Thêm kết quả...

hóa chất công nghiệp

Ngành Công nghiệp Hóa Chất Việt Nam là Ngành mũi nhọn trong các Ngành Công

Thực tế trong nền kinh tế hiện đại, tất cả các ngành kinh tế đều sử dụng sản phẩm của ngành công nghiệp hóa chất
Ngày 23/12/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2179/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thí điểm thành lập Tập
đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam. Nhân dịp này, phóng viên Tạp chí Tổ chức nhà nước đã có cuộc phỏng vấn
ông Đỗ Duy Phi, Tổng giám đốc Công ty mẹ – Tập đoàn Hoá chất Việt Nam.

Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

PV: Với cương vị là Tổng giám đốc Công ty mẹ – Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, xin ông cho biết những thành tựu
quan trọng đánh dấu sự hình thành và phát triển của ngành hoá chất Việt Nam trong hơn 40 năm qua?
Ông Đỗ Duy Phi: Ngành hoá chất nước ta ra đời từ trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nhưng thực sự được hình
thành và phát triển qua hai giai đoạn chính, từ năm 1960 – 1975 và từ năm 1975 đến nay.
Giai đoạn từ năm 1960 – 1975: công nghiệp hoá chất chủ yếu phát triển ở miền Bắc với 15 nhà máy làm cả 2 nhiệm
vụ sản xuất tư liệu sản xuất như phân lân, xút, axít và sản xuất hàng hoá tiêu dùng như săm lốp xe đạp, pin, xà
phòng, ắc quy…

Giai đoạn từ năm 1975 đến nay được chia thành 2 thời kỳ: từ năm 1975 – 1986, là thời kỳ duy trì và phục hồi sản
xuất. Trong thời kỳ này đã tiếp quản thêm một số cơ sở hoá chất của chính quyền cũ, hầu hết là những công ty có
quy mô nhỏ, chủ yếu gia công chế biến hàng tiêu dùng như bột giặt, sơn, săm lốp xe đạp, pin, ắc quy… Thời gian này
ở miền Bắc nhiều nhà máy được cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng mới và đưa vào sản xuất như nhà máy Supe phốt
phát Lâm Thao, nhà máy phân lân Văn Điển, nhà máy phân lân nung chảy Ninh Bình, nhà máy phân đạm Hà Bắc. Từ
năm 1986 đến nay, là thời kỳ phát triển. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI ngành hóa chất đã có một bước tiến
quan trọng trong công tác quản lý, trọng tâm là sự chuyển đổi từ cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước. Đây là giai đoạn tạo ra những tiền đề rất quan
trọng để vươn lên trong thời gian tiếp theo của ngành hoá chất Việt Nam.

Ngày 20/12/1995 Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam (gọi tắt là Vinachem) được thành lập theo mô hình Tổng công ty
91 trên cơ sở kế thừa toàn bộ cơ sở vật chất, kỹ thuật, lao động của Tổng cục Hóa chất với 46 đơn vị thành viên.
Ngoài ra Tổng Công ty còn có 4 Công ty liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài.

Từ năm 1995-2009, Vinachem có 227 dự án đầu tư được thực hiện và đang phấn đấu triển khai hoàn thành một số
dự án trọng điểm như: Dự án sản xuất DAP tại Hải Phòng, Dự án DAP số 2 tại Lào Cai, Dự án nhà máy tuyển Apatít
Bắc Nhạc Sơn, Dự án sản xuất phân đạm từ than cám tại Ninh Bình, Dự án mở rộng Nhà máy phân đạm Hà Bắc, Dự
án thăm dò, khai thác và chế biến muối mỏ kali tại Lào, Dự án đầu tư thăm dò tiến tới đầu tư khai thác tuyển quặng
bôxít tại Bảo Lộc – Lâm Đồng, Dự án lốp ôtô radial Công ty Cao su Đà Nẵng và Công ty Công nghiệp Cao su miền
Nam, Dự án khí công nghiệp, Dự án tổ hợp hoá dầu Long Sơn, các dự án hoá dược… đã và đang được triển khai tích cực.

Năm 2006 Tổng Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình đa ngành nghề và đa sở hữu (công ty mẹ – công ty
con), từ đây quy mô vốn sở hữu của Vinachem đã tăng lên đáng kể. Năm 2006, tổng vốn chủ sở hữu của Vinachem
là 4.342 tỷ đồng, cuối năm 2008 là 6.136 tỷ đồng và đến cuối năm 2009 vốn chủ sở hữu đã đạt 8.000 tỷ đồng; các chỉ
tiêu kinh tế chủ yếu đều vượt so với kế hoạch đề ra, duy trì được tốc độ tăng trưởng.

Song hành với kết quả trong sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng, Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam cũng là một
trong những đơn vị có nhiều thành tích trong việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Từ thành công trong việc
thí điểm cổ phần hóa 3 xí nghiệp năm 1999, đến năm 2009, ngoài công ty mẹ, Vinachem có 10 công ty con mà Tổng
Công ty giữ 100% vốn điều lệ, 16 công ty cổ phần trên 50% vốn điều lệ, 12 công ty liên kết và 4 công ty liên doanh
với nước ngoài, một Trường cao đẳng và một Viện nghiên cứu.

Tổng Công ty cũng đã thường xuyên củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy lãnh đạo quản lý, không ngừng nâng cao
hiệu lực và hiệu quả quản lý, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng bộ, Hội đồng quản trị, Ban Giám
đốc, đồng thời phát huy quyền chủ động sáng tạo của các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội
cựu chiến binh…
Ghi nhận và đánh giá cao những thành tích xuất sắc của các thế hệ cán bộ, công nhân viên Tổng Công ty Hóa chất
Việt Nam trong gần nửa thế kỷ qua, Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng Tổng Công ty nhiều phần thưởng cao quý,
trong đó có Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 1985), Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 1999); Huân
chương Hồ Chí Minh (năm 2004 và năm 2009).

Ngày 23/12/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2179/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thí điểm thành lập Tập
đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam và Quyết định số 2180/QĐ-TTg, thành lập Công ty mẹ – Tập đoàn Hoá chất
Việt Nam.

PV: Vì sao phải chuyển đổi tổ chức hoạt động từ mô hình tổng công ty sang mô hình tập đoàn kinh tế; việc chuyển
đổi mô hình sẽ đem lại lợi thế gì đối với sự phát triển của ngành hoá chất Việt Nam, thưa ông?
Ông Đỗ Duy Phi: Xuất phát từ vai trò, vị trị quan trọng của ngành công nghiệp hoá chất trong nền kinh tế quốc dân,
mô hình tổ chức hiện tại và mục tiêu chiến lược của Tổng Công ty thì việc thành lập Tập đoàn Hoá chất Việt Nam
trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam là phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và
bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới hiện nay. Nhà nước đã ban hành Luật hoá chất; Thủ tướng Chính phủ đã
cho phép xây dựng Đề án hình thành Tập đoàn Hoá chất Việt Nam từ năm 2008 và mới đây Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành Quyết định số 2179/QĐ-TTg ngày 23/12/2009 về việc phê duyệt Đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Công
nghiệp Hoá chất Việt Nam. Với mô hình tổ chức của tập đoàn kinh tế, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam sẽ giữ vai trò chủ
đạo trong ngành sản xuất phân bón, cao su kỹ thuật, hoá dược, hoá dầu…; xác định rõ hơn về vốn và lợi ích kinh tế
giữa công ty mẹ với các công ty con và công ty liên kết; tăng cường năng lực kinh doanh, tính tự chịu trách nhiệm;
nâng cao hiệu quả kinh tế của Tập đoàn và các công ty con; tạo cho Tập đoàn có đủ tiềm lực về vốn để đầu tư vào
các công ty con, công ty liên kết và các ngành kinh tế khác; nghiên cứu chiến lược thị trường, áp dụng công nghệ

tiên tiến… làm cho Tập đoàn trở thành nhân tố chủ yếu thúc đẩy các công ty con, công ty liên kết phát triển. Đồng
thời, góp phần bảo đảm điều tiết vĩ mô của Nhà nước; tham gia tích cực vào việc bảo đảm an sinh xã hội, an ninh
lương thực quốc gia và an ninh quốc phòng.
PV: Xin ông cho biết định hướng chiến lược và mục tiêu phát triển của Tập đoàn từ nay đến năm 2020?
Ông Đỗ Duy Phi: Để xứng đáng với vị trí và vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân, từ nay đến năm 2020, Tập
đoàn sẽ xây dựng và phát triển theo những định hướng lớn sau đây:
– Một là, xây dựng và phát triển Tập đoàn với cơ cấu sản phẩm tương đối hoàn chỉnh, giữ vai trò nòng cốt trong việc
phát triển ngành công nghiệp hoá chất, đi đầu trong sản xuất phân bón hoá học, hóa chất cơ bản phục vụ các ngành
công nghiệp khác, các sản phẩm cao su, điện hóa, hóa dầu, hóa dược, chất tẩy rửa, hóa mỹ phẩm… phục vụ sản
xuất nông nghiệp và tiêu dùng đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước và tăng cường xuất khẩu. Khai thác triệt để thế
mạnh tài nguyên thiên nhiên tiến tới chủ động nguyên liệu đầu vào, hạn chế nhập khẩu.
– Hai là, tăng cường khả năng tích tụ vốn, nhập khẩu công nghệ hiện đại nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao
với giá cả cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm môi trường sinh thái. Tiếp tục xây dựng và
phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển ngành, thúc đẩy nhanh chóng quá trình hội
nhập với ngành công nghiệp hoá chất khu vực và thế giới.
– Ba là, thực hiện đa dạng hoá hình thức đầu tư, đa sở hữu nhằm thu hút đầu tư (kể cả đầu tư nước ngoài), nhất là
đối với các công trình có nhu cầu vốn lớn, đòi hỏi công nghệ cao.
– Bốn là, phát triển công nghiệp hoá chất gắn với cơ cấu lại ngành công nghiệp, phân bố lao động và có tác động tích
cực đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
– Năm là, thực hiện tốt việc quản lý phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần. Tăng cường công tác quản lý người
đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp khác.
– Sáu là, Tập đoàn phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng từ 16-17%/năm vào năm 2015 và cao hơn trong giai đoạn đến
năm 2020, góp phần tăng tỷ trọng công nghiệp hoá chất trong công nghiệp cả nước từ 13-14%.
PV: Ông có thể cho biết rõ hơn về phương hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực nhằm hoàn thành mục tiêu
phát triển của Tập đoàn trong thời gian tới?
Ông Đỗ Duy Phi: Hiện Tập đoàn đã xây dựng đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, theo đó chiến lược đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn giai đoạn từ nay đến năm 2015, tầm nhìn năm 2020 phải đạt các mục
tiêu cơ bản sau:
– Thứ nhất, đào tạo đạt chuẩn cho đội ngũ cán bộ của Công ty mẹ – Tập đoàn Hoá chất Việt Nam trong năm 2010.
– Thứ hai, đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển của Tập đoàn đến năm 2015, cótính đến năm 2020.

– Thứ ba, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành hoá chất Việt Nam.
Từ chiến lược phát triển của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, Tập đoàn xác định 3 nhóm giải pháp phát triển nguồn
nhân lực. Cụ thể là:
– Nhóm giải pháp 1: quy hoạch và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các cấp trong Tập đoàn (cấp Tập đoàn, cấp ban,
nhóm đại diện vốn của Tập đoàn) đảm bảo đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
– Nhóm giải pháp 2: phát triển đội ngũ chuyên gia đầu ngành hoá chất nhằm phát triển sản phẩm mới, nghiên cứu và
chuyển giao công nghệ, thẩm định các dự án trọng điểm…
– Nhóm giải pháp 3: hợp tác với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
đáp ứng cho mục tiêu phát triển chiến lược của Tập đoàn trong thời gian tới. Trước mắt, Hội đồng quản trị Tập đoàn
sẽ tập trung đầu tư, nghiên cứu, xây dựng đề án thành lập Trường đại học Hoá chất Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại
Viện Hoá học Công nghiệp Việt Nam và trường cao đẳng Công nghiệp Hoá chất theo Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ.

Theo: kimvanphuc.com

15 Tháng Mười Một, 2021 / by / in
Để phát triển ngành công nghiệp hóa chất bền vững

Công nghiệp hóa chất có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, bởi nó có mặt trong hầu hết các sản phẩm, từ những vật dụng thông thường đến các sản phẩm công nghệ cao. Từ lâu, các hoạt động liên quan đến hóa chất luôn tiềm ẩn nguy cơ đe dọa đến sức khỏe, tính mạng con người, an ninh xã hội và môi trường. Chính vì vậy công tác quản lý hóa chất nguy hiểm là việc làm hết sức cần thiết trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có gần 50 doanh nghiệp có các hoạt động liên quan đến hoá chất (bao gồm các ngành sản xuất giấy, nhựa, phân bón, dệt may, cơ khí; các sản phẩm chất tẩy rửa và các hoá chất thải độc hại…). Trong đó có 3 doanh nghiệp sản xuất hoá chất và sử dụng hoá chất với quy mô lớn là các công ty: Giấy Bãi Bằng, Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao và Công ty cổ phần hoá chất Việt Trì. Còn lại là các doanh nghiệp hoạt động thương mại dịch vụ hoá chất và nguyên liệu hoá chất vào sản xuất. Các hoá chất được sử dụng đa phần là các loại hoá chất cơ bản như: Xút, Axit sunphuric, Axit clohydric… với tổng lượng sử dụng hàng năm vào khoảng trên 200.000 tấn.

Qua đánh giá của cơ quan chức năng cho thấy, về cơ bản các doanh nghiệp trên đã cơ bản chấp hành tốt các quy định của Nhà nước về quy định khai báo, đăng ký sử dụng hoá chất nguy hiểm và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn hoá chất; đã quan tâm đến công tác an toàn trong hoạt động hóa chất nguy hiểm, xử lý nước thải công nghiệp, hạn chế ô nhiễm môi trường sinh thái; có ý thức, trách nhiệm trong việc nâng cao biện pháp quản lý, đầu tư đổi mới công nghệ; chú trọng tới công tác huấn luyện, thực hiện nghiêm các quy trình, quy phạm, kỹ thuật trong sản xuất, sử dụng hóa chất nguy hiểm nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao sức khỏe cho người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm các quy định trong sản xuất, mua bán, vận chuyển, sử dụng các hóa chất nguy hiểm, chưa thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, khai báo, hoạt động hóa chất nguy hiểm theo quy định. Việc quản lý các hoạt động sản xuất, sử dụng, kinh doanh dịch vụ các  loại hoá chất nguy hiểm còn lỏng lẻo. Nhiều doanh nghiệp có các hoạt động liên quan đến hoá chất vẫn chưa có kho chứa theo tiêu chuẩn quy định, chưa trang bị đủ những phương tiện phòng hộ cá nhân và có những biện pháp xử lý tình huống khi có sự cố xảy ra; một số công nhân đều chưa được tập huấn, huấn luyện về an toàn hoá chất; các kho chứa, thùng chứa hoá chất không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định, không có các biển báo cấm có liên quan tới an toàn hoá chất. Nguyên nhân, là do các doanh nghiệp còn thiếu thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động hóa chất. Nhiều doanh nghiệp chưa nắm bắt được các quy định của pháp luật và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước, nên việc thực hiện chế độ báo cáo, khai báo hóa chất còn hạn chế.

Hóa chất công nghiệp là gì? Nên mua hóa chất công nghiệp ở đâu?

Nhằm giúp các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh hóa chất nguy hiểm, những năm qua, Sở Công thương Phú Thọ- cơ quan chuyên ngành quản lý hóa chất nguy hiểm đã có nhiều hoạt động thiết thực như: Tổ chức tập huấn về quản lý hóa chất nguy hiểm cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan đến hóa chất nguy hiểm trên địa bàn, đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện khai báo quản lý hóa chất theo quy định của Bộ Công thương; xây dựng phiếu an toàn hóa chất; lập hồ sơ đánh giá hóa chất mới; xây dựng kế hoạch ngăn ngừa, khắc phục sự cố hóa chất; xây dựng khoảng cách an toàn của cơ sở sản xuất, kho chứa hóa chất… Bên cạnh việc tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về việc sử dụng hóa chất cho các doanh nghiệp, ngành cũng đã tiến hành nhiều đợt kiểm tra công tác an toàn công nghiệp và hoạt động quản lý, sử dụng hóa chất nguy hiểm tại một số doanh nghiệp trọng điểm, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp có hoạt động hóa chất trên địa bàn báo cáo định kỳ về tình hình sản xuất, sử dụng, mua bán hóa chất nguy hiểm.

Với mục tiêu phát triển công nghiệp hóa chất bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và sử dụng hóa chất an toàn, hiệu quả, góp phần bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường, tới đây Sở Công thương  sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng và cùng các doanh nghiệp, tập trung thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về hóa chất; tiếp tục tổ chức thanh, kiểm tra toàn diện các doanh nghiệp có hoạt động hóa chất trên địa bàn, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định; tập trung đôn đốc, hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai xây dựng kế hoạch ngăn ngừa, khắc phục sự cố do hóa chất gây ra.

Nguồn: baophutho.vn

15 Tháng Mười Một, 2021 / by / in
Tại sao công nghiệp hóa chất là ngành mũi nhọn trong kinh tế của quốc gia ?

Công nghiệp hóa chất có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân- đời sống.

Ngành công nghiệp hóa chất làm xuất hiện sự cạnh tranh giữa các quốc gia, các ngành công nghiệp và các công ty trên toàn cầu.

Lợi thế so sánh các quốc gia đã trở thành một vấn đề không còn chủ yếu dựa trên lợi thế về tài nguyên nữa.

Quá trình này được xuất phát từ lịch sử của ngành công nghiệp hóa chất kể từ thập niên 1850. Sự phát triển của ngành hóa chất công nghiệp kéo theo sự phát triển của nhiều ngành khác. Chính sách mà chính phủ duy trì và cải thiện tốc độ tăng trưởng và mức sống của từng đất nước.

Khác với đóng góp trực tiếp vào nông nghiệp. Công nghiệp hóa chất đóng góp gián tiếp cho hầu hết mọi lĩnh vực của mỗi nền kinh tế. Trong cuộc sống hàng ngày, con người sử dụng rất nhiều sản phẩm công nghiệp và hầu hết trong đó có liên quan đến Công nghiệp hóa chất theo cách này hay cách khác.

Hóa chất cơ bản hoặc “hóa chất hàng hóa” là một loại hóa chất rộng bao gồm polyme, hóa dầu số lượng lớn và trung gian, các dẫn xuất khác và công nghiệp cơ bản, hóa chất vô cơ và phân bón. Tốc độ tăng trưởng điển hình của hóa chất cơ bản là khoảng 0,5 đến 0,7 lần GDP.Các sản phẩm hóa chất với ứng dụng cơ bản bao gồm các loại polymer, phân bón, hóa dầu và các dẫn xuất, chất vô cơ.

Công nghiệp hóa chất sản xuất sợi và thuốc nhuộm được sử dụng trong ngành công nghiệp dệt.

Quyết định tính chất nhựa của ngành công nghiệp bao bì, cao su nhân tạo đáp ứng bởi các ngành công nghiệp hóa chất.

Tái cơ cấu Tập đoàn Hóa chất Việt Nam - Báo điện tử của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương

Ngành hóa chất mang sản phẩm đời sống thường được sản xuất với các thông số kỹ thuật rất cao và được các cơ quan chính phủ giám sát chặt chẽ như Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm. Thuốc trừ sâu, còn được gọi là “hóa chất bảo vệ thực vật”, chiếm khoảng 10% loại này và bao gồm thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm.

Cung cấp chất ngọt tổng hợp và hương liệu tổng hợp được sử dụng bởi các công ty sản xuất thực phẩm. Ngành hóa chất công nghiệp gián tiếp giúp ngành công nghiệp dược phẩm và chăm sóc sức khỏe bằng cách cung cấp các háo chất thiết bị y tế.

Ngành hóa chất sử dụng các hóa chất công nghiệp đặc biệt. Ứng dụng bao gồm hóa chất điện tử, khí công nghiệp, chất kết dính và chất bịt kín cũng như chất phủ, hóa chất làm sạch công nghiệp và thể chế và chất xúc tác.

Năm 2012, không bao gồm hóa chất tốt, thị trường hóa chất đặc biệt toàn cầu trị giá 546 tỷ USD là 33% Sơn, Sơn và Xử lý bề mặt, 27% Polymer tiên tiến, 14% chất kết dính và chất bịt kín, 13% phụ gia và 13% sắc tố và mực.

Ngành hóa chất đóng góp rất quan trọng cho sự giàu có của một quốc gia.

Tạo lợi nhuận và cơ hội việc làm cho hàng ngàn lao động trong và ngoài nước.

Nguồn: eiindustrial.com

15 Tháng Mười Một, 2021 / by / in
Công nghiệp hoá chất và định hướng phát triển

Công nghiệp hóa chất là ngành chủ chốt trong sản xuất các hóa chất công nghiệp. Đây là tâm điểm cho nền công nghiệp hiện đại, vì bất kì ngành nghề nào đều cần đến.

Công nghiệp hóa chất điển hình trong việc chuyển đổi các vật liệu thô như dầu, khí thiên nhiên, nước, kim loại và hóa chất thành hơn 7000 sản phẩm hóa chất khác nhau.

Ngành công nghiệp hóa chất và công nghiệp nhẹ có liên quan mật tiết với nhau, công nghiệp hóa chất hỗ trợ rất nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

Đặc điểm của ngành công nghiệp hóa chất là tính đa đạng về sản phẩm phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế kỹ thuật. Từ đó ngành công nghiệp này có thể khai thác mọi thế mạnh tài nguyên của đất nước từ khoáng sản, dầu khí tới sản phẩm, phụ phẩm và thậm chí cả phế thải của công nghiệp, nông nghiệp.

Thực trạng ngành hóa chất công nghiệp nước ta hiện nay

Các ngành học công nghiệp hóa chất được quan tâm và yêu cầu sinh viên rất cao, những người học ngành hóa chất không chỉ có sức kiên trì vượt trội mà còn có năng lực.

Việc sử dụng hóa chất trong các ngành công nghiệp, các khâu sản xuất, các xí nghiệp, nhà xưởng, xí nghiệp may, sản xuất lương thực thực phẩm đã dần quen thuộc đối với người dân Việt…

Ngành công nghiệp hóa chất phổ biến, đạt nhiều thành tự và đã trở thành ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam.

Chợ Kim Biên tại thành phố Hồ Chí Minh là ví dụ điển hình, nơi đây cung cấp, kinh doanh tất cả các loại hóa chất, cho tất cả ngành nghề.

Ngoài ra còn có nhiều doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn hơn.

Lịch sử phát triển của công nghiệp hóa chất

Hóa chất đầu tiên được sản xuất là Axit Sunfuric, được phát minh và sản xuất số lượng lớn. Năm 1736, nhà dược sĩ Joshua Ward đã phát triển một quy trình sản xuất có liên quan đến nồng độ muối, cho phép oxy hóa lưu huỳnh và kết hợp với nước. Đây là lần đầu tiên có quy trình sản xuất axit sulfuric trên quy mô lớn. John Roebuck và Samuel Garbett là những người đầu tiên thành lập một nhà máy quy mô lớn ở Prestonpans, Scotland vào năm 1749, tại đó sử dụng các buồng ngưng tụ bằng chì để sản xuất axit sulfuric.

Tại Việt Nam, công nghiệp hóa chất cũng ra đời rất sớm như các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ khác.

Về ngành công nghiệp hoá chất, Việt Nam được xây dựng trên quy mô lớn bắt đầu từ năm 1954. Trải qua hơn một thập kỷ cùng với sự phát triển nhanh chóng, ngành công nhiệp Việt Nam đã trở thành một ngành kinh tế về kỹ thuật độc lập.

Ngành Công Nghiệp Hóa Chất Là Gì - Xu Thế Thị Trường Hiện Nay

Từ năm 1980 – 1985, báo cáo ngành hóa chất việt nam là một trong những ngành thể hiện rõ tính chủ đạo của nền công nghiệp quốc doanh. Các doanh nghiệp của nhà nước đảm bảo được 70% tổng giá trị sản lượng toàn ngành. Năm 1985, nó chiếm tỉ trọng cao trong toàn bộ ngành công nghiệp của Việt Nam.

Bắt đầu từ thời kỳ đổi mới 1986, nền công nghiệp hoá chất nước ta đã phát triển ổn định. Tốc độ tăng trưởng cao nhất vào thời kỳ 1991 – 1995, đạt mức ở 20%/năm. Những năm cuối thế kỷ XX, ngành công nghiệp hoá chất nước ta cũng tăng trưởng ở tất cả các thành phần kinh tế.

Sản phẩm công nghiệp nhựa là thùng phuy 220l, có công dụng chứa đựng các hóa chất công nghiệp, chỉ xài 1 lần.

Các chuyên ngành và sản phẩm chính của công nghiệp hoá chất ở Việt Nam là phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật, chất tẩy rửa, hoá chất cơ bản, sản phẩm cao su, nhựa, điện hoá, sơn và chất dẻo.

Ngành hóa chất những năm gần đây trở thành mũi nhọn phản ánh sự phát triển công nghiệp một quốc gia. Phát triển về kinh tế kể từ thập niên 1950 đã khẳng định vai trò ngành hóa chất công nghiệp.

Điều này trở nên rõ ràng, sự cạnh tranh giữa các quốc gia, các ngành công nghiệp và các công ty trên toàn cầu. Lợi thế so sánh các quốc gia đã trở thành một vấn đề không còn chủ yếu dựa trên lợi thế về tài nguyên nữa.

Quá trình này được xuất phát từ lịch sử của ngành công nghiệp hóa chất kể từ thập niên 1850. Sự phát triển của ngành hóa chất công nghiệp kéo theo sự phát triển của nhiều ngành khác. Chính sách mà chính phủ duy trì và cải thiện tốc độ tăng trưởng và mức sống của từng đất nước.

Giai đoạn 1958-1960, phương hướng phát triển của Công nghiệp hoá chất (bao gồm cả sản xuất vật liệu xây dựng) trong thời kỳ này là:

– Sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu phục vụ nông nghiệp.

– Phát triển mạnh vật liệu xây dựng đáp ứng nhu cầu xây dựng.

– Đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm phục vụ các ngành kinh tế khác (acqui, hơi kỹ nghệ, gạch chịu lửa v.v…)

– Đáp ứng nhu cầu dân sinh.

Trong giai đoạn này, Công nghiệp hoá chất là một trong những ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất.

Về phân bón, từ sản lượng 6.000 tấn phốt phát năm 1955, thì năm 1960 đã đạt 541,4 nghìn tấn, trong đó apatit là 490 nghìn tấn và phốt phát nghiền là 49,7 nghìn tấn ( tăng hơn 90 lần).

Về xi măng, từ 8,4 nghìn tấn năm 1955, sản lượng năm 1960 đã đạt 407,9 nghìn tấn (tăng gần 50 lần)

Đặc biệt, trong thời kỳ này Công nghiệp hoá chất đã bắt đầu đưa ra thị trường hai mặt hàng tiêu dùng mới, đó là săm lốp xe đạp và đồ dùng bằng nhựa.

Nhìn chung, trong toàn bộ thời kỳ khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế kéo dài 6 năm, Công nghiệp hoá chất đã tiến một bước dài theo hướng phục vụ nông nghiệp, xây dựng cơ bản và tiêu dùng.

Trong bước đầu của nền công nghiệp Việt Nam, Công nghiệp hóa chất tại các địa phương có một vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu về mặt hàng tiêu dùng của nhân dân (xà phòng, thuốc đánh răng, sơn)… Thậm chí 45 tấn thuốc trừ sâu đầu tiên sản xuất tại Việt Nam vào năm 1960 cũng là của công nghiệp hoá chất địa phương.

Tổng quan về ngành công nghiệp hóa chất tại Việt Nam hiện nay

Thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965)

Đây là thời kỳ mà những kết quả đạt được của Công nghiệp hoá chất tuy chưa lớn, nhưng đối với một đất nước vừa thoát khỏi những năm dài chiến tranh, một đất nước nghèo nàn và lạc hậu, thì những thành tựu đạt được thật là to lớn và đáng tự hào.

Nhờ có 2 nhà máy phân bón, kể từ năm 1961, lần đầu tiên nước ta đã sản xuất được phân lân chế biến. Sản lượng phân hoá học trong năm 1964 , năm cao nhất của thời kỳ kế hoạch, là 205,26 nghìn tấn, trong đó supe phốt phát là 135,88 nghìn tấn.

Sản lượng apatit nguyên khai cũng tăng nhanh chóng lên đến mức cao nhất vào năm 1964, đạt 864 ngàn tấn, trong đó 7.400 tấn được nghiền làm phân bón.

Trong thời kỳ này Công nghiệp hoá chất cũng bắt đầu sản xuất nhiều thuốc trừ sâu.

Ngành hóa chất cơ bản cũng bắt đầu hình thành với các sản phẩm như axit sunfuric, axit clohyđric, xút lỏng, clo lỏng.

Ngành năng lượng điện hóa đã bắt đầu cung cấp pin và acqui cho quốc phòng, đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế và tiêu dùng.

Ngành công nghiệp cao su cũng bắt đầu sản xuất được lốp ôtô với sản lượng ban đầu là 22,5 nghìn bộ (năm 1964) và sau đó, đưa lên 29 nghìn bộ (năm 1965) chưa kể một số lượng lớn lốp đắp, phục vụ kịp thời cho chiến đấu và sản xuất. Các mặt hàng tiêu dùng cũng tăng nhanh sản lượng.

Trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, sản lượng xi măng tăng đáng kể.

Kết thúc kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, mặc dù chịu nhiều tổn thất trong chiến tranh phá hoại của Mỹ, nhưng Công nghiệp hóa chất và vật liệu xây dựng vẫn tiếp tục phát triển, chiếm vị trí quan trọng trong công nghiệp. Cơ cấu ngành cũng có nhiều thay đổi. Lĩnh vực sản xuất tăng nhanh. Chúng ta đã có Công nghiệp hoá chất vô cơ cơ bản và năng lượng hoá học.

Đã hình thành ba khu công nghiệp hoá chất tập trung ở các khu vực : Hà Nội, Vĩnh Phú (Việt Trì – Lâm Thao) và Hải Phòng.

Thời kỳ chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ (1965 – 1975)

Sản phẩm quan trọng nhất trong thời kỳ này là phân lân. Các sản phẩm trọng yếu khác của ngành đều phục hồi nhanh và vượt xa mức trước chiến tranh.

Trong 20 năm xây dựng và phát triển, từ hòa bình lập lại đến năm 1975, Công nghiệp hoá chất đã có bước phát triển rất to lớn. Về cơ cấu ngành, đã hình thành nhiều thành phần kinh tế – kỹ thuật thiết yếu trong nền kinh tế quốc dân:

  • Công nghiệp sản xuất phân bón, thuốc trừ dịch hại và các hoá chất phục vụ nông nghiệp khác;
  • Công nghiệp mỏ phục vụ ngành hoá chất;
  • Công nghiệp cao su;
  • Công nghiệp hoá chất cơ bản;
  • Công nghiệp pin – acquy;
  • Công nghiệp xà phòng…
  • Các hóa chất cơ bản như xút, clo (cho công nghiệp giấy, công nghiệp thực phẩm và xử lý nước), axit sunfuric ( cho công nghiệp acquy,sản xuất phèn) v.v… cũng hoàn toàn do các cơ sở quốc doanh đảm nhiệm. Tất cả các hoá chất và sản phẩm liên quan đến hoá chất cần thiết cho quốc phòng đều do Tổng cục Hóa chất sản xuất theo kế hoạch đặc biệt nhằm đáp ứng các yêu cầu cụ thể.
  • Ngoài sản xuất, khu vực nghiên cứu thiết kế cũng được hình thành. Trong ngành có hai cơ quan khoa học là Viện Hoá học Công nghiệp (thành lập năm 1955) Và Viện Thiết kế Hoá chất (thành lập năm 1967).Ngành có một trường đào tạo kỹ thuật viên, hai trường đào tạo công nhân kỹ thuật và một trường quản lý kinh tế.

Giai đoạn phát triển 1976-1985 của ngành

Trong kỳ kế hoạch này, nhờ Nhà máy Phân lân Ninh Bình đi vào sản xuất và Nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao tiếp tục mở rộng, đưa công suất lên 300 nghìn tấn/năm, nên sản lượng phân lân chế biến năm 1985 đã tăng gấp 1,5 lần so với năm 1980. Sản lượng thuốc trừ sâu cũng tăng gấp 2,2 lần. Các sản phẩm chủ yếu khác như các hóa chất vô cơ cơ bản và nhất là các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu của ngành như săm lốp xe đạp, pin, chất tẩy rửa v.v… đều tăng sản lượng và số mặt hàng. Tuy nhiên, các sản phẩm phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu đều bị giảm. Điển hình là săm lốp ôtô, thuốc đánh răng và xà phòng thơm.

Thời kỳ kế hoạch 5 năm (1991 – 1995)

Mặc dù khu vực ngoài quốc doanh phát triển mạnh, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng các doanh nghiệp quốc doanh vẫn giữ vai trò chủ đạo, chiếm tỷ trọng 74,4%, trong đó hai Tổng công ty Hóa chất chiếm 43%.

Khu vực công nghiệp địa phương trong sản xuất với số lượng doanh nghiệp còn rất ít, nhưng cũng có một vị trí đáng kể trong ngành. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1995 của các liên doanh đã chiếm 13,6% giá trị toàn ngành.

Giai đoạn năm 1995 -2009

Giai đoạn này, Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, đã tăng nhanh năng lực sản xuất, kinh doanh, tiếp tục đóng góp lớn cho việc bảo đảm cung ứng nhiều sản phẩm hàng hoá thiết yếu cho nền kinh tế; tạo nguồn thu cho ngân sách; cùng với các Tập đoàn và Tổng Công ty nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong ngành sản xuất phân bón và một số lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Quy mô vốn sở hữu của Tổng Công ty từ 2006 đã tăng lên đáng kể. Năm 2006, tổng vốn chủ sở hữu của Tổng Công ty là 4.342 tỷ đồng, cuối năm 2008 đã đạt 6.818 tỷ đồng, tăng 56,79; các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đều vượt so với kế hoạch đề ra, duy trì được tốc độ tăng trưởng. Tính đến thời điểm 30 tháng 11 năm 2009, ngoài Công ty mẹ, Tổng Công ty có 10 Công ty con mà Tổng Công ty giữ 100% vốn điều lệ, 10 Công ty trên 50% vốn điều lệ, 11 Công ty liên kết và 4 Công ty liên danh với nước ngoài, một Trường cao đẳng và một Viện nghiên cứu, phát triển.

Những năm gần đây, trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập ngày càng sâu rộng, phải cạnh tranh ngày càng gay gắt cả trong nước và quốc tế, Tổng Công ty có những phát triển vượt bậc và toàn diện trên các mặt sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản, lao động sáng tạo, ứng dụng thành tựu KHCN, bảo vệ môi trường, công tác xã hội từ thiện ….

Tổng Công ty đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực đất nước, mỗi năm cung cấp cho nông dân 1,4 triệu tấn phân chứa lân gồm supe photphat và phân lân nung chảy; đáp ứng 100% nhu cầu của cả nước; khoảng 1,4 – 1,6 triệu tấn phân NPK các loại và 150 nghìn tấn phân đạm. Ngoài phân bón, các ngành như cao su (săm lốp ôtô, xe đạp, xe máy); chất giặt rửa, các sản phẩm điện hóa (pin, ắcquy), hoá chất cơ bản (xút, axít …) cũng được phát triển. Trong 10 năm 1998-2008, tốc độ tăng trưởng bình quân của Tổng Công ty là 11,13%, chiếm tỷ trọng 10%, giữ vị trí đáng kể trong toàn ngành công nghiệp.

NGÀNH CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT VÀ CÁC NHÀ MÁY SẢN XUẤT HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP -

Ngày 23/12/2009, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định số 2180 TTg thành lập Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (VINACHEM) và ngày 20 tháng 1 năm 2010, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã làm lễ ra mắt tại Hà Nội. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là doanh nghiệp đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con, được thành lập theo trên cơ sở xắp xếp, tổ chức lại Tổng công ty Hóa chất Việt Nam.

Năm 2000 giá trị tổng sản lượng của công ty đạt 6.227 tỉ đồng, tăng 19,7% so với năm 1999. (theo Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam)

Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới, những cải cách kinh tế đã thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, phát triển công nghiệp – nông nghiệp. Nhu cầu về nguyên liệuhoá chất cũng ngày càng tăng với tốc độ tăng trưởng sản xuất hoá chất hằng năm là 15%. Sự tăng trưởng kinh tế đó đẫn đến gia tăng lượng chất thải và phát sinh nhiều chủng loại chất thải độc hại.

Tình trạng đó đã tác động đến môi trường. Việt Nam đang trong tình trạng thiệt hại về môi trường ở mức cao (khoảng 10% GDP) và giá trị này đang có khuynh hướng gia tăng (theo TS. Trương Mạnh Tiến). Các dây chuyền sản xuất hoá chất hoặc có sử dụng hoặc thiếu nhiều trang bị an toàn. Công nghệ sản xuất sạch hơn trong sản xuất hoá chất còn chưa được áp dụng rộng rãi.

Nhiều hoá chất độc hại trong dây chuyền chưa được thay thế. Các cơ sở sản xuất còn thiếu hệ thống xử lý chất thải.

Nổi bật là vụ rò rỉ khí mêtan ngày 11/01/1999 ở mỏ than Mạo Khê, Quảng Ninh làm 19 người chết, 12 người bị thương; hay vụ ngạt khí mêtan ngày 06/07/2000 tại công ty thủy sản Cam Ranh, Khánh Hoà làm 4 người chết (theo “hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2000”, báo cáo của Bộ KHCN&MT trình Quốc hội khoá X). Vấn đề môi trường ở các nhà máy sản xuất hoá chất thường xuyên được đặt ra. Tại mỗi nhà máy cần có những đánh giá tình trạng môi trường và hiệu quả của những biện pháp kiểm soát môi trường tại cơ sở.

Công nghiệp Việt Nam đặt ra nhu cầu về xử lý – tận dụng chất thải của ngành hoá chất và đây cũng là nhiệm vụ của ngành hoá chất trong quá trình xây dựng nền kinh tế phát triển bền vững.

So với các nước Đông Nam Á khác như Indonexia, Thái Lan, Xingapo thì công nghiệp hoá chất Việt Nam hãy còn nhỏ bé. Cho tới nay, chúng ta chỉ mới khai thác dầu thô, đang xây dựng nhà máy lọc dầu. Có công nghiệp hoá dầu mới phát triển mạnh các ngành sản xuất hoá chất hữu cơ và sản phẩm từ háo chất hữu cơ như sản xuất phân đạm, sợi hoá học, sơ, chất dẻo… Khai thác khoáng sản ở ta cũng chưa phát triển, chỉ ở mức xuất khẩu quặng, chưa có công nghệ chế biến tiên tiến. Ngành sản xuất hoá chất vô cơ chưa đáp ứng nhu cầu trong nước.

Sự ra đời của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là một dấu ấn quan trọng, một bước ngoặt lịch sử, tạo ra thế và lực mới để phát triển Ngành hóa chất Việt Nam trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21.

Khác với đóng góp trực tiếp vào nông nghiệp. Công nghiệp hóa chất đóng góp gián tiếp cho hầu hết mọi lĩnh vực của mỗi nền kinh tế. Trong cuộc sống hàng ngày, con người sử dụng rất nhiều sản phẩm công nghiệp và hầu hết trong đó có liên quan đến Công nghiệp hóa chất theo cách này hay cách khác.

Sản xuất hàng tiêu dùng sử dụng khoảng 10% hóa chất trực tiếp, nhưng các ngành khác gián tiếp tham gia vào hàng tiêu dùng cũng sử dụng đáng kể các sản phẩm hóa học.

Các sản phẩm hóa chất thông thường bao gồm bột màu, cao su tổng hợp, polyme, nhựa và chất nổ. Nhựa, muối, axit và phân bón là những sản phẩm được sử dụng rộng rãi và gắn bó cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của con người. Các ngành công nghiệp hàng tiêu dùng, nông nghiệp và các nhà sản xuất đều sử dụng các sản phẩm này.

Nguồn: eiindustrial.com

12 Tháng Mười Một, 2021 / by / in
NGÀNH HÓA CHẤT: ƯU TIÊN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Công tác cải cách hành chính của Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) thời gian qua được các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp đánh giá cao bởi đã loại bỏ và đơn giản hóa nhiều điều kiện, thủ tục hành chính

Theo Cục Hóa chất, năm 2018, Cục đã thực hiện hủy bỏ, bãi bỏ 24 TTHC, công bố ban hành mới 18 TTHC trong lĩnh vực hóa chất. Trong đó, 18/18 TTHC được áp dụng trên môi trường mạng internet từ cấp độ 3 trở lên; 4 TTHC áp dụng cơ chế hải quan 1 cửa quốc gia (khai báo hóa chất; cấp Giấy phép xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp; cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ và cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp); 2 thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ và cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp chính thức triển khai trên cơ chế một cửa quốc gia từ ngày 24/12/2018.

Thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa TTHC, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh quốc gia, Cục Hóa chất rà soát, đề xuất bãi bỏ và đơn giản hóa 46/130 điều kiện sản xuất, kinh doanh (tương đương với 35,4%).

Ông Nguyễn Văn Thanh – Cục trưởng Cục Hóa chất – cho biết, từ ngày 7/1/2019, Thông tư số 49/2018/ TT-BCT bãi bỏ Thông tư số 42/2013/TT-BCT ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định quản lý, kiểm soát tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp có hiệu lực, các tổ chức, cá nhân trong khu chế xuất khi nhập khẩu tiền chất từ doanh nghiệp nội địa và tổ chức, cá nhân khi xuất khẩu tiền chất từ nội địa vào khu chế xuất sẽ không phải xin Giấy phép xuất, nhập tiền chất công nghiệp. Như vậy, theo thống kê của Cục Hóa chất, sẽ giảm khoảng 6.000 hồ sơ/năm, tương đương 50% hồ sơ mà doanh nghiệp không phải xin cấp phép xuất nhập khẩu tiền chất công nghiệp.

“Thời gian trả kết quả TTHC giảm từ 7-10 ngày (tùy từng TTHC) xuống chỉ còn 3-5 ngày. Riêng khai báo hóa chất, chỉ sau khoảng 15 giây điền đầy đủ thông tin trên internet, tổ chức, cá nhân sẽ nhận được kết quả phản hồi tự động”- ông Nguyễn Văn Thanh thông tin.

Tiếp tục rà soát, bãi bỏ

Cục Hóa chất đang tiếp tục thực hiện các TTHC được công bố trong bộ TTHC thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công Thương; rà soát TTHC trong lĩnh vực phụ trách để hoàn thành các phương án đơn giản hóa TTHC trong những năm tiếp theo.

Cụ thể, Cục Hóa chất đang tiến hành rà soát để bãi bỏ một số điều kiện đầu tư trong lĩnh vực hóa chất và tiền chất thuốc nổ phục vụ xây dựng Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

Ông Nguyễn Văn Thanh nhấn mạnh, năm 2019, Cục Hóa chất tiếp tục hoàn thành xây dựng Nghị định xử phạt trong lĩnh vực hóa chất, thông tư quy định về quản lý tiền chất thuốc nổ; Nghị định về việc thực hiện Công ước Minamata về thủy ngân; hoàn thiện Đề án xây dựng quyết định sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc ban hành kèm theo Quyết định số 26/2016/ QĐ-TTg ngày 1/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Rà soát, đơn giản hóa TTHC và thực hiện qua dịch vụ công trực tuyến đã mang lại những kết quả nhất định: Tiết giảm thời gian, nhân lực, chi phí, đồng thời tăng độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp.

12 Tháng Mười Một, 2021 / by / in
Phát huy tiềm năng của ngành công nghiệp hóa chất

Ngành hóa chất là ngành công nghiệp có đóng góp quan trọng trong hầu hết các hoạt động công nghiệp; góp phần quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực và đồng hành, hỗ trợ quá trình công nghiệp hoá, phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Vì vậy, trong bối cảnh mới đòi hỏi phải có những định hướng, giải pháp phù hợp để ngành công nghiệp này phát triển tương xứng với tiềm năng.

Hóa chất là ngành công nghiệp quan trọng 
Theo Cục trưởng Cục Hóa chất Nguyễn Văn Thanh, tổng sản lượng công nghiệp hoá chất Việt Nam hàng năm chiếm khoảng 10-11% tổng giá trị GDP ngành công nghiệp, lực lượng lao động chiếm gần 10% và có năng suất lao động cao 1,36 lần năng suất lao động trung bình của toàn ngành công nghiệp do có mức độ tự động hoá khá cao.Theo tính toán, sau khi các dự án đang triển khai hoàn thành và hoạt động ổn định, giá trị tổng sản lượng ngành công nghiệp hóa chất chiếm tỷ trọng từ 13-14% toàn ngành công nghiệp.

Thực tế cho thấy, công nghiệp hóa chất đòi hỏi quy mô đầu tư rất lớn, yêu cầu công nghệ cao, nghiêm ngặt và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp còn hạn chế về tiềm lực kinh tế, đầu tư nhỏ lẻ, dàn trải, thiếu công nghệ nguồn.

Ở nhiều địa phương, sự nhìn nhận về vai trò, tầm quan trọng của phát triển công nghiệp hóa chất chưa đầy đủ, lo ngại nguy cơ ô nhiễm và nguy hiểm, dẫn đến chủ trương phát triển của nhiều địa phương là không thu hút đầu tư công nghiệp hóa chất, thay vào đó là một số ngành nghề dịch vụ, du lịch, công nghiệp chế biến chế tạo khác.

Tin tức hoá chất công nghiệp | Hóa chất phân bón BTC

Những quan niệm trên gây khó khăn cho các nhà đầu tư, cản trở sự phát triển của công nghiệp hóa chất. Trong khi đó, công nghiệp hóa chất là một trong những ngành công nghiệp nền tảng, làm tiền đề hỗ trợ cho nhiều ngành công nghiệp cũng như cung cấp các sản phẩm thiết yếu quan trọng khác.

Một rào cản nữa hiện nay là công tác quản lý ngành chưa hiệu quả, thiếu thông tin và cơ chế phối hợp cung cấp thông tin giữa các cơ quan trung ương, địa phương chưa đảm bảo thông suốt nên nhiều trường hợp doanh nghiệp, nhà đầu tư không nắm bắt được thông tin.

Do đó, Cục Hóa chất đang triển khai xây dựng Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam. Dự kiến, Chiến lược sẽ có đủ thông tin dữ liệu của mỗi phân ngành, những giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình quản lý và phát triển ngành – ông Thanh cho biết.

Tìm hướng đi và giải pháp cho ngành công nghiệp hóa chất

Một tín hiệu đáng mừng được ghi nhận là những năm gần đây, ngành hóa chất có sự tham gia đầu tư của nhiều thành phần kinh tế, nhiều dự án quy mô lớn. Điều đó cho thấy nhu cầu của thị trường và chính sách hấp dẫn của Nhà nước đối với phát triển công nghiệp và công nghiệp hoá chất.

Trao đổi với các Hiệp hội, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hóa chất và các đơn vị chức năng liên quan, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhận định, đóng góp của ngành công nghiệp hóa chất còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng.

Một trong những bất cập được chỉ ra là ngành công nghiệp hóa chất chưa tận dụng tối ưu nguồn tài nguyên, nguyên liệu trong nước dẫn tới chưa làm chủ được thị trường nội địa. Nhiều sản phẩm hóa chất quan trọng phục vụ phát triển sản xuất phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Một phần nguyên nhân là do đặc thù ngành sản xuất hóa chất cần mức đầu tư lớn.

Để phát triển công nghiệp hóa chất trở thành một ngành công nghiệp nền tảng cho phát triển kinh tế đất nước, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, cần phải khẩn trương và tập trung cao để nghiên cứu đề xuất, hoàn thiện Chiến lược phát triển ngành hóa chất Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời, xây dựng kế hoạch để phân kỳ tổ chức thực hiện, đặc biệt chú trọng phát triển các lĩnh vực, sản phẩm ưu tiên, bao gồm các sản phẩm hóa chất có nhu cầu lớn, giá trị gia tăng cao, có lợi thế đảm bảo an ninh lương thực, an ninh y tế.

Thực trạng về ngành công nghiệp hóa chất ở việt nam hiện nay | CÔNG TY TNHH H2CHEMICAL VIỆT NAM

Cùng với đó, cần tập trung nghiên cứu lựa chọn địa điểm dự án phù hợp, đề xuất các ngành, cơ quan chức năng và các địa phương bổ sung trong quá trình quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch quốc gia đối với ngành hóa chất và công nghiệp hóa chất.

Theo quan điểm của Bộ Công Thương, cần thu hút đầu tư theo hướng hình thành các tổ hợp sản xuất kinh doanh hóa chất tập trung, có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, đảm bảo yêu cầu về an toàn, môi trường và có tính đến các yếu tố kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn.

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, yêu cầu tất yếu đặt ra là phải đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu khoa học, công nghệ trong ngành hóa chất, tập trung vào việc sử dụng các sản phẩm phụ, chất thải hiện có của ngành làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất các sản phẩm khác.

Trước thực trạng một số dự án đầu tư, nhà đầu tư vận hành dự án chưa tuân thủ quy định về đầu tư xây dựng và an toàn hóa chất, Bộ Công Thương cũng định hướng sẽ đề xuất xây dựng giải pháp phát triển công nghiệp hóa chất xanh, hiện đại, thân thiện với môi trường, đảm bảo an toàn cho con người. Kèm theo đó là các chính sách để phát triển và quản lý mạng lưới các tổ chức tư vấn đầu tư, hỗ trợ cơ quan quản lý cũng như doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định về quản lý hóa chất.

Nguồn: baokiemtoannhanuoc.vn
12 Tháng Mười Một, 2021 / by / in
Mục tiêu của Quy hoạch ngành công nghiệp hóa chất trong tương lai

Ngành kinh tế Việt Nam hầu như phụ thuộc vào nền nông nghiệp và ngành công nghiệp hóa chất mới xuất hiện. Kết quả là, cả nước phải nhập khẩu các hóa chất nông nghiệp và các sản phẩm hóa chất khác.

Ngành hóa chất Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn trứng nước khi chỉ sản xuất các loại hóa chất cơ bản hạn chế. Hóa chất sử dụng cho ngành công nghiệp không đáp ứng được nhu cầu nội địa và chỉ đủ dùng cho sản xuất thuốc trừ sâu và các loại sản phẩm cơ bản khác. Ngoài ra, trong nước không sản xuất hóa chất tinh khiết và đặc biệt. Về mặt hóa chất, mỗi năm có khoảng từ 70% nhu cầu u rê được nhập khẩu trong khi amoni phosphate nhập khẩu 100%.

Công nghệ sản xuất hóa chất của Việt Nam bị xem là lạc hậu so sánh với cả thế giới nói chung. Sản phẩm hóa chất có hiệu suất ít cạnh tranh hơn với các nước trong cùng khu vực và Việt Nam ít có nhận thức cao về rủi ro hóa học. Điều đó dẫn đến việc mất mát các tài nguyên thiên nhiên và cả nước cũng đối mặt với vấn đề 6 nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hiện tại, thị trường hóa chất nông nghiệp Việt Nam chiếm chừng 0.5% thị trường quốc tế.

Cơ hội đầu tư vào lĩnh vực hóa chất:

Mục tiêu của Quy hoạch ngành công nghiệp hóa chất

Ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đang vươn mình lớn mạnh với tỉ lệ tăng trưởng mỗi năm 12%, trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm và được ưu tiên để đáp ứng các nhu cầu cho các ngành công nghiệp khác và nền kinh tế nói chung. Sản xuất chất tẩy rửa và mỹ phẩm đang được mở rộng nhanh chóng ở Việt Nam. Những công ty Việt Nam như NET, LIX, Daso và các liên doanh cũng như các công ty với 100% vốn nước ngoài chẳng hạn Lever Việt Nam, P&G cung đã mang lại cho người tiêu dùng các sản phẩm mới chất lượng và mẫu mã đẹp. Việc sản xuất sơn và các sản phẩm cao su cũng tăng là kết quả của các công ty như Đông Á, Đồng Nai và Casumina.

 

Ngành công nghiệp hóa chất rất quan trọng cho sự phát triển của những ngành công nghiệp khác. Theo Nghị quyết 207/2005/QD-TTg, Thủ tướng đã phê duyệt kế hoạch phát triển ngành hóa chất đến 2010 và phát triển tận 2020. Theo quyết định này, ngành công nghiệp hóa chất được xem là một trong những ngành then chốt và được ưu tiên. Vì thế, tất cả các nguồn lực trong và ngoài nước sẽ tập trung vào toàn diện ngành hóa chất, bao gồm các lĩnh vực chủ yếu như phân bón, cao su thông dụng và chuyên dụng, hóa chất cơ bản (bao gồm hóa chất hữu cơ và vô cơ), hóa dầu, hóa chất tinh khiết, hóa dượng và hóa chất tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu nội địa và yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và cả thế giới.

 

Thêm vào đó, kế hoạch đã khuyến khích việc áp dụng công nghệ hiện đại cho sản phẩm hóa chất chất lượng cao với giá cả cạnh tranh và giảm thiểu các tác động bất lợi của việc sản xuất hóa chất lên môi trường. Ngoài ra, kế hoạch phát triển cũng phải đi đôi với việc chuyển đổi cơ cấu ngành công nghiệp và kinh tế nói chung.

Tái cơ cấu Tập đoàn Hóa chất Việt Nam - Báo điện tử của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương

Bộ kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản (Meti) và Bộ công nghiệp và thương mại Việt Nam bắt đầu hợp tác ngày 15 tháng Bảy. “Luật hóa chất” là một phần của kế hoạch an toàn hóa chất bền vững tại châu Á, do Nhật Bản đề xuất tại hội nghị thường đỉnh Nhật Bản- ASEAN tháng Mười, 2010, nhằm đảm bảo các nước châu Á đưa vào hệ thống quản lí hóa chất dựa trên đánh giá rủi ro khoa học. Luật hóa chất dự đoán sẽ giúp Việt nam xây dựng, cũng cố hệ thống quản lí thông qua các chính sách đối thoại cũng như hỗ trợ kĩ thuật được thiết kế để giúp xây dựng chính sách và qui định.

Đây là những nội dung thiết thực của sự hợp tác:

 

_Phát triển kế hoạch thực hiện lắp đặt hệ thống quản lí hóa chất dựa trên đánh giá và quản lí rủi ro.

 

_Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu cho hóa chất và danh sách hóa chất để hỗ trợ việc thực hiện Luật hóa chất tại Việt Nam.

 

_Cung cấp các kiến nghị và nguyên tắc chỉ đạo phát triển tài liệu thực hiện, chẳng hạn như hướng dẫn cho Luật hóa chất bao gồm văn bản thực hiện cho Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn cho hóa chất (GHS).

 

_Khóa đào tạo cho các cán bộ chính phủ và doanh nghiệp tư nhân để phát triển năng lực đánh giá và quản lí rủi ro hóa chất.

 

_Khóa đào tạo cho quản lí an toàn hóa chất độc hại trong nhà máy.

 

UNDP và Việt Nam hợp tác:

Cục hóa chất- Bộ công thương Việt Nam (VCA) dưới Bộ công nghiệp và thương mại cùng chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP) ngày 31/10 đã hợp tác khởi động dự án quản lí hóa chất. UNDP và chương trình môi trường liên hợp quốc (UNEP) đã tài trợ kinh phí hơn 400,000 USD. Ngoài ra, dự án cũng củng cố lại năng suất để hợp nhất các phương pháp quản lí hóa chất tối ưu trong quá trình phát triển và lập kế hoạch (SAICM). Nguyên nhân do dự án này là UNDP thấy rằng dù ngành công nghiệp hóa chất tại Việt Nam chỉ chiếm chừng 10% giá trị sản xuất công nghiệp Việt Nam và sử dụng 10% số lao động công nghiệp, nhưng có thể gây ảnh hưởng xấu lên môi trường và sức khỏe con người. Điều đó chứng minh rằng sự quản lí hóa chất tại Việt Nam cần nhiều hỗ trợ, sự thiếu liên kết, đồng bộ giữa các Bộ và cơ quan có liên quan, nhận thức thấp về rủi ro hóa học và qui trình an toàn có thể dẫn đến nhiều tái hại xấu. Vì thế, UNDP kì vọng rằng Việt Nam có thể thành lập cơ chế điều phối để quán lí hóa chất tốt ưu cùng phương pháp thống nhất và nâng cao nhận thức đầy đủ giữa chính phủ và các tổ chức liên quan để đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Nguồn: hoachatcongnghiep.com

11 Tháng Mười Một, 2021 / by / in
Tổng quan về ngành công nghiệp hóa chất tại Việt Nam hiện nay

Ngành công nghiệp hóa chất tại Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đặc điểm nổi bật của nó là sự đa dạng về các loại hình sản phẩm nhằm phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế kỹ thuật. Nó đóng vai trò quan trọng, góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế của cả nước.

1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành công nghiệp hóa chất tại Việt Nam

Ngành công nghiệp hóa chất đã không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam.

– Năm 1954, nền công nghiệp hóa chất bắt đầu được xây dựng trên quy mô lớn. Trải qua hơn một thập kỷ, nền công nghiệp hóa chất ngày càng phát triển mạnh mẽ và dần trở thành 1 ngành kinh tế về kỹ thuật độc lập.

Lịch sử hình thành và phát triển của ngành công nghiệp hóa chất tại Việt Nam

– Những năm 1980 – 1985, nó dần chiếm được vị thế cao trong toàn bộ ngành công nghiệp Việt Nam.

– Năm 1985, bắt đầu thời kỳ đổi mới, nền công nghiệp hóa chất nước ta phát triển ổn định.

– Từ năm 1992 – 1995, nó đạt mức độ tăng trưởng cao nhất – 20% / năm.

– Những năm cuối thế kỷ XX đến nay, công nghiệp hóa chất nước ta cũng tăng trưởng ở tất cả các thành phần kinh tế.

Ngành công nghiệp hóa chất đã hình thành và phát triển từ rất lâu đời. Vậy hóa chất là gì? Tất cả sẽ được Hoàng Phát JSC sẽ được giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.

2. Thực trạng của ngành công nghiệp hóa chất ở việt nam hiện nay

Công nghiệp hóa chất là cái tên không qua xa lạ với người dân Việt Nam. Nó có mặt ở khắp các ngành công nghiệp, từ các khâu sản xuất hay ở các xí nghiệp, nhà xưởng đến sản xuất lương thực thực phẩm.

Ngành này có đặc điểm chính là sự đa dạng các sản phẩm, có thể phục vụ cho tất cả các ngành công nghiệp khác. Chính vì thế, nó khai thác các tài nguyên của đất nước. Từ khoáng sản, dầu khí cho đến sản phẩm, phụ phẩm và thậm chí là cả phế thải của công nghiệp, nông nghiệp. Nó đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế của một đất nước

Thực trạng nền công nghiệp hóa chất tại Việt Nam

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành này dẫn đến sự gia tăng lượng chất thải, tác độc mạnh mẽ đến môi trường. Không những thế, các dây chuyền về sản xuất hóa chất có thể thiếu nhiều trang bị an toàn, gây nguy hiểm cho người lao động. Đồng thời, các công nghệ làm sạch vẫn chưa được sử dụng rộng rãi. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vẫn còn thiếu hệ thống để xử lý chất thải.

Sự phát triển của ngành càng phát triển mạnh mẽ, chính vì thế các công ty hóa chất mọc lên như nấm. Tuy nhiên không phải công ty nào cũng uy tín chất lượng. Cùng HoangphatJSC tổng hợp top những công ty hóa chất tốt nhất thị trường Việt Nam hiện nay.

3. Đánh giá của nền công nghiệp hóa chất 

Ngành công nghiệp hóa chất của nước ta nhìn chung vẫn còn rất lạc hậu, năng suất lao động thấp. Với một số ngành cơ bản như hóa dầu, hóa hữu cơ về cơ bản chưa hình thành hoặc mới bắt đầu. Nền công nghiệp hóa chất vẫn chưa đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu của các ngành kinh tế khác.

Đánh giá của nền công nghiệp hóa chất ở Việt Nam

Công nghiệp hóa chất ở Việt Nam chủ yếu nhằm phục vụ nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và tiêu dùng. Các ngành đó bao gồm:

– Hóa chất để phục vụ cho nông nghiệp: Phân bón như phân lân, phân đạm, phân NPK,…

– Hóa chất dùng để bảo vệ thực vật

– Hóa chất vô cơ cơ bản: Soda, xút, axit sulfuric, axit photphoric, axit clohydric,…

– Hóa chất của ngành công nghiệp: Đất đèn, oxy, cacbonic, than hoạt tính, amoniac, phụ gia của sản phẩm dầu mỏ, que hàn, nguyên liệu nhựa

– Hóa chất dùng trong tiêu dùng: Xăng dầu, chất tẩy rửa, pin ắc quy, cao su, sơn

Ngành công nghiệp hóa chất của nước ta đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Từng bước xây dựng được nền công nghiệp hóa chất có cơ cấu hợp lý và hiện đại. Liên tục xây dựng hình thành lên các khu công nghiệp tập trung với những công nghệ tiên tiến hiện đại nhất.

Nguồn: hoangphatjsc.com

11 Tháng Mười Một, 2021 / by / in
NHỮNG ĐIỀU BẮT BUỘC PHẢI NHỚ KHI SỬ DỤNG HÓA CHẤT TẨY RỬA CÔNG NGHIỆP

Trong ngành công nghiệp, một số loại chất bẩn, chất thải không thể xử lý được bằng các hóa chất thông thường. Chúng cần đến những loại hóa chất tẩy rửa công nghiệp chuyên dụng. Tuy nhiên, mặc dù có hiệu quả cao trong việc làm sạch nhưng chúng lại chứa nhiều thành phần không tốt cho sức khỏe con người cũng như môi trường xung quanh. Vậy khi sử dụng loại hóa chất này, người dùng phải ghi nhớ những điều gì cho đúng cách, an toàn?

Sử dụng đúng loại hóa chất tẩy rửa công nghiệp đúng công việc của mình

Mỗi một loại hóa chất có công dụng, mục đích sử dụng và chức năng xử lý khác nhau. Có loại dùng để tẩy nấm mốc, có loại sử dụng để làm sạch dầu mỡ,… Do đó, khi sử dụng, bạn cần phải phân biệt cũng như nắm rõ tác dụng, để chọn đúng loại hóa chất cho công việc của mình.

Điều này vừa giúp mang tới hiệu quả tẩy rửa cao vừa tránh các tình huống xấu xảy ra. Bởi đôi khi, hóa chất tiếp xúc, chịu xúc tác với những chất bẩn tạo ra các phản ứng hóa học nguy hiểm, tạo nên các chất có hại cho sức khỏe con người, môi trường xung quanh.

Pha đúng liều lượng theo quy định của nhà sản xuất

Trên mỗi một chai hóa chất, nhà sản xuất luôn có những hướng dẫn sử dụng, cách pha chế đi cùng. Các công thức và cách pha này đều đã được nghiên cứu, tính toán kỹ lượng, tỉ mỉ và vô cùng cần trọng để cho ra một tỷ lệ pha trộn hiệu quả nhất trong công việc mà không làm tổn hại tới con người và môi trường. Do đó, chúng luôn được khuyến cáo đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Tuy nhiên, thực tế, không ít người vì muốn gia tăng hiệu quả xử lý, đã thực hiện pha sai công thức, dùng trực tiếp hóa chất ở dạng đậm đặc để thao tác. Điều này tồn tại rất nhiều nguy hiểm. Chẳng may làm đổ hoặc để hóa chất bắn vào người sẽ dẫn tới hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ

Đây là một điều nhất định bạn phải nhớ và thực hiện. Bởi đồ bảo hộ sẽ giúp ngăn chặn hóa chất tiếp xúc trực tiếp với cơ thể. Từ đó, các tác động của hóa chất được hạn chế ở mức tối thiểu.

Đồ bảo hộ thông thường sẽ gồm có: quần áo bảo hộ, kính, mũ, khẩu trang, găng tay, ủng, giày,… Khi sử dụng, chúng phải đảm bảo còn nguyên vẹn, đảm bảo được chức năng bảo vệ cao nhất. Nếu rách hoặc hỏng, bạn cần thay thế, chọn đồ mới để dùng.

Xử lý sạch sẽ chất thải sau khi sử dụng hóa chất tẩy rửa công nghiệp

Sau khi sử dụng hóa chất để tẩy rửa các chất thải, bụi bẩn, bạn cần tiến hành xử lý sạch sẽ lượng hóa chất còn sót lại. Điều này đảm bảo môi trường an toàn, không làm ảnh hưởng tới mọi người xung quanh.

Thay vì việc xử lý bằng tay vô cùng nguy hiểm, độc hại cho cơ thể, bạn nên sử dụng máy hút bụi công nghệ để thực hiện công đoạn này. Sau khi sử dụng hóa chất trên nền nhà hay máy móc,… bạn chỉ cần chọn chức năng hút nước, hóa chất, chất thải trên máy hút bụi. Một cách làm vừa nhanh chóng, đơn giản, hiệu quả lại an toàn cho bản thân.

Bảo quản hóa chất an toàn

Bảo quản hóa chất luôn là một trong những khâu vô cùng quan trọng và yêu cầu bắt buộc phải tuân theo quy định của nhà sản xuất. Bởi nếu bảo quản không tốt sẽ vô cùng nguy hiểm, dễ gây ra những tính huống, sự cố đáng tiếc.

Trên mỗi chai hóa chất đều có những nhãn hiệu quy định mức độ gây hại như: dễ cháy, dễ nổ, gây kích ứng, độc,… Bạn cần căn cứ vào đó để phân loại các hóa chất thành từng nhóm giúp việc bảo quản tương ứng với từng loại. Đồng thời, khu bảo quản cần phải ngăn nắp, gọn gàng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Trên đây, bài viết đã nêu ra những điều cần phải nhớ khi sử dụng hóa chất tẩy rửa công nghiệp. Hi vọng với những chia sẻ này, bạn sẽ biết cách dùng hóa chất một cách an toàn, hiệu quả cao nhất.

Nguồn: soncuong.vn

11 Tháng Mười Một, 2021 / by / in
Phát hiện cơ sở chế biến đường sử dụng hóa chất công nghiệp

Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PCTPVMT), Công an Bình Thuận đã phát hiện và bắt quả tang cơ sở sản xuất kinh doanh gia vị đậu, đường trong khu vực Bến xe Nam, phường Đức Long, TP Phan Thiết đang chế biến đường sử dụng hóa chất công nghiệp không nằm trong danh mục cho phép.

Đây là cơ sở do bà Lý Lệ Châu (SN 1963), trú lô 7, khu phố 6, phường Đức Long, TP Phan Thiết làm chủ.

Phát hiện cơ sở chế biến đường sử dụng hóa chất công nghiệp

Theo lực lượng chức năng cho biết, quá trình chế biến đường của cơ sở này được thực hiện như sau: đường cát trắng nguyên bao (50kg/bao) có xuất xứ rõ ràng được cơ sở này mua về với số lượng lớn, sau đó số đường này sẽ được hòa trộn với a-xít phốt-pho-ríc (H3PO4), phẩm mầu và nước theo tỷ lệ: 150 kg đường (ba bao) hòa với 20 lít nước, một muỗng a-xít phốt-pho-ríc, một ly phẩm mầu vàng được đổ vào thiết bị trộn (thường dùng trong xây dựng) để trộn đều lên. Trộn xong, đường trắng sẽ chuyển sang mầu vàng tươi bắt mắt, dẻo, không đóng cục, đồng thời trọng lượng sẽ được tăng lên. Sau đó, số đường này sẽ được cơ sở đóng gói với khối lượng 12 kg/gói và bán cho các tiểu thương kinh doanh đường, các cơ sở pha chế rang cà-phê trên địa bàn TP Phan Thiết.

Bà Lý Lệ Châu, chủ cơ sở cho biết, đường trắng được mua về với giá 12.000 đồng/kg, sau khi pha trộn sẽ được bán với giá 13.000 đồng/kg. Mỗi ngày, cơ sở dùng 20 bao đường trắng (1 tấn) để chế biến ra đường mầu vàng. Cơ sở của bà Châu chế biến đường theo cách này đã nhiều năm nay.

Đường qua pha trộn a-xít phốt-pho-ríc được đóng gói
(12kg/gói) mang đi tiêu thụ.

Một cán bộ của Phòng PCTPVMT, thành viên trong đoàn kiểm tra cho biết, a-xít phốt-pho-ríc (H3PO4) được cơ sở của bà Châu dùng chế biến đường là một loại hóa chất dùng để sản xuất chất tẩy rửa công nghiệp không nằm trong danh mục được dùng để chế biến thực phẩm. Khi sử dụng, sẽ gây tác hại rất lớn đến sức khỏe con người.

Hành vi sử dụng hóa chất công nghiệp để chế biến đường của cơ sở bà Châu đã bị các lực lượng chức năng lập biên bản và xử phạt theo Nghị định 178/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về An toàn thực phẩm; đồng thời tịch thu 150 kg đường đã pha chế và 18 kg a-xít phốt-pho-ríc (H3PO4) sử dụng để chế biến đường.

Nguồn: dantri.com.vn

10 Tháng Mười Một, 2021 / by / in