí sản xuất lại tăng mạnh. Các thị trường hóa chất xuất khẩu như Trung Quốc, Mỹ được dự báo sẽ giảm hơn nữa cho tới cuối năm nay, gây ra tác động không tốt đến các doanh nghiệp, làm sụt giảm doanh thu và lợi nhuận.
Nhiều doanh nghiệp gặp thách thức về khả năng chi phí điện, khi mà sản xuất hóa chất là một trong những ngành tiêu tốn nhiều năng lượng nhất, chi phí điện năng có thể chiếm tới 20-30% tổng chi phí sản xuất các loại hóa chất cơ bản. Việc nhập khẩu nguyên liệu hoá chất với mức giá cao cũng là khó khăn lớn.

Hiện nay, tình hình thu hút, triển khai nhiều dự án hóa chất còn chậm.

Đặc thù của ngành hóa chất công nghiệp thường là các dự án công nghiệp với mức đầu tư lớn, sử dụng đông lực lượng lao động, thời gian hoạt động kéo dài, đồng thời có nguy cơ phát thải hóa chất ảnh hưởng đến sức khỏe con người, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường hoặc phát thải các chất gây biến đổi khí hậu. Chi phí đầu tư và chi phí bảo vệ môi trường lớn là trở ngại cho doanh nghiệp.

Cùng với đó, tình hình thu hút, triển khai nhiều dự án hóa chất còn chậm, nhiều dự án trong quy hoạch phát triển ngành hóa chất chưa được triển khai. Sản phẩm thuộc ngành công nghiệp hoá chất hiện nay chỉ tập trung chủ yếu vào các sản phẩm truyền thống cho nhu cầu thị trường nội địa.

Luật Hóa chất được ban hành vào tháng 11/2007, sau 15 năm thi hành đã bộc lộ những bất cập, vướng mắc, không còn phù hợp với tình hình thực tế đang khiến nhiều doanh nghiệp ngại đầu tư vào lĩnh vực này.

Đảm bảo tăng trưởng bền vững

Mới đây, Bộ Công thương đã đề xuất việc xây dựng Luật Hóa chất sửa đổi thay thế Luật Hóa chất năm 2007. Chính phủ cơ bản thống nhất với 4 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật, bao gồm: Phát triển bền vững ngành công nghiệp hóa chất thành ngành công nghiệp nền tảng, hiện đại; Quản lý hóa chất đồng bộ trong toàn bộ vòng đời; Quản lý hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm; Nâng cao hiệu quả bảo đảm an toàn hóa chất.
Việc sửa đổi Luật Hóa chất nhằm thể chế hóa các đường lối, chủ trương của Đảng trong lĩnh vực này, phù hợp với bối cảnh trong nước cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam đang tham gia, từ đó gỡ bỏ những vướng mắc của các doanh nghiệp hóa chất hiện nay. Đây cũng là kỳ vọng của nhiều doanh nghiệp để có thể phát triển ngành công nghiệp hóa chất xứng tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Bên cạnh đó, cần phải có các khu công nghiệp tập trung. Đây chính là điều Việt Nam còn chưa thực hiện được. Lý giải cho điều này, các chuyên gia cho rằng, bên cạnh vấn đề thiếu quỹ đất, nhiều địa phương còn lo ngại, tâm lý với 2 từ “hóa chất” do quan niệm hóa chất là ngành độc hại, có tác động xấu đến môi trường nên không rộng cửa chào đón doanh nghiệp.

Vấn đề đặt ra đối với phát triển ngành hóa chất công nghiệp hiện nay là phải tăng cường công tác quản lý ngành nhằm đảm bảo tăng trưởng bền vững gắn liền với không hủy hoại môi trường. Nhà nước cần tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, khuyến khích tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và phát triển các dự án hóa chất. Ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật các vùng chiến lược phát triển công nghiệp hóa chất (mặt bằng, cảng, đường giao thông, hệ thống phụ trợ,…).

Nguồn: ctvietnam

26 Tháng Tư, 2024 / by / in ,
công nghiệp hóa chất trở thành ngành công nghiệp nền tảng?

Công nghiệp Hóa chất được xác định là một trong những ngành công nghiệp nền tảng, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, phát triển ngành này đang bộc lộ nhiều khó khăn, thách thức, trở thành điểm nghẽn trong tăng trưởng chung của khu vực công nghiệp. Chính vì vậy, tháo gỡ khó khăn để công nghiệp Hóa chất rộng đường phát triển đang nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng.

Công nghiệp Hóa chất là ngành kinh tế có tính chất nền tảng, sản phẩm của ngành là nguyên liệu đầu vào cho một số ngành kinh tế có tốc độ phát triển cao như: Dệt may, da giày, gỗ, sản phẩm từ gỗ, thiết bị linh kiện điện tử, ôtô, xây dựng, thủy, hải sản. Từ đó có thể khẳng định vai trò quan trọng của ngành công nghiệp Hóa chất trong tổng thể nền kinh tế quốc dân.

Theo Cục Hóa chất (Bộ Công Thương), hiện nay tổng sản lượng công nghiệp hoá chất Việt Nam hàng năm chiếm khoảng 10-11% tổng giá trị GDP ngành công nghiệp, theo tính toán, sau khi các dự án đang triển khai hoàn thành và hoạt động ổn định, giá trị tổng sản lượng ngành công nghiệp hóa chất chiếm tỷ trọng từ 13-14% toàn ngành công nghiệp. Ngoài ra, số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, ngành công nghiệp Hóa chất vẫn đang duy trì tốt sự tăng trưởng bằng những điểm sáng trong cả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành Hóa chất tăng 3,7% so với năm 2021. 7 tháng đầu năm 2023, chỉ số sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất của ngành ghi nhận mức tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh có mức tăng cao nhất với 7,6%.

Cần sớm tháo gỡ khó khăn để ngành Hóa chất phát triển

Bên cạnh đó, công nghiệp Hóa chất cũng là ngành đem lại sản phẩm xuất khẩu có giá trị tỷ đô cho thương mại Việt Nam. Giá trị xuất khẩu hóa chất hiện đứng thứ 12 trong tổng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu ngành hàng hóa chất đạt trị giá 2,51 tỷ USD, tăng 43,5% so với năm 2020; xuất khẩu các sản phẩm hóa chất đạt 1,98 tỷ USD, tăng 33,7%. Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hóa chất tăng lên 23,1%, đạt 3,09 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm hóa chất đạt gần 2,51 tỷ USD, tăng 26,7%. Các thị trường chủ yếu nhập khẩu hóa chất của Việt Nam là: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc; trong đó kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 664,24 triệu USD, đứng thứ 2 và 3 lần lượt là Ấn Độ, Nhật Bản với 585,8 triệu USD và 573,4 triệu USD.Theo các chuyên gia dự báo, ngành công nghiệp Hóa chất từ nay đến năm 2030 sẽ phát triển với tốc độ từ 10-11% và chiếm tỷ trọng từ 4-5% trong nền công nghiệp Việt Nam. Phát triển công nghiệp hóa chất là động lực phát triển nhanh và bền vững cho không chỉ ngành hóa chất mà còn cho nhiều ngành công nghiệp khác. Đây cũng là kỳ vọng được đặt ra trong Chiến lược phát triển công nghiệp Hóa chất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 theo Quyết định số 726/QĐ-TTg ngày 16/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Định hướng chung của Chiến lược là: Phát triển công nghiệp Hóa chất Việt Nam theo hướng là một ngành công nghiệp nền tảng, hiện đại với cơ cấu ngành tương đối hoàn chỉnh gồm 10 phân ngành: Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa dược, hóa dầu, hóa chất cơ bản (gồm cả tiền chất thuốc nổ và vật liệu nổ công nghiệp), các sản phẩm cao su, điện hóa, chất tẩy rửa, sơn – mực in, khí công nghiệp. Sắp xếp lại các cơ sở sản xuất hiện có theo hướng tập trung, quy mô. Đẩy mạnh đổi mới, sắp xếp và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành hóa chất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước, khắc phục đầu tư phân tán, dàn trải, không hiệu quả. Phát triển công nghiệp Hóa chất theo hướng tập trung, phù hợp với lợi thế của từng vùng, từng địa phương, không dàn đều theo địa giới hành chính, bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh.

Tuy nhiên, bức tranh tổng thể phát triển ngành công nghiệp Hóa chất đang xuất hiện nhiều gam màu trầm, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có nhiều biến động do xung đột thương mại và chính trị như hiện nay. Các doanh nghiệp hóa chất trong nước đang phải đối mặt với nhu cầu toàn cầu suy yếu khiến đơn hàng sụt giảm, xuất khẩu chững lại, phải hạ giá bán trong khi chi phí sản xuất lại tăng mạnh. Điển hình như lạm phát và suy thoái kinh tế khiến nhu cầu hàng điện tử và chất bán dẫn đang giảm dần, dẫn đến nhu cầu về phốt pho vàng – nguyên liệu đầu vào để sản xuất chất bán dẫn giảm. Đặc biệt, nhu cầu của các thị trường hóa chất xuất khẩu của Việt Nam như Trung Quốc, Mỹ được dự báo sẽ giảm hơn nữa cho tới cuối năm nay, gây ra tác động không tốt đến các doanh nghiệp, làm sụt giảm doanh thu và lợi nhuận.

Ngoài vấn đề nhu cầu yếu đi, các doanh nghiệp hóa chất đang đối mặt thách thức về khả năng chi phí điện sẽ cao hơn trong năm 2023, khi mà sản xuất hóa chất là một trong những ngành tiêu tốn nhiều năng lượng nhất, chi phí điện năng có thể chiếm tới 20-30% tổng chi phí sản xuất các loại hóa chất cơ bản. Hoá chất cũng được ghi nhận nằm trong nhóm các mặt hàng nguyên liệu nhập khẩu có mức kim ngạch tăng cao; 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất đạt 3,81 tỷ USD và 3,66 tỷ USD. Việc nhập khẩu nguyên liệu hoá chất với mức giá cao cũng là khó khăn lớn cho các doanh nghiệp hóa chất.

Đặc thù của ngành công nghiệp hóa chất thường là các dự án công nghiệp với mức đầu tư lớn, sử dụng đông lực lượng lao động, thời gian hoạt động kéo dài, đồng thời có nguy cơ phát thải hóa chất ảnh hưởng đến sức khỏe con người, có nguy gây ô nhiễm môi trường hoặc phát thải các chất gây biến đổi khí hậu. Chi phí đầu tư và chi phí bảo vệ môi trường lớn cũng là trở ngại cho doanh nghiệp.

Trong cái nhìn vĩ mô, Cục Hóa chất nhận định, tình hình thu hút, triển khai nhiều Dự án hóa chất còn chậm, nhiều dự án trong quy hoạch phát triển ngành hóa chất chưa được triển khai. Sản phẩm thuộc ngành công nghiệp hoá chất hiện nay chỉ tập trung chủ yếu vào các sản phẩm truyền thống cho nhu cầu thị trường nội địa mà chưa nắm bắt được cơ hội của các hiệp định thương mại tự do, nguyên liệu còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, không hình thành rõ nét chuỗi cung ứng giữa các sản phẩm hoá chất, chưa có nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao (như cao su kỹ thuật, hoá chất cơ bản phẩm cấp cao, các loại khí hiếm, nhựa và vật liệu cao cấp…).

Thêm vào đó, ngành Hóa chất đang thiếu hành lang pháp lý. Luật Hóa chất được ban hành vào tháng 11/2007, sau 15 năm thi hành đã bộc lộ những bất cập, vướng mắc, không còn phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể, do liên quan đến vấn đề quy hoạch, chuyển đổi công năng còn chậm trễ, chưa được triển khai đúng tiến độ, nhiều doanh nghiệp hóa chất đang ở trong thế kìm kẹp khi không thể đầu tư mở rộng nâng công suất, mở rộng quy mô, đầu tư trang thiết bị hiện đại để phát triển sản xuất, phát triển sản phẩm mới. Điều này gây ra nhiều thiệt hại và lãng phí đối với doanh nghiệp.

Theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, muốn phát triển ngành Hóa chất, cần phải có các khu công nghiệp tập trung. Đây chính là điều Việt Nam còn chưa thực hiện được. Lý giải cho điều này, các chuyên gia cho rằng, bên cạnh vấn đề thiếu quỹ đất, nhiều địa phương còn lo ngại, tâm lý với 2 từ “hóa chất” do quan niệm hóa chất là ngành độc hại, có tác động xấu đến môi trường nên không rộng cửa chào đón doanh nghiệp.

Vấn đề đặt ra đối với phát triển ngành công nghiệp hóa chất hiện nay là phải tăng cường công tác quản lý ngành nhằm đảm bảo tăng trưởng bền vững gắn liền với không hủy hoại môi trường. Để làm được điều đó, Nhà nước cần tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, khuyến khích tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và phát triển các dự án hóa chất. Ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật các vùng chiến lược phát triển công nghiệp hóa chất (mặt bằng, cảng, đường giao thông, hệ thống phụ trợ,…). Tạo mọi điều kiện nhằm huy động tối đa nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở hạ tầng dự án. Đồng thời, cần có giải pháp phát triển và hoàn thiện hệ thống đào tạo dạy nghề trong nước, ưu tiên đào tạo tại các vùng chiến lược; Có chính sách ưu tiên nhằm thu hút nguồn nhân lực quản lý vận hành dự án và vận hành công trình.

Mới đây, Bộ Công Thương đã đề xuất việc xây dựng Luật Hóa chất sửa đổi thay thế Luật Hóa chất năm 2007. Chính phủ cơ bản thống nhất với 4 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật, bao gồm: Phát triển bền vững ngành công nghiệp Hóa chất thành ngành công nghiệp nền tảng, hiện đại; Quản lý hóa chất đồng bộ trong toàn bộ vòng đời; Quản lý hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm; Nâng cao hiệu quả bảo đảm an toàn hóa chất.

Việc sửa đổi Luật Hóa chất nhằm thể chế hóa các đường lối, chủ trương của Đảng trong lĩnh vực này, phù hợp với bối cảnh trong nước cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam đang tham gia, từ đó gỡ bỏ những vướng mắc của các doanh nghiệp hóa chất hiện nay. Đây cũng là kỳ vọng của nhiều doanh nghiệp để có thể phát triển ngành công nghiệp Hóa chất Việt Nam xứng tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới./.

23 Tháng Tư, 2024 / by / in
Phát triển ngành hóa chất công nghiệp trở thành ngành công nghiệp nền tảng hiện đại

Những phát minh công nghệ hóa học đã làm thay đổi toàn bộ cuộc sống của con người và trở nên không thể thiếu. Không phải ngẫu nhiên mà sự khởi đầu của Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất trùng với sự khởi đầu của ngành công nghiệp hóa chất vào nửa cuối thế kỷ 18. Từ đó đến nay, trong mọi lĩnh vực kỹ thuật và đời sống, ở đâu cũng có thể thấy dấu ấn của Công nghiệp hóa chất, các vật liệu xây dựng: xi măng, gốm sứ, sắt thép; Năng lượng: xăng, dầu, nguồn điện hóa học, năng lượng tái tạo; Các mặt hàng tiêu dùng như sơn, nhựa, cao su, mực in, dệt nhuộm; Các sản phẩm phục vụ nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc… Ngoài ra, có rất nhiều ngành công nghiệp ứng dụng công nghệ hóa học công nghệ cao như điện tử: chế tạo vi mạch, màn hình LED, OLED, công nghệ nano; Công nghiệp thực phẩm: thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm; Công nghệ y dược: xét nghiệm, phát triển thuốc, vắc xin…

Cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đã có những bước chuyển mình đáng kể. Chủng loại, cơ cấu sản phẩm ngày càng đa dạng, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu trong nước trong một số lĩnh vực (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, săm lốp, sơn thông dụng, sản phẩm tẩy rửa) và cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp khác.

Hầu hết các dự án trong 10 năm trở lại đây như các tổ hợp hoá dầu Nghi Sơn, Long Sơn, Hyosung, khí công nghiệp Airliquid, Messer, săm lốp ô tô Brigestone, Sailoon, Kumho, các nhà máy phân bón, hoá chất thuộc PVN, Vinachem, TKV đều sử dụng công nghệ tiên tiến, tương đương với trình độ khu vực và thế giới.

Nhiều doanh nghiệp lâu năm cũng đã chú trọng tìm kiếm những giải pháp kỹ thuật, cách thức sản xuất mới và thu được những hiệu quả rõ rệt. Công ty cổ phần Sơn Nishu đã tiến hành thay thế công thức sản phẩm, đầu tư mới thiết bị, giảm thiểu các yếu tố khó phân hủy trong môi trường. Công ty cổ phần Hóa chất cơ bản Miền Nam và Công ty cổ phần Hóa chất Việt Trì đã ứng dụng công nghệ điện phân xút-clo màng trao đổi ion. Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng, Công ty cổ phần Cao su Miền Nam đã đầu tư và đưa nhà máy lốp xe tải radial và đặc biệt, tổ chức sản xuất loại lốp ô tô đặc chủng cho xe siêu tải trọng, loại sản phẩm này có giá trị sản xuất công nghiệp cao, tiềm năng khai thác ở thị trường trong nước và xuất khẩu rất lớn. Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã triển khai công trình chuyển đổi công nghệ sản xuất axit sunphuric từ tiếp xúc đơn, hấp thụ một lần sang công nghệ tiếp xúc kép, hấp thụ hai lần… Các Công ty đã khẳng định được lợi nhiều mặt khi áp dụng công nghệ mới, hiện đại, thiết bị tiên tiến, điều khiển tự động, không những hiệu quả sản xuất tăng, định mức tiêu hao nguyên liệu giảm, mà các yếu tố an toàn, bảo vệ môi trường cũng được nâng cao.

Tuy nhiên, cần thừa nhận, trong bức tranh tổng thể ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam, vẫn còn nhiều mảng màu chưa sáng. Ngành mới chủ yếu cung cấp được một số sản phẩm thông dụng, chưa sản xuất được các sản phẩm hóa chất có yêu cầu kỹ thuật cao, chưa có nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao, nhiều loại nguyên liệu và sản phẩm hóa chất còn phụ thuộc vào nhập khẩu. Còn nhiều cơ sở nhỏ lẻ, lạc hậu, chưa chú trọng đến lĩnh vực nghiên cứu khoa học, cải tiến công nghệ, sản phẩm kém tính cạnh tranh. Còn để xảy ra tình trạng ô nhiễm, mất an toàn dẫn đến tâm lý e ngại, không chào đón tại một số địa phương và cộng đồng dân cư.

Một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế – xã hội được đặt ra trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII là phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng như công nghiệp năng lượng, cơ khí chế tạo, luyện kim, hóa chất, phân bón, vật liệu. Điều này một lần nữa tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của ngành công nghiệp hóa chất trong nền kinh tế quốc dân, và sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với ngành này.

Nói tới phát triển công nghiệp hóa chất là nói đến sự kết hợp hài hòa giữa phát triển nhanh và bền vững, giữa phát triển theo hướng hiện đại và tăng trưởng xanh. Tại Dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 mà Bộ Công Thương đang trình Chính phủ, có thể thấy rõ nét những định hướng phát triển ngành theo cả chiều rộng và chiều sâu. Một mặt, xây dựng ngành công nghiệp hoá chất theo hướng hiện đại với cơ cấu tương đối hoàn chỉnh, bao gồm sản xuất tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp khác; đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu; hình thành chuỗi giá trị, tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất ngành công nghiệp Việt Nam và khu vực. Mặt khác, ứng dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, hướng tới tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn.

Hiện nay, kinh tế tuần hoàn là một xu hướng tất yếu đối với sự phát triển chung của tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế, xã hội; đặc biệt là lĩnh vực chế biến, chế tạo. Và ngành công nghiệp hóa chất chính là yếu tố không thể thiếu để thực thi một nền kinh tế tuần hoàn. Ông Lê Quốc Khánh – Chủ tịch Hội Hóa học Việt Nam cho rằng công nghiệp hóa chất đã và sẽ là ngành giao thoa của các yêu cầu về nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên không tái tạo, tăng khả năng khai thác, phát triển, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên tái tạo (kể cả chất thải) để đồng thời giải quyết những xung đột về phát triển và môi trường và xã hội trong những xu thế hiện đại và văn minh hóa ở tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Còn theo ông Patrick Haverman- Phó Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, “Bằng cách áp dụng các mô hình kinh doanh bền vững và kinh tế tuần hoàn, các doanh nghiệp có thể tạo ra giá trị theo 4 khía cạnh chính: Tạo doanh thu, nâng cao thương hiệu, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu rủi ro”.

Đây là lý do mà phát triển các tổ hợp hoá chất tập trung, trung tâm logistics về hoá chất được coi là giải pháp đột phá trong Chiến lược phát triển ngành. Các khu công nghiệp hoá chất tập trung sẽ thu hút các dự án sản xuất hóa chất và các dự án sử dụng hóa chất để sản xuất trong các lĩnh vực công nghiệp khác. Các sản phẩm và chất thải của nhà máy này trở thành nguyên liệu của nhà máy khác trong tổ hợp, giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp, đồng thời nhờ đó hình thành được mô hình kinh tế tuần hoàn, tạo ra chuỗi giá trị gia tăng trong toàn ngành. Các Khu công nghiệp hóa chất tập trung được định hướng xây dựng tại các địa điểm vị trí địa – kinh tế, chính trị thuận lợi, có lợi thế về nguồn nguyên liệu, cung cấp đầy đủ cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, dịch vụ cho người lao động, dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa…, có hệ thống quản lý, giám sát để đảm bảo các yêu cầu về an toàn, môi trường. Nhiều quốc gia phát triển tại châu Âu và tại các châu lục khác (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ…) đã rất thành công với mô hình này.

Việc hình thành các khu công nghiệp hoá chất tập trung sẽ góp phần phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, tạo động lực cho phát triển công nghiệp hóa chất, hứa hẹn đem lại diện mạo mới cho ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam về một ngành công nghiệp xanh và hiện đại. Hiện nay, bước đầu đã có 5 địa phương là Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Bà  Rịa – Vũng Tàu, Ninh Thuận và Bình Thuận rất ủng hộ, và chủ trương thu hút xây dựng các khu công nghiệp hoá chất tập trung tại địa phương. Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tham mưu, đề xuất xây dựng khung khổ pháp luật, xây dựng các chính sách hỗ trợ đủ mạnh làm tiền đề cho ngành công nghiệp hóa chất phát triển thành ngành công nghiệp nền tảng hiện đại./.

6 Tháng Tư, 2024 / by / in
Ký hiệu – biểu tượng cảnh báo hóa chất nguy hiểm

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu một số biển cảnh báo hóa chất nguy hiểm, cũng như ý nghĩa của biển cảnh báo hóa chất nguy hiểm. Ký hiệu an toàn trên nhãn hóa chất sẽ giúp khách hàng cẩn thận hơn trong việc xử lý và sử dụng. Ngoài ra, còn giúp cho bạn chú ý đến việc lưu trữ, bảo quản và vận chuyển các hóa chất nguy hiểm và độc hại. Sau đây là một số thông tin về cảnh báo hóa chất nguy hiểm và ký hiệu an toàn trên nhãn hóa chất, hãy cùng lưu lại ngay sau đây nhé bạn.

I/ Ký hiệu và biểu tượng cảnh báo nguy hiểm trong sản xuất sử dụng hóa chất

Từ thủ tục nhập khẩu, kinh doanh, buôn bán, sử dụng, vận chuyển hóa chất công nghiệp và các khâu khác, quản lý rất chặt chẽ các loại hóa chất nói chung và đặc biệt là hóa chất nguy hiểm. Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin hữu ích về cách nhận biết các chất hóa học nguy hiểm thông qua các ký hiệu cảnh báo hóa chất nguy hiểm.

Ký hiệu và biểu tượng cảnh báo nguy hiểm

Bảng dữ liệu an toàn hóa chất

Bảng Dữ liệu An toàn hóa chất là một định dạng tài liệu chứa thông tin về đặc tính của các từng hóa chất cụ thể. Nó được thiết kế để cảnh báo những người tiếp xúc hoặc sử dụng hóa chất một cách an toàn. Hoặc có biện pháp điều trị thích hợp khi nó bị ảnh hưởng (dù là ngắn hạn hay dài hạn).

Biển cảnh báo trong sản xuất

Các biển cảnh báo trong sản xuất có thể giúp người lao động tăng cường nhận thức về bản chất công việc họ đang làm. Điều này giúp họ đảm bảo rằng họ tuân thủ đúng các yêu cầu bảo vệ sức khỏe của họ.

Ví dụ như các biển cảnh báo kẹt xe, không cháy, cảnh báo chập điện, …

Biển cảnh báo an toàn hóa chất

Mục đích của biển cảnh báo an toàn hóa chất: dùng để cảnh báo cho người lao động biết các hóa chất nguy hiểm trong bồn (thùng) chứa. Khi sử dụng các loại hóa chất này gần khu vực bảo quản phải hết sức cẩn thận, tránh gây cháy.

Vị trí đặt biển báo: Đặt trên bồn chứa (bể chứa) hoặc trên lối đi vào nơi chứa đồ, nơi dễ thấy nhất.

Biển cảnh báo hóa chất nguy hiểm

Biển cảnh báo hóa chất nguy hiểm, cảnh báo chú ý các chất hóa học nguy hiểm. Chúng thường được lắp đặt trong các nhà máy, xí nghiệp, công trình xây dựng, cao ốc văn phòng, khách sạn … Giúp nhân viên giảm thiểu rủi ro trong công việc và tai nạn.

II/ Ký hiệu và biểu tượng cảnh báo nguy hiểm hóa chất độc hại trong ngành cơ khí

biểu tượng cảnh báo nguy hiểm hóa chất độc hại trong ngành cơ khí

Biểu tượng cảnh báo nguy hiểm trong vật lý

Bảng hiệu GHS01 Tên: Chất nổ

Thường sử dụng cho:

– Thuốc nổ không ổn định.

– Thuốc nổ thuộc nhóm 1.1, 1.2, 1.3 và 1.4.

– Các chất và hỗn hợp tự phản ứng, loại A, B.

– A, B peroxit hữu cơ.

Tên biển báo hiệu GHS02: Dễ cháy

Thường sử dụng cho:

– Khí dễ cháy, loại 1.

– Bình xịt dễ cháy, loại 1, 2.

– Chất lỏng dễ cháy thuộc loại 1, 2, 3 và 4.

– Chất rắn dễ cháy thuộc Nhóm 1 và 2.

– Các chất và hỗn hợp tự phản ứng, loại B, C, D, E, F.

– Chất lỏng dễ cháy thuộc vào loại 1.

– Chất rắn pyrophoric thuộc vào loại 1.

– Chất rắn dễ cháy thuộc vào loại 3.

– Chất lỏng dễ cháy thuộc vào loại 3.

– Chất tự gia nhiệt và hỗn hợp, loại 1, 2.

– Các chất và hỗn hợp phản ứng với nước tạo ra khí dễ cháy, loại 1, 2, 3.

– Các peroxit hữu cơ thuộc nhóm B, C, D, E và F.

Tên bảng hiệu GHS03: chất oxy hóa

Thường sử dụng cho:

– Khí oxy hóa, loại 1.

– Chất lỏng oxy hóa thuộc loại 1, 2 và 3.

– Chất rắn oxy hóa thuộc loại 1, 2 và 3.

Tên biển báo hiệu GHS04: khí nén

Thường sử dụng cho:

– Khí nén.

– Khí hóa lỏng.

– Khí lỏng lạnh.

– Khí hòa tan.

Kí hiệu tên GHS05: dùng cho các chất ăn mòn kim loại 1

Nếu biển báo không yêu cầu ký hiệu, hãy sử dụng chúng để:

– Thuốc nổ thuộc nhóm 1.5 và 1.6.

– Khí dễ cháy thuộc loại 2.

– Chất tự phản ứng và hỗn hợp G.

– Loại G peroxit hữu cơ.

Ký hiệu, biểu tượng cảnh báo hóa chất độc hại đến sức khỏe và thể chất

biểu tượng cảnh báo hóa chất độc hại đến sức khỏe và thể chất

Kí hiệu tên GHS06: Chất độc, dùng để ngộ độc cấp tính (tác dụng qua đường miệng, da, hô hấp), loại 1, 2, 3.

Tên bảng hiệu GHS07: Có hại, thường được dùng cho:

– Độc cấp tính (miệng, da, đường hô hấp) thuộc loại 4.

– Kích ứng da loại 2 và 3

– Kích ứng mắt thuộc loại 2A.

– Dị ứng da loại 1

– Độc tính cơ quan cụ thể sau khi tiếp xúc một lần, loại 3.

– Kích ứng đường hô hấp.

– Tác dụng của thuốc.

Nếu cũng quan sát thấy các dấu hiệu ăn mòn và nguy hiểm cho sức khỏe hoặc dị ứng đường hô hấp, vui lòng không sử dụng biểu tượng “đầu lâu xương chéo” hoặc biểu thị kích ứng da hoặc mắt.

Dấu tên GHS08: Nguy hiểm cho sức khỏe, thường được dùng cho:

– Nhạy cảm với đường hô hấp, loại 1.

– Thể đột biến ty thể, loại 1A, 1B, 2.

– Khả năng gây ung thư, loại 1A, 1B, 2.

– Độc tính sinh sản, gồm loại 1A, 1B, 2.

– Độc tính cơ quan đích sau khi phơi nhiễm một lần, loại 1, 2.

– Độc tính cơ quan đích sau khi phơi nhiễm nhiều lần, loại 1, 2.

– Nguy cơ hít phải, loại 1, 2.

– Nếu biển báo không yêu cầu ký hiệu, hãy sử dụng chúng để:

– Độc tính cấp (ảnh hưởng qua đường miệng, da, hô hấp) loại 5.

– Kích ứng mắt loại 2B.

– Độc tính trên sinh sản (thông qua tiết sữa).

Tên của dấu ăn mòn, thường được dùng cho:

– Ăn mòn da, loại 1A, 1B, 1C.

– Mối nguy hiểm nghiêm trọng về mắt thuộc loại 1.

Biểu tượng cảnh báo nguy cơ môi trường

Dấu hiệu GHS09: nguy cơ môi trường

– Khi đó bạn nên sử dụng các công thức như sau:

– Nguy hiểm trực tiếp đối với môi trường nước thuộc nhóm 1.

– Nguy hiểm đối với sinh vật dưới nước, loại 1, 2.

Ký hiệu và biểu tượng nguy hiểm trong vận chuyển

Loại 1: Chất nổ cấp 1,1 đến 1,3 (dấu hoa thị sẽ được thay thế bằng số cấp và mã tương thích)

– Phân loại 1.1: Chất, vật phẩm có nguy cơ cháy nổ lớn.

– Phân loại 1.2: Các chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không có nguy cơ nổ lớn.

– Phân loại 1.3: Các chất và vật phẩm có nguy cơ cháy nổ thấp. Nguy cơ cháy là nhỏ hoặc cả hai, nhưng không gây nổ trên diện rộng.

– Phân loại 1.4: Các chất và vật phẩm sẽ được phân loại là chất nổ, nhưng chúng sẽ không gây hại lớn

– Phân loại 1.5: Các chất rất nhạy cảm, có nguy cơ cháy nổ lớn.

– Loại 1.6: không có hình đồ cảnh báo nguy hiểm

Loại 2: Khí đốt

– Loại 2.1 là khí dễ cháy

+ Ở nhiệt độ tiêu chuẩn 20 ° C và áp suất tiêu chuẩn 101,3 kPa, khí trong hỗn hợp trộn với không khí có thể bốc cháy từ 13% trở xuống.

+ Hoặc phạm vi dễ cháy khi tiếp xúc với không khí tối thiểu là 12%, không phụ thuộc vào giới hạn cháy dưới.

– Phân loại 2.2: Khí không cháy và không độc

– Phân loại 2.3: Khí độc

Loại 3 và loại 4: chất lỏng và chất rắn dễ cháy

– Loại 3: Về ký hiệu hóa học đối với chất lỏng dễ cháy

– Phân loại 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ giải mẫn cảm.

– Phân loại 4.2: Các chất có khả năng tự cháy.

– Phân loại 4.3: Các chất tiếp xúc với nước phát ra khí dễ cháy

Như vậy, trong bài viết này chúng tôi cũng đã mang đến cho bạn các ký hiệu và biểu tượng cảnh báo hóa chất nguy hiểm. Mong rằng, những gì mà chúng tôi đã chia sẻ đến bạn sẽ là thông tin hữu ích nhất.

Nguồn: magazinesusa.com

29 Tháng Mười Một, 2021 / by / in
Các Loại Hóa Chất Dùng Trong Xử Lý Nước Thải Phổ Biến
Ô nhiễm nguồn nước là vấn đề rất đáng quan ngại hàng đầu hiện nay khi các nguồn nước thải sinh hoạt, rác thải dân cư… khiến nguồn nước sạch bị ô nhiễm trầm trọng. Vậy giải pháp sử dụng hóa chất dùng trong xử lý nước thải có đảm bảo hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1.  Tìm hiểu về hóa chất làm sạch nước

Xử lý nước thải ô nhiễm để bảo vệ nguồn nước là một trong những ưu tiên hàng đầu cần phải thực hiện để bảo vệ sức khỏe. Có rất nhiều giải pháp xử lý nước thải được áp dụng hiện nay, tuy nhiên việc sử dụng hóa chất cho xử lý nước thải luôn phát huy được hiệu quả nhanh chóng, áp dụng trên quy mô lớn.

1.1  Hóa chất xử lý nước là gì?

Hóa chất xử lý nước thải là tên gọi chung dùng để chỉ các loại hóa chất có khả năng khử sạch các chất độc hại, tạp chất có chứa trong nguồn nước thải từ các hộ gia đình hoặc nước thải nhà máy trước khi đưa ra môi trường.

Các hóa chất này sẽ phản ứng với chất độc, dầu mỡ trong nguồn nước thải để hình thành chất cặn bã lắng đọng, chất khí và nước sinh hoạt an toàn. Sau khi hoàn tất quá trình xử lý nước thải, chúng ta sẽ thu được nguồn nước an toàn, đạt chuẩn cho con người sử dụng để tưới tiêu,….

Hóa chất cho xử lý nước thải được chia làm 3 loại lớn:

  1. Hoá chất khử trùng (hoá chất làm trung hoà độ pH)
  2. Hoá chất đông tụ và chất keo tụ
  3. Hoá chất chống tạo bọt

2. Tại sao cần xử lý nước thải?

Nguồn nước không thể thiếu được trong quá trình sử dụng hàng ngày. Với nguồn tài nguyên nước đang dần cạn kiệt như hiện nay thì việc xử lý nước để đem đến nguồn nước sạch cho con người và môi trường thực sự là giải pháp được ưu tiên hàng đầu.

Bên cạnh đó, nếu nguồn nước thải từ sinh hoạt và nhà máy không được xử lý trước khi xả ra môi trường sẽ cực kỳ nguy hiểm đến sức khỏe con người khiến các bệnh về dị ứng da, ung thư da phát triển, môi trường sinh thái bị hủy diệt và hình thành nên những dòng sông chết.

Hậu quả từ việc làm ô nhiễm nguồn nước khó có thể lường hết được, Do vậy chúng ta cần phải tiến hành sử dụng hóa chất làm sạch nước công nghiệp để đảm bảo an toàn nhất có thể trước khi đổ ra ao hồ, sông, suối.

3. Các loại hóa chất dùng trong xử lý nước thải phổ biến

3.1 Hoá chất khử trùng

Hoá chất khử trùng nước là loại hoá chất dùng để tiêu diệt, ngăn chặn các vi sinh vật gây bệnh trong nước và làm giảm tác động ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Có 3 loại hoá chất sử dụng trong khử trùng là clo, clo dioxit và ozone.

Chlorine

Chlorine-xu-ly-nuoc

Chlorine (viết tắt là Clo) là một hoá chất xử lý nước được sử dụng rộng rãi nhất và hiệu quả cao bởi Chlorine là chất khử trùng chống lại các sinh vật, như là vi khuẩn hoặc virus có thể gây bệnh cho người.

Ngoài ra Clo còn có tính oxy hoá và sát khuẩn cực mạnh nên thường được sử dụng để khử trùng, làm sạch nguồn nước cấp, nước thải, bể bơi,… thậm chí cả trong lĩnh vực thuỷ hải sản, dệt nhuộm.

Clo đioxit

Clo-đioxit-xu-ly-nuoc
Clo đioxit là hoá chất xử lý nước thay thế Clo, có khả năng diệt trùng cả ở trong mô trường kiếm (Clo thì không). Dioxit Clo tác dụng với nước tạo các sản phẩm phụ vô hại với nguồn nước.

Ozone

Ozone-xu-ly-nuoc
Ozone là hoá chất có độ oxy hoá rất mạnh nên được sử dụng trong ngành dược phẩm, để pha chế nước uống, nước tinh khiết và khử trùng bề mặt.

3.2 Hoá chất đông tụ

Hoá chất đông tụ và keo tụ là loại hoá chất xử lý các chất ô nhiễm là ion kim loại (đặc biệt là kim loại nặng) hoặc các rắn không tan trong nước.

Hoá chất đông tụ và kéo tụ phổ biến gồm: Al2(SO4)3.18H2O, NaAlO2, Al2(OH)5Cl, Fe2(SO4)3.2H2O, FeCl3,…

Phèn nhôm Al2(SO4)3.18H2O

phen-nhom-Al2(SO4)3_18H2O

Phèn nhôm là hóa chất ở dạng keo tụ làm cho các tạp chất trong nước bị đông lại thành các hạt cát lớn và lắng xuống đáy dễ dàng hơn.

Với giá thành rẻ, ít độc và có sẵn trên thị trường nên phèn nhôm là hoá chất được sử dụng rộng rãi trong xử lý nước công nghiệp.

Nhôm Natri Dioxide NaAlO2

Natri Dioxide NaAlO2

Trong việc xử lý nước thải công nghiệp, Nhôm Natri Dioxide NaAlO2 được dùng như là chất thêm vào trong hệ thống làm giảm độ cứng của nước, là chất đông tụ để lắng đọng những tạp chất lơ lửng trên nước và để loại bỏ silica và các hợp chất phosphat hoà tan.

Phèn sắt Fe2(SO4)3.2H2O

keo-tu-tao-bong-Fe2(SO4)3_2H2O
Trong việc làm keo tụ các chất lơ lửng của nước thì muối phèn sắt có ưu điểm so với muối phèn nhôm như: tác dụng tốt hơn ở nhiệt độ thấp, khoảng pH tác dụng rộng hơn, kích thước và độ bền của bông keo to hơn, đặc biệt có thể khử được mùi khi có H2S.

PAC

pac-xu-ly-nuoc-thai

PAC là viết tắt của từ Poly Aluminium Chloride là một loại hóa chất cho xử lý nước thải ở dạng keo tụ hỗ trợ lắng các tạp chất lơ lửng, loại bỏ chất hữu cơ, vi khuẩn, virus có trong nước trong quá trình xử lý nước cấp, nước thải từ đường, bãi đậu xe, nhà, khu công nghiệp, nước nuôi trồng thủy sản, …

PAC vì có khả năng loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan cùng kim loại nặng tốt hơn phèn nhôm Al2(SO4)3.18H2O nên xử lý nước bằng PAC mang lại nguồn nước sạch có chất lượng cao hơn nên PAC được các nước phát triển sử dụng trong các nhà máy cấp nước sinh hoạt  sử dụng hàng ngày cho các hộ gia đình.

Polymer

Polymer

Chất trợ lắng Polymer sẽ làm tăng khả năng keo tụ tạo bông của nước thải, các bông bùn, chất lơ lửng sẽ to hơn vì vậy lắng tốt hơn và đem lại hiệu quả xử lý tốt hơn. Cụ thể chỉ với một l­ượng rất nhỏ polymer (vài phần triệu) nư­ớc đục đã trở nên trong và chỉ cần vài trăm gam polymer đã làm khô một tấn bùn.

Vì vậy mà hoá chất trợ lắng Polymer được sử dụng rộng rãi trong ngành xử lý nước thải và nước cấp.

3.3 Xử lý nước thải bằng chất chống tạo bọt

Antifoam

Antifoam-chat-pha-bot

Antifoam là chất phá bọt gốc Silicone có hoạt lực mạnh giúp loại bỏ bọt sinh ra trong quá trình xử lý nước thải một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Antifoam là chất bột mịn cực kỳ an toàn, thân thiện với môi trường không gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh cũng như sức khoẻ người dùng.

Defoamer DP 860

Defoamer DP-860 có nguồn gốc từ hệ nước nhũ tương PolyDimethyl Siloxanes thế hệ mới với nhiều ưu điểm vượt trội như ít tạo váng, chịu được pH cao, thời gian tác dụng kéo dài,…
Vì thế, Defoamer DP-860 được ứng dụng cực kỳ hiệu quả trong xử lý nước thải nhà máy, công nghiệp.

Nguồn: pvchem
29 Tháng Mười Một, 2021 / by / in
6 Vai trò của Hóa Chất đối với cuộc sống

Hóa chất đã xuất hiện từ nhiều thế kỷ trước cho đến bây giờ. Từ thực phẩm, quần áo, thuốc con người sử dụng đến nhiều thứ khác. Hóa chất có một vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người. Vì vậy, ngành công nghiệp hóa chất luôn không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

Giới thiệu về Hóa Học

Hóa Học là gì?

Hóa học là một khoa học liên quan đến cuộc sống của con người hoặc các hiện tượng tự nhiên. Hóa học được bắt đầu từ các nhu yếu phẩm cơ bản của con người. Như thực phẩm, vải vóc, nhiên liệu, thuốc men, vật liệu xây dựng, vật liệu điện tử, mỹ phẩm và nhiều thứ khác. Điều làm cho hóa chất khác biệt với khoa học khác là chuyên môn tập trung vào cấu trúc, sự hình thành, đặc tính, sự thay đổi vật liệu và năng lượng làm thay đổi vật liệu.

Trong cuộc sống, những gì con người có thể nếm, cảm nhận và chạm vào được là các chất của hóa chất. Các quá trình trao đổi của vạn vật trên trái đất đều do sự tham gia của hóa chất. Ngay cả trong cơ thể con người cũng có hàng ngàn loại hóa chất khác nhau. Thật tuyệt vời phải không? Chỉ bằng cách tìm hiểu khoa học hóa học, có thể tìm thấy nhiều điều thú vị liên quan đến cuộc sống.

Vai trò của Hóa Học?

Hóa học cũng có vai trò quan trọng trong khoa học và kiến ​​thức. Hóa học có thể là một nền tảng để nghiên cứu các ngành khoa học khác. Đầu tiên phải hiểu chất nguyên tử trong hóa học trước khi nghiên cứu từ trường trong vật lý. Chúng ta không thể học sinh học với sự hiểu biết về quang hợp khi không hiểu về các yếu tố liên quan.

Hầu hết nhiều người nghĩ rằng hóa chất chỉ tồn tại trong phòng thí nghiệm. Không hề biết rằng hóa chất có thể tồn tại trong cuộc sống hàng ngày. Hầu hết các nhà khoa học tin rằng mọi thứ trên thế giới này là hóa học. Dưới đây là những công dụng của hóa chất trong cuộc sống hàng ngày và tầm quan trọng của hóa học trong môi trường.

Vai trò của Hóa Chất Công Nghiệp

Lĩnh vực nông nghiệp

Trong lĩnh vực này, hóa chất được sản xuất phục vụ cho nhu cầu của đối tượng cụ thể. Đó là những người nông dân hoặc một số sử dụng trong vườn ngay tại gia đình. Hóa chất công nghiệp sử dụng dưới dạng các sản phẩm bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón. Con người sử dụng các chất hóa học này cho cây trồng để có thể đạt được kết quả tốt nhất vào ngày thu hoạch. Có thể phân loại các sản phẩm bảo vệ thực vật được sử dụng như sau:

  • Thuốc trừ sâu: Sử dụng để diệt côn trùng như; châu chấu, sâu bướm, bọ,…
  • Thuốc diệt nấm: Sử dụng để diệt trừ và ngăn chặn sự phát triển của nấm
  • Thuốc diệt vi khuẩn: Sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn và virus trên cây
  • Thuốc diệt chuột: Sử dụng để chống lại tất cả các loài động vật gặm nhấm như chuột nhắt, chuột đồng,…
  • Thuốc diệt cỏ: Sử dụng để tiêu diệt tất cả các loại thực vật không mong muốn xung quanh cây trồng như bụi cây, cỏ dại,…

Vì vậy, vai trò của hóa chất công nghiệp đối với lĩnh vực nông nghiệp vô cùng quan trọng.

Lĩnh vực y học

Hóa chất có thể giúp bác sĩ chẩn đoán nhiều phản ứng hóa học trên bệnh nhân như trong quá trình tiêu hóa, hô hấp, bài tiết,… Hóa chất công nghiệp cũng có vai trò thiết yếu trong việc sản xuất và phát triển các loại thuốc. Các lại thuốc này được sản xuất dựa trên nghiên cứu về các phản ứng hóa học đối với các bệnh, đây được gọi là hóa dược.

Hóa học dược phẩm được tìm thấy trong nhiều khía cạnh trong lĩnh vực y học. Kiến ​​thức khoa học được sử dụng để nghiên cứu nhiều trường hợp về mặt y học. Chẳng hạn trong xét nghiệm sử dụng khoa học hóa học, máy phân tích máu, quá trình lọc máu, tạo chất khử trùng. Đặc biệt chế tạo vật liệu tổng hợp để thay thế xương và răng.

Phân tích hóa học tại phòng thí nghiệm bệnh viện sử dụng các hóa chất kiểm tra nhiễm trùng trong mẫu máu. Virus HIV có thể được kiểm tra bằng cách sử dụng các chất hóa học cụ thể. Tất cả đều sử dụng các chất hóa học hoặc phản ứng liên quan.

Lĩnh vực công nghiệp

Hóa chất tồn tại trong tất cả các ngành công nghiệp trong nhiều thập kỷ. Hóa chất là một trong những yếu tố quan trọng có trong các sản phẩm mà con người sử dụng. Hầu như mọi sản phẩm mà nhà máy tạo ra từ phản ứng hóa học, các hóa chất hoặc vật liệu hóa học.

Các phản ứng hóa học luôn xảy ra trong quá trình sản xuất sản phẩm tại các hệ thống nhà máy. Các sản phẩm này được đưa đi cung cấp cho nhu cầu của con người. Chẳng hạn như sản xuất xi măng, sơn, các sản phẩm gia dụng, tẩy rửa và làm sạch,…

Lĩnh vực địa chất

Các nghiên cứu khoa học địa chất về nghiên cứu đá (khoáng sản), khai thác khí và dầu. Quá trình xác định các yếu tố khoáng sản và giai đoạn đầu tiên để khám phá sử dụng cơ bản của khoa học hóa học. Tất cả đều cần tới hóa chất tham gia.

Lợi ích của hóa chất trong lĩnh vực này là giúp đỡ và hiểu về nghiên cứu tìm kiếm khoáng sản, đá và những thứ tự nhiên để tìm kiếm vị trí có thể khám phá sau này. Do đó, có nhiều tầm quan trọng của hóa chất trong môi trường đối với các lĩnh vực địa chất.

Lĩnh vực nghiên cứu

Các nhà khảo cổ học sử dụng các phản ứng hóa học để đo tuổi hóa thạch bằng carbon đồng vị phóng xạ 14. Họ sử dụng hóa chất này vì hóa chất này có thể làm sạch và loại bỏ bụi bẩn mà không làm hỏng hóa thạch. Trong phòng thí nghiệm, hóa chất được các nhà khoa học sử dụng cho nhiều mục đích nghiên cứu. Bên cạnh đó cũng có nhiều ứng dụng của hóa chất cho các lĩnh vực nghiên cứ.

Sản phẩm gia dụng

Phản ứng hóa học tồn tại trong các hoạt động sinh hoạt của con người. Xà phòng và chất tẩy rửa có chứa các hóa chất thành phần. Xà phòng nhũ hóa bụi bẩn làm các vết bẩn liên kết với xà phòng. Sau đó các vết bẩn này có thể được rửa sạch bằng nước. Cũng có các sản phẩm chứa thành phần là chất hóa học có thể loại bỏ vi khuẩn. Khi sử dụng các sản phẩm tẩy rửa, các hóa chất có chức năng như chất hoạt động bề mặt. Các hóa chất giúp cô lập dầu mỡ và các vết bẩn này dễ làm sạch hơn.

Nguồn: Hoachatcongnghiep.org.vn

26 Tháng Mười Một, 2021 / by / in
3 cách xử lý hóa chất công nghiệp phổ biến nhất

Nhiều sản phẩm gia dụng và các hóa chất khác tạo ra các điều kiện nguy hiểm cho con người và môi trường. Chính vì lý do đó mà đòi hỏi cần có cách xử lý để đảm bảo an toàn và xử lý đúng cách các hóa chất công nghiệp như vậy. Mặc dù các hóa chất sẽ luôn luôn có một số loại tác động, nhưng dù là tốt nhiều hay ít thì giảm tác động đó càng nhiều càng tốt là rất quan trọng. Với bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn 3 cách xử lý hóa chất công nghiệp được sử dụng nhiều nhất.

Xử lý hóa chất công nghiệp

Cách 1: Xác định xử lý chất thải hợp lý

Bước 1: Đọc nhãn sản phẩm

Hóa chất công nghiệp

Một số sản phẩm hóa chất đi kèm với hướng dẫn xử lý ngay trên nhãn và làm theo các hướng dẫn đó là đủ. Ngay cả đối với các sản phẩm không có hướng dẫn xử lý, bạn vẫn nên đọc các nhãn để bạn có thể biết các cảnh báo liên quan đến các sản phẩm đã nêu:

  • Các vật dụng như pin và bóng đèn phải được tái chế tại các trung tâm tái chế đặc biệt.
  • Không bao giờ trộn lẫn các sản phẩm làm sạch với nhau. Nếu bạn chỉ có một lượng nhỏ sản phẩm làm sạch còn lại trong mỗi chai, nhưng cũng không được phép trộn lẫn chúng với nhau. Lý do là vì các hóa chất khác nhau có thể phản ứng với nhau để tạo thành các loại chất rất nguy hiểm và các loại khí độc hại.

Bước 2: Đọc bảng dữ liệu an toàn vật liệuHóa chất công nghiệp

Ngoài nhãn sản phẩm, bạn muốn đọc MSDS cho các hóa chất công nghiệp. MSDS cung cấp cho bạn thông tin quan trọng về hóa chất như tính độc hại, phản ứng và cân nhắc xử lý của nó. Sử dụng cơ sở dữ liệu MSDS trực tuyến để tra cứu MSDS cho công thức hóa học cụ thể mà bạn muốn xử lý.

Bước 3: Kiểm tra danh sách các chất thải nguy hiểm

Cơ quan Bảo vệ môi trường (EPA) có nhiều nguồn lực để xác định xem chất thải của bạn có được coi là nguy hiểm hay không và loại xử lý đặc biệt nào là cần thiết. EPA quy định chất thải nguy hại sử dụng Đạo luật bảo tồn và khôi phục tài nguyên năm 1976: 

  • Xác định xem chất thải của bạn có độc hại không bằng cách tham khảo biểu đồ lưu lượng EPA
  • Nếu chất thải của bạn được EPA phân loại là độc hại, bạn sẽ cần liên hệ với EPA để xử lý đúng cách
  • Có thể liên lạc trực tuyến với EPA hoặc tìm kiếm văn phòng EPA tại địa phương và liên lạc trực tiếp với họ bằng điện thoại

Cách 2: Xử lý hóa chất thông thường

Sử dụng biện pháp phòng ngừa an toàn thích hợp

Hóa chất công nghiệp

Đối với bất kỳ hóa chất nào, bạn nên đeo găng tay, mặc quần áo dài tay, có kính bảo hộ và giày kín ngón chân. Điều đó sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ bị tác động bởi các hóa chất. Hóa chất thường bay hơi nên khá độc hại, vì vậy nếu bạn làm việc trong một khu vực thông gió:

  • Không bao giờ hít thở sâu và hít khói hóa chất, đặc biệt nếu bạn không chắc chắn về hóa chất là gì
  • Đọc tất cả các thông tin an toàn cho một hóa chất trước khi làm việc với nó hoặc xử lý nó
  • Nếu bạn nhận được hóa chất trên da hoặc trong mắt, ngay lập tức rửa sạch vùng bị ảnh hưởng bằng nước trong ít nhất 15 phút trước khi tìm kiếm sự chăm sóc y tế

Pha loãng thuốc tẩy và hydrogen peroxide để đổ xuống cống

Pha loãng dung dịch tẩy trắng hoặc hydrogen peroxide bằng cách thêm ít nhất 10 lần lượng nước và để dung dịch loãng trong ít nhất một giờ trước khi vứt bỏ.

Xử lý dung môi tại nơi đặc biệt

Các dung môi như sơn và véc ni phải được thải bỏ tại một trung tâm tái chế đặc biệt hoặc được thu gom bởi một công ty xử lý chất thải độc hại. Nhiều cửa hàng cải thiện nhà có trung tâm tái chế sơn là lựa chọn tốt nhất. Sơn latex có thể được xử lý ở nhà bằng cách khuấy đều cho đến khi sơn dày lên và để hỗn hợp này trong một giờ. Bạn có thể ném sơn cứng vào thùng rác.

Tái chế chất lỏng ô tô

Hóa chất công nghiệp

Các chất lỏng liên quan đến ô tô như chất chống đông, dầu động cơ và chất lỏng truyền có thể được thu gom và tái chế. Bạn nên thu lấy chất lỏng và mang nó đến một trung tâm tái chế gần đó. Sử dụng công cụ định vị tái chế để giúp bạn tìm một địa điểm gần bạn.

Xả tất cả các bình xịt

Làm điều này bằng cách lật ngược chúng và phun chúng vào một vật liệu hấp thụ, như khăn giấy, giẻ lau, hoặc miếng bọt biển. Sau đó, hãy bọc nó trong một vài tờ báo và vứt nó vào thùng rác gia đình thông thường. Ngoài ra, bạn có thể vứt bỏ các thùng chứa một phần bằng cách đưa chúng đến một trung tâm thu gom chất thải nguy hại gia đình.

Xử lý hóa chất hồ bơi

Hóa chất công nghiệp

Hầu hết các cửa hàng hồ bơi sẽ lấy hóa chất hồ bơi và vứt bỏ chúng đúng cách. Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra với hồ bơi cộng đồng và xem liệu họ có cần hóa chất không sử dụng của bạn hay không. Nếu bạn phải thải bỏ chúng trong thùng rác, hãy đảm bảo rằng các hóa chất khô, được lưu trữ trong các thùng chứa ban đầu của chúng và túi đôi để tránh nhiễm bẩn.

Gửi hóa chất công nghiệp đến một hệ thống thu gom vật liệu nguy hiểm

Nếu bạn không chắc chắn về phương pháp xử lý thích hợp cho một sản phẩm nguy hiểm tiềm ẩn, chẳng hạn như pin xe hơi, hãy tìm kiếm một dịch vụ thu gom vật liệu độc hại gần đó và xem liệu chúng có thải bỏ chất thải của bạn hay không:

  • Các phòng thí nghiệm có các phòng xử lý chất thải cụ thể để giải quyết vấn đề này. Khi bạn có một thùng chứa đầy đủ, hãy lên lịch lấy hàng để xử lý.
  • Lưu trữ hóa chất đã sử dụng trong một thùng chứa thích hợp để xử lý. Một thùng nhựa kín thường là đủ. 

Cách 3: Trung hòa axit mạnh

Biết các axit và bazơ không thể trung hòa

Hóa chất công nghiệp

Có một số axit và bazơ không thể trung hòa và thải bỏ vào cống thoát nước. Việc thải bỏ những điều sau đây nên được thực hiện thông qua các kênh thu gom chất thải nguy hại thích hợp:

  • axit perchloric
  • axit nitric đậm đặc
  • bốc khói (cô đặc), axit sulfuric
  • acid hydrofluoric
  • axit hoặc bazơ với thuốc nhuộm hoặc chất hoạt động bề mặt
  • axit của bazơ có kim loại nặng
  • axit hữu cơ và các bazơ vẫn độc hại sau khi trung hòa

Xác định độ bền của axit hoặc bazơ

Axit mạnh (pH <2.0) và các bazơ mạnh (pH> 12.0) phải được trung hòa trước khi pha loãng và thải bỏ xuống cống. Cường độ của axit hoặc bazơ có thể được xác định bằng cách sử dụng máy đo pH hoặc dải pH. Các axit và bazơ mạnh phải được trung hòa với khoảng pH từ 6,0 đến 9,0. Bạn nên sử dụng: 

  • Máy đo pH trực tiếp đo độ pH của dung dịch.
  • Giấy pH có chỉ báo màu cho bạn biết độ bền của dung dịch.

Trung hòa các bazơ mạnh với axit clohydric

Hóa chất công nghiệp

Quá trình trung hoà một bazơ mạnh cũng giống như trung hòa axit mạnh trừ khi bạn sử dụng axit clohydric thay vì natri hydroxit. Từ từ thêm axit clohydric vào bazơ mạnh trong khi khuấy liên tục dung dịch. Phản ứng này cũng giải phóng nhiệt, vì vậy hãy thêm từ từ và giữ bình chứa trong một xô lạnh để tránh làm nóng thùng chứa.

Kiểm tra lại pH

Sau khi trung hòa, độ pH phải nằm trong khoảng từ 6,0 đến 9,0. Sử dụng máy đo pH hoặc dải giấy pH để đảm bảo trung hoà axit hoặc bazơ thích hợp. Nếu pH không nằm trong phạm vi chính xác, tiếp tục thêm axit trung hòa hoặc bazơ vào dung dịch cho đến khi đạt được độ pH chính xác.

Dung dịch chỉ thị axit-bazơ cũng có thể được sử dụng để kiểm tra độ pH của dung dịch. Khi pH của toàn bộ dung dịch thay đổi, màu của chỉ báo sẽ thay đổi. Nếu bạn có quyền truy cập vào một chỉ báo, nó có thể làm cho quá trình trung hòa của bạn dễ dàng hơn.

Pha loãng bằng cách thêm axit hoặc bazơ vào nước

Hóa chất công nghiệp

Để pha loãng dung dịch, bạn nên thêm axit hoặc bazơ trực tiếp vào nước. Lưu ý rằng, nếu bạn thêm nước vào axit hoặc bazơ có thể làm nóng nước và dẫn đến nổ:

  • Pha loãng axit hoặc bazơ là một phản ứng tỏa nhiệt do đó nên đặt bình chứa vào xô đá để tránh làm nóng hộp chứa. 
  • Bạn có thể tính toán lượng nước cần thiết để pha loãng dung dịch dựa trên độ bền của axit hoặc bazơ.

Đổ nó xuống cống

Một khi dung dịch đã được trung hòa và pha loãng, nó có thể được đổ trực tiếp xuống cống. Giữ cho nước chảy trong khi bạn đổ dung dịch xuống cống để tiếp tục pha loãng. Nếu chất thải chứa một kim loại nặng như đồng, chì, kẽm, cadmium hoặc thủy ngân, bạn không thể vứt bỏ nó xuống bồn rửa chén. Nó phải được xử lý như chất thải nguy hại bởi một văn phòng an toàn và sức khỏe môi trường.

Nguồn: hoachatcongnghiep.org.vn

25 Tháng Mười Một, 2021 / by / in
Các loại hóa chất sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp dệt nhuộm

Công nghiệp dệt nhuộm là một trong những ngành phát triển mạnh do cơ chế thị trường mở cửa, nhu cầu may mặc trong nước và xuất khẩu ngày một phát triển không ngừng. Trong quá trình sản xuất các sản phẩm dệt nhuộm, ngoài các nguyên liệu chính thì không thể thiếu loại nguyên liệu quan trọng đó là hóa chất. Tùy vào từng công đoạn và quá trình sản xuất sẽ sử dụng hóa chất với nhiều công dụng khác nhau.

6 loại hóa chất tiêu biểu nhất trong công nghiệp dệt nhuộm

1. Oxy già H2O2

Oxy già H2O2 có tên khoa học là Hydrogen peroxide (hiđrô perôxít), công thức hóa học là H2O2, thường có nồng độ đậm đặc từ 50% trở lên. Đặc điểm nhận biết: Hóa chất dạng lỏng trong suốt, nhìn giống nước nhưng nhờn hơn nước.

Các loại hóa chất sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp dệt nhuộm

Hóa chất dệt nhuộm – Oxy già H2O2

Mang tính chất của một chất Oxy hóa mạnh nên Oxy già H2O2 được xem như một chất tẩy trắng hiệu quả và mạnh mẽ. Với ưu điểm thân thiện với môi trường nên oxy già H2O2 được ưu tiên lựa chọn trong ngành công nghiệp dệt nhuộm với vai trò như một chất tẩy trắng sợi, giấy; khử trùng, khử mùi; làm chất oxy hóa trong công đoạn nhuộm vô cùng hiệu quả.

=>  Lưu ý khi bảo quản oxy già H2O2: Oxy già H2O2 rất dễ cháy, nguy cơ kích nổ cao nên cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Dưới ánh sáng trực tiếp oxy già H2O2 dễ bị phân hủy nên cần lưu trữ trong thùng phuy kín, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

2. Javen NaClo – Natri hypochlorit

Các loại hóa chất sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp dệt nhuộm

Hình ảnh minh họa dung dịch Javen 

Dấu hiệu nhận biết Javen: là một dung dịch có màu vàng chanh, được coi là chất oxy hóa mạnh, trong môi trường ánh sáng và nhiệt độ, Javen dễ bị phân hủy và giải phóng khí clo.

Trong công nghiệp dệt nhuộm, Javen NaClo là hóa chất được sử dụng làm chất tẩy màu, vết mốc, nhựa, cây. Nước Javen rất nguy hiểm, cần tránh tiếp xúc với mắt.

3. Axit Axetic CH3COOH

 

 

Các loại hóa chất sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp dệt nhuộm

Axit Axetic – hóa chất trong ngành công nghiệp dệt nhuộm

Axit Axetic ở thể lỏng không màu, ở nhiệt độ 16 độ C, 99,5% axit axetic sẽ đóng băng. Và nhiệt độ nóng chảy là 16,635 độ C. Axit Axetic là axit yếu có thể tan trong nước, rượu và ete.

Trong công nghiệp dệt nhuộm:

  • Axit Axetic sẽ làm chậm quá trình nhuộm, giúp tăng cường độ đều màu của sản phẩm.
  • Là hóa chất dùng để pha chế dung dịch hiện màu. Thuốc nhuộm naphtol nếu dùng Axit Axetic để màu sắc tươi, rõ nét hơn.
  • Làm chất trung hòa dung dịch kiềm
  • Giúp ăn màu cho thuốc nhuộm acid
  • Làm chất hiện màu cho thuốc nhuộm azo không hòa tan

4. Axit Oxalic (COOH2)

Các loại hóa chất sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp dệt nhuộm

Axit Oxalic trong công nghiệp dệt nhuộm

Axit Oxalic được xếp vào danh sách những hóa chất có tính axit mạnh. Theo nghiên cứu, axit oxalic có tính axit mạnh gấp 10.000 lần Axit Acetic.

Ứng dụng trong công nghiệp dệt nhuộm: 25% axit oxalic được sản xuất để làm chất gắn màu hoặc tẩy trắng trong quá trình nhuộm. Do khả năng làm mất màu thuốc tím nên Axit Oxalic được xem như một chất khử Oxy trong phản ứng oxy hóa khử, dùng để tẩy sét dính trên vải.

Lưu ý: Axit Oxalic dễ làm hư, xơ sợi vải nên sau khi sử dụng cần phải xả thật sạch.

5.Soda sodium cacbonat

Các loại hóa chất sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp dệt nhuộm

Soda Sodium Cacbonat – hóa chất trong công nghiệp dệt nhuộm

Soda Sodium cacbonat là chất bột trắng, dễ tan trong nước. Công dụng của Soda Sodium cacbonat trong ngành dệt nhuộm:

  • Làm mềm nước
  • Dùng làm chất trợ nhuộm
  • Tăng tính hòa tan cho phẩm nhuộm trực tiếp
  • Tạo môi trường kiềm
  • Dùng làm chất gắn màu cho phẩm nhuộm hoạt tính, tẩy các vết dơ, ố, dầu.
  • Phối hợp với xà phòng làm chất nhũ hóa nấu len, tơ tằm…

6. Xút vẩy

Các loại hóa chất sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp dệt nhuộm

Xút trong công nghiệp dệt nhuộm

Xút vẩy là loại hóa chất được sử dụng nhiều trong công nghiệp dệt nhuộm, trong các công đoạn nấu tẩy, làm bóng, nhuộm, in hoa… có công dụng: rũ hồ, nấu luyện vải bông, khử tạp chất và xà phòng trên vải, tẩy giặt sau nhuộm, tạo dung dịch kiềm cao trong dung dịch tẩy màu.

Trên đây là một số hóa chất tiêu biểu trong ngành công nghiệp dệt nhuộm. Tùy vào mục địch sử dụng mà bạn có thể lựa chọn loại hóa chất cũng như liều lượng phù hợp sao cho đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cao!

Nguồn: labvietchem.com.vn

17 Tháng Mười Một, 2021 / by / in